1

Bỏng mắt do hóa chất - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG 

Bỏng mắt do hoá chất là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, bỏng có thể bị ở một mắt hoặc bị cả hai mắt và có thể bỏng rất nặng. Tổn thương cả mi cũng như kết giác mạc và tổ chức nội nhãn, điều trị gặp nhiều khó khăn. Tiên lượng dè dặt có thể gây mù không hồi phục.

Thái độ xử trí ban đầu giúp nhiều đến tiên lượng của bệnh.

2. NGUYÊN NHÂN

  •  Bỏng do axít gồm các loại như axit vô cơ (axit sunfuric, axit Clohydric) hay axit hữu cơ.
  •  Bỏng do bazơ như bỏng vôi, bỏng kiềm.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Lâm sàng

- Cơ năng

  •  Đau rát mắt, kích thích dữ dội, khó mở mắt, chảy nước mắt dàn dụa.
  •  Nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì.

- Thực thể

  •  Mi mắt bỏng các mức độ, đặc biệt bờ mi, có thể điểm lệ cũng bị tổn thương.
  •  Kết mạc có thể gặp: cương tụ, phù kết mạc, chấm xuất huyết xung quanh rìa, xuất huyết dưới kết mạc, thiếu máu kết mạc test Amler (+).
  •  Giác mạc có thể mờ đục nhẹ, có thể xước biểu mô giác mạc hay nặng hơn là giác mạc mờ đục thậm chí đục trắng sứ, nên không thấy mống mắc, thể thuỷ tinh.
  •  Có phản ứng với màng bồ đào: Tyndal (+), dính mống mắt, có thể tăng nhãn áp.
  •  Đo độ Ph xác định tính chất bỏng là axít hay bỏng kiềm.

- Triệu chứng toàn thân

  •  Mệt mỏi, lo lắng, hoảng hốt
  •  Nếu bỏng nặng, có diện tích bỏng rộng có thể gây sốc.

b. Cận lâm sàng

  •  Siêu âm: xác định các tổn thương phối hợp.
  •  XQ: xác định những tổn thương phối hợp như dị vật nội nhãn trong nổ (Ví dụ như nổ bình ắc-quy).
  •  Đo pH

c. Phân loại bỏng:

Theo phân loại của Poliak (1957): Bỏng được chia làm 4 độ

Độ Biểu hiện ở mi Biểu hiện ở kết mạc và củng mạc Biểu hiện ở giác mạc
I Cương tụ da Cương tụ kết mạc Chợt biểu mô nông
II

Bọng nước

Màng giả (thiếu máu kết mạc)

Đục nông, vẫn thấy rõ hình ảnh mống mắt
III

Hoại tử da

Hoại tử kết mạc một phần

Đục sâu không hoàn toàn (như kính mờ)

IV

Hoại tử dưới da và sụn

 

Hoại tử kết mạc và củng mạc

Đục sâu hoàn toàn (màu trắng sứ)

 

 

d. Chẩn đoán xác định

  •  Dựa vào hỏi bệnh
  •  Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau nhức, nhìn mờ, bỏng mi, bỏng kết mạc ở các mức độ, bỏng giác mạc ở các mức độ.
  •  Đo pH
  •  Cận lâm sàng như siêu âm và X quang tìm các tổn thương phối hợp.

e. Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt giữa bỏng axit hay bỏng bazơ.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc chung:

  •  Loại trừ chất gây bỏng.
  •  Chống đau.
  •  Chống nhiễm khuẩn.
  •  Chống dính.
  •  Tăng cường dinh dưỡng giác mạc.
  •  Điều trị biến chứng, di chứng.
  •  Điều trị ngoại khoa khi cần thiết.

b. Điều trị cụ thể

  •  Rửa mắt, rửa nhiều nước, nhiều lần, mỗi lần rửa ít nhất 15’ - 30’. Dung dịch để rửa mắt là nước muối sinh lý, dung dịch Ringer hoặc nước sạch sẵn có tại nơi xảy ra tai nạn. Tốt nhất là truyền nhỏ giọt liên tục Ringer. Mục đích rửa mắt làm loãng chất gây bỏng và giảm độc tố chất gây bỏng.
  •  Lấy hết dị vật nếu có, kiểm tra kỹ ở các túi cùng, đặc biệt với bỏng vôi phải lấy hết vôi. Vì vậy phải bộc lộ cùng đồ rộng bằng hai vành mi, lấy dị vật bằng panh.
  •  Chú ý: trường hợp bỏng vôi sống, trước khi rửa phải lấy hết vôi bám kết mạc sau đó rửa mắt.
  •  Chống đau bằng các thuốc an thần, giảm đau tại chỗ và toàn thân. Chú ý khi sử dụng các thuốc giảm đau tại chỗ như Dicain nhỏ mắt nhiều có thể gây độc cho biểu mô. Thuốc giảm đau toàn thân như Paracetamol (Efferangan...).
  •  Chống nhiễm khuẩn, chống viêm
  •  Điều trị chủ yếu để lớp biểu mô giác mạc tái tạo tránh loét, thủng giác mạc. Sau bỏng trên nền loét giác mạc có thể gặp nhiễm trùng thứ phát.
  •  Kháng sinh tra và uống kết hợp: kháng sinh phổ rộng như Quinolol thế hệ 4; mỡ Tetracyclin. Đường uống sử dụng nhóm Cephalosporin thế hệ 3: 15mg/kg cân nặng uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  •  Corticosteroid tại chỗ và toàn thân: tác dụng chống viêm màng bồ đào, dừng quá trình phát triển tân mạch vào giác mạc trong 2-3 tuần đầu sau bỏng.
  •  Atropin 1%: tác dụng chống viêm chống dính. Nếu tăng nhãn áp uống Acetazolamide.
  •  Chống dính: rửa mắt lau sạch tiết tố hàng ngày, tách dính cùng đồ và hướng dẫn bệnh nhân tập vận động nhãn cầu, không được băng mắt.
  •  Các thuốc tăng cường dinh dưỡng: CB2, nước mắt nhân tạo, các thuốc tăng cường dinh dưỡng toàn thân.
  •  Kính tiếp xúc: có thể dùng sau vài tuần để bảo vệ lớp biểu mô và mô nhục, giúp lớp biểu mô tái tạo nhanh.
  •  Điều trị biến chứng: điều trị các biến chứng như viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp bằng các thuốc kháng sinh, chống viêm và hạ nhãn áp tại chỗ và toàn thân.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

- Đặc điểm của hoá chất là quá trình tiến triển nặng đặc biệt bỏng kiềm thường tiên lượng khó khăn hơn, phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  •  Mức độ thiếu máu kết mạc
  •  Tình trạng hở mi
  •  Tình trạng giác mạc: giác mạc không có lớp biểu mô che phủ sẽ phát triển màng máu từ kết mạc vào giác mạc. Loét giác mạc mãn tính, mạch máu xâm nhập vào lớp nhu mô làm cho giác mạc mờ đục và thị lực giảm.

- Những tổn thương nhãn cầu kết hợp:

  •  Khô mắt do tắc ống bài tiết nước mắt.
  •  Tăng nhãn áp do tổn thương góc.
  •  Đục thể thuỷ tinh thứ phát với nghẽn đổng tử.

6. PHÒNG BỆNH

  •  Giáo dục ý thức phòng chống tai nạn bỏng mắt cho tất cả mọi người.
  •  Đối với những người làm nghề có nguy cơ bỏng cao phải được trang bị đồ dùng bảo hộ lao động và chấp hành tốt các nội qui quy định về an toàn lao động.
  •  Cải thiện điều kiện làm việc: nơi làm việc phải thoáng khí, đủ ánh sáng, đủ rộng, không quá chật chội.
  •  Tổ chức tuyến sơ cứu, cấp cứu và xử trí tốt từ cơ sở lên đến tuyến trên. Cần phải chẩn đoán, xử trí kịp thời trong giai đoạn cấp cứu.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bọng nước dạng PEMPHIGUS - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu - Bộ y tê 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu Phospho hữu cơ - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

Ngộ độc cấp hóa chất diệt chuột loại muối phosphua (phosphua kẽm, phosphua nhôm) - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Bong nhau thai (rau bong non)
Bong nhau thai (rau bong non)

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo, từ một lượng nhỏ đến phun ra rõ ràng và đột ngột. Tuy nhiên, đôi khi máu nằm trong tử cung đằng sau nhau thai, do đó bạn có thể không thấy tình trạng chảy máu.

Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển
Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển

Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.

Chất béo từ chế độ ăn uống khi mang thai
Chất béo từ chế độ ăn uống khi mang thai

Có 4 loại chất béo trong thực phẩm: chất béo đơn không bão hòa (monounsaturated), chất béo đa không bão hòa, chất béo bão hòa, và chất béo chuyển hóa.

Tác dụng của chất glucomannan trong giảm cân
Tác dụng của chất glucomannan trong giảm cân

Glucomannan là một chất xơ hòa tan, được chiết xuất từ ​​rễ cây konjac. Nhờ khả năng hút nước rất cao mà chất này được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sử dụng chất bôi trơn có hạn chế khả năng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1126 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu tôi rơi vào tình trạng khô hạn và tôi muốn thụ thai thì sử dụng chất bôi trơn có ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  737 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1159 lượt xem

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

Bé mới sinh 15 ngày xì hơi nhiều lần và vặn mình nhiều, ngủ không sâu giấc có phải bị thiếu chất?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3487 lượt xem

Bé nhà em mới sinh được 15 ngày tuổi. Em bé bú mẹ là chủ yếu ạ. Em có cho bé bú thêm sữa công thức nhưng bé bú rất ít. Khoảng 3-4 ngày gần đây bé nhà em xì hơi rất nhiều, ngày từ 20-30 lần và có mùi hôi. Tuy nhiên bé vẫn đi tiểu và đi ị phân vẫn bình thường. Làm sao để giảm xì hơi cho bé ạ? Và hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ? Bé nhà em còn có tật là bú đã no nhưng không chịu nhả núm bình, khi ngủ mới rút bình ra được. Mỗi lần bé bú no khoảng 60-70ml. Buổi chiều khoảng từ 3 -5h bé không chịu ngủ, quấy khóc và có khi thức liền 6 tiếng mới ngủ lại. Buổi tối cũng ngủ không sâu giấc bởi bé vặn mình rất nhiều, được khoảng 1h là bé dậy đòi bú. Bé vặn mình nhiều, ngủ không sâu có phải do thiếu chất không ạ? Và bé nhà em nằm trong phòng điều hòa khoảng 27-28 độ, đóng cửa suốt có được không ạ? Em quấn khăn thì bé hất bung ra hết, mà không quấn thì bé giật mình hay tỉnh giấc ạ.

Ti của trẻ 4 tháng tuổi chợt đỏ, ngứa, rỉ nước và bong vảy cứng là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  552 lượt xem

Bé nhà em vừa tròn 4 tháng tuổi, bé nặng 10kg. Em rất lo khi thấy ti bé bỗng nhiên bị chợt đỏ, ngứa, có những mảnh cứng bong ra và còn rỉ nước nữa. Cho bé khám da liễu thì bác sĩ kết luận bé bị viêm da cơ địa ạ. Bé được kê bôi hydrocortison và canestlani 15ml nhưng cũng không khỏi. Giờ em phải làm thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây