1

Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu Phospho hữu cơ - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

1. ĐAI CƯƠNG:

1.1. Định nghĩa:

Hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ (PHC) là các hợp chất bao gồm carbon và các gốc của axít phosphoric. Có hàng ngàn hợp chất phospho hữu cơ ra đời nhưng vẫn trên cơ sở một công thức hoá học chung:

 

 

1.2. Cơ chế sinh bệnh

Các hợp chất Phospho hữu cơ khi vào cơ thể sẽ gắn với AChE dẫn đến phosphoryl hoá và làm mất hoạt tính của AChE. Hậu quả là acetylcholin tích tụ và kích thích liên tục các receptor ở hậu synap gây lên hội chứng cường cholinergic là bệnh cảnh chính của ngộ độc phospho hữu cơ.

2.CHẨN ĐOÁN

2.1.Chẩn đoán xác định:

- Chẩn đoán xác định ngộ độc cấp PHC : dựa vào các tiêu chuẩn sau

  • Bệnh sử nhiễm độc cấp rõ ràng: uống hoặc tiếp xúc thuốc trừ sâu, có vỏ thuốc.
  • Hội chứng cường cholin cấp (+) (1 trong 3 hội chứng: M; N; TKTƯ)
  • Xét nghiệm cholinesterase huyết tương (pChE): giảm <50% giá trị bình thường tối thiểu
  • Xét nghiệm độc chất nước tiểu hoặc trong máu, dịch dạ dày (+)

- Chẩn đoán hội chứng Muscarin (M)

  • Da tái lạnh
  • Đồng tử co <2mm
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
  • Tăng tiết và co thắt phế quản: biểu hiện bằng cảm giác khó thở chẹn ngực khám thấy ran ẩm, ran ngáy, rít ở phổi.
  • Nhịp chậm <60 lần/phút

- Chẩn đoán hội chứng Nicotin (N)

  • Máy cơ tự nhiên hoặc sau gõ các cơ delta, cơ ngực ,cơ bắp chân.
  • Co cứng hoặc liệt cơ
  • Phản xạ gân xương: tăng nhạy

 - Chẩn đoán hội chứng bệnh lí thần kinh trung ương (TKTƯ)

  • Có rối loạn ý thức
  • Điểm glasgow giảm.
  • Co giật

2.2. Chẩn đoán phân biệt

  •  Ngộ độc các hợp chất trừ sâu cacbamat: thường nhẹ hơn, đáp ứng với điều trị bằng vài chục mg atropin, bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn sau 48 đến 72 giờ. Xét nghiệm thấy cacbamat trong nước tiểu, dịch dạ dày hoặc trong máu. Không dùng PAM để điều trị ngộ độc carbamat.
  •  Ngộ độc thuốc trừ sâu clo hữu cơ: ChE không giảm, ngấm atropin rất nhanh (sau vài mg). XN thấy clo hữu cơ trong nước tiểu, dịch rửa dạ dày.
  •  Ngộ độc nấm có hội chứng muscarin: Bn có ăn nấm, có hội chứng muscarinic.

2.3. Chẩn đoán mức độ ngộ độc :

- Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ theo các hội chứng bệnh lý lâm sàng

  • NĐC PHC nhẹ: chỉ có M
  • NĐC PHC trung bình: M+ N hoặc M + TKTƯ
  • NĐC PHC nặng: Khi có cả ba M+ N + TKTƯ hoặc có hôn mê, trụy mạch

- Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ theo giá trị nồng độ pChE:

  • NĐC PHC nặng khi pChE < 10% giá trị bình thường tối thiểu (GTBTTT).
  • Trung bình khi pChE = 10 - 20% GTBTTT.
  • Nhẹ khi pChE = 20 -50% GTBTTT.

3.ĐIỀU TRỊ

3.1. Thuốc giải độc:

3.1.1 Atropin

  • Liều: tiêm 2-5 mg tĩnh mạch nhắc lại sau 5, 10 phút / lần đến khi đạt ngấm atropin, sau đó tạm ngừng cho đến khi hết dấu ngấm. Căn cứ thời gian và liều đã dùng mà tính ra liều atropine cần duy trì.
  • Sử dụng bảng điểm atropin để điều chỉnh liều atropin nguyên tắc dùng liều thấp nhất để đạt được dấu thấm. Ngừng atropin khi liều giảm tới 2mg/24 giờ.
  • Xử trí khi quá liều: tạm ngừng atropin, theo dõi sát, nếu kích thích vật vã nhiều có thể cho diazepam (Seduxen tiêm TM); đến khi hết dấu ngấm atropin thì cho lại atropin với liều thấp hơn liều trước đó.
  •  

Bảng 6.1: Bảng điểm atropin

Triệu chứng Ngấm atropin Điểm Quá liều atropin Điểm
1. Da Hồng, ấm 1 Nóng, đỏ 2
2. Đồng tử  3 – 5 mm 1 > 5mm 2
3. Mạch 70 -100lần/phút 1 > 100 lần/phút 2
4. Hô hấp

Không tăng tiết, không co thắt  còn đờm dãi lỏng

1

Đờm khô quánh hoặc

không có đờm

 
5. Tinh thần Bình thường 0

Kích thích vật vã, sảng hoặc li bì do atropin.

2
6. Bụng Mềm bình thường 0 Chướng, gõ trong 2
7.Cầu BQ  Không có 0 Căng 2
 Cộng   E1   E2

 

- Điểm A = E1+ E2:

  • Điểm A < 4 thiếu atropin phải tăng liều
  • Điểm A = 4- 6 điểm: ngấm atropine tốt, duy trì liều
  • Điểm A > 6 điểm: quá liều atropin

3.1.2. Pralidoxim (PAM)

- Ngay khi có chẩn đoán xác định, truyền tĩnh mạch PAM như sau:

Bảng 6.2: Liều pralidoxime theo mức độ nặng của nhiễm độc

Mức độ ngộ độc Liều ban đầu (g/10 phút) Liều duy trì (g/giờ)
Nặng: có M+N+TKTƯ 1g 0,5-1
Trung bình: 2 HC 1g 0,5
Nhẹ: chí có M 0,5 0,25

 

- Khi đã đạt thấm atropin và có kết quả xét nghiệm ChE: điều chỉnh liều PAM theo liều atropin trung bình/giờ và hoạt độ pChE.

  • Nếu atropin > 5mg/h và/hoặc pChE < 10% gtbt tt: tiếp tục truyền 0,5g/h
  • Nếu atropin 2-5 mg/h và/hoặc pChE 10-20% gtbt tt tiếp tục truyền 0,25g/h
  • Nếu atropin 0,5-2mg/h và/hoặc pChE =20-50 tiếp tục truyền 0,125g/h

- Ngừng PAM khi ChE t 50%, độc chất nước tiểu (-) hoặc khi atropin < 2 mg/ 24h và độc chất nước tiểu âm tính; hoặc sau tối thiểu 2 ngày.

 - Chẩn đoán quá liều PAM khi:

  • Đang truyền với tốc độ t 0,5g/h
  • Thấm atropin tốt với liều atropin thấp.
  • Xuất hiện liệt cơ kèm máy cơ, tăng PXGX, tăng huyết áp.
  • ChE đang có khuynh hướng tăng lại giảm.

- Ngừng PAM trong 3-6 giờ rồi dùng lại với liều thấp hơn.

3.2. Các biện pháp hạn chế hấp thu:

- Ngộ độc đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc

- Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nhiều nước sạch.

- Ngộ độc đường tiêu hoá:

  • Gây nôn nếu không có chóng chỉ định.
  • Đặt ống thông dạ dày lấy dịch để xét nghiệm độc chất
  • Than hoạt 50 g + 200ml nước bơm vào dạ dày, ngâm 3 phút, rồi lắc bụng tháo ra.
  • Rửa dạ dày: 5- 10 lít nước muối 5-9%o, 2-3 lít đầu cho kèm than hoạt 20g / lít
  • Than hoạt đa liều (uống): than hoạt 2g/kg và sorbitol 4g/ kg cân nặng, chia đều 4 lần, cách nhau 2 giờ 1 lần Nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt cho thêm sorbitol 1g/kg.

3.3. Các điều trị hỗ trợ

- Bảo đảm hô hấp:

  • Thở oxy qua xông mũi.
  • Đặt nội khí quản hút đờm dãi và thở máy nếu có suy hô hấp .

- Bảo đảm tuần hoàn:

  • Truyền đủ dịch.
  • Nếu có tụt huyết áp: bù đủ dịch; truyền TM dopamin 5-15Pg/kg/phút...

- Bảo đảm cân bằng nước, điện giải: truyền dịch, điều chỉnh điện giải.

- Nuôi dưỡng:

  • Ngày đầu: nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
  • Ngày thứ 2 trở đi : 2000 Kcalo/ ngày bằng cả 2 đường tiêu hoá và TM.

- Chăm sóc toàn diện, vệ sinh thân thể, giáo dục phòng tái nhiễm, khám tâm thần cho các bệnh nhân tự độc.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bỏng mắt do hóa chất - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Ngộ độc cấp hóa chất diệt chuột loại muối phosphua (phosphua kẽm, phosphua nhôm) - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

Ngộ độc cấp hóa chất diệt chuột loại natri fluoroacetat và fluoroacetamid - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

Ngộ độc cấp các chất kháng vitamin A - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

Ngộ độc cấp các chất gây methemoglobin - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển
Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển

Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.

Chất béo từ chế độ ăn uống khi mang thai
Chất béo từ chế độ ăn uống khi mang thai

Có 4 loại chất béo trong thực phẩm: chất béo đơn không bão hòa (monounsaturated), chất béo đa không bão hòa, chất béo bão hòa, và chất béo chuyển hóa.

Tác dụng của chất glucomannan trong giảm cân
Tác dụng của chất glucomannan trong giảm cân

Glucomannan là một chất xơ hòa tan, được chiết xuất từ ​​rễ cây konjac. Nhờ khả năng hút nước rất cao mà chất này được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.

Ở ngôi nhà có sơn chứa chất chì có an toàn với thai nhi không?
Ở ngôi nhà có sơn chứa chất chì có an toàn với thai nhi không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi sống trong ngôi nhà có sơn chứa chì. Hóa chất này có an toàn với thai nhi của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sử dụng chất bôi trơn có hạn chế khả năng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1135 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu tôi rơi vào tình trạng khô hạn và tôi muốn thụ thai thì sử dụng chất bôi trơn có ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1168 lượt xem

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

Bé mới sinh 15 ngày xì hơi nhiều lần và vặn mình nhiều, ngủ không sâu giấc có phải bị thiếu chất?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3503 lượt xem

Bé nhà em mới sinh được 15 ngày tuổi. Em bé bú mẹ là chủ yếu ạ. Em có cho bé bú thêm sữa công thức nhưng bé bú rất ít. Khoảng 3-4 ngày gần đây bé nhà em xì hơi rất nhiều, ngày từ 20-30 lần và có mùi hôi. Tuy nhiên bé vẫn đi tiểu và đi ị phân vẫn bình thường. Làm sao để giảm xì hơi cho bé ạ? Và hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ? Bé nhà em còn có tật là bú đã no nhưng không chịu nhả núm bình, khi ngủ mới rút bình ra được. Mỗi lần bé bú no khoảng 60-70ml. Buổi chiều khoảng từ 3 -5h bé không chịu ngủ, quấy khóc và có khi thức liền 6 tiếng mới ngủ lại. Buổi tối cũng ngủ không sâu giấc bởi bé vặn mình rất nhiều, được khoảng 1h là bé dậy đòi bú. Bé vặn mình nhiều, ngủ không sâu có phải do thiếu chất không ạ? Và bé nhà em nằm trong phòng điều hòa khoảng 27-28 độ, đóng cửa suốt có được không ạ? Em quấn khăn thì bé hất bung ra hết, mà không quấn thì bé giật mình hay tỉnh giấc ạ.

Mẹ bầu bị mẩn ngứa khi uống thuốc bổ sung chất sắt?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1883 lượt xem

Có thai được 7 tuần, bs kê đơn cho em 30 viên Saferon, uống mỗi ngày/1 viên. Uống được 1 tuần, em thấy mẩn ngứa, gãi thì bị mẩn đỏ khắp người. Em bị dị ứng như vậy, có phải là do tác dụng phụ của thuốc chăng? Giờ, em có nên uống tiếp nữa không ạ?

Mẹ bầu chỉ uống thuốc bổ Procare có đủ chất không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  690 lượt xem

Từ lúc mang thai, em chỉ uống thuốc bổ tổng hợp Procare. Giờ, khi thai 15 tuần, đi khám thì bs bảo mọi chỉ số đều bình thường. Đôi lúc, em chỉ thấy hơi chóng mặt. Vậy, em có cần uống thêm thuốc gì cho đủ chất không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây