Bong nhau thai (rau bong non)
Bong nhau thai là gì?
Bong nhau thai là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó bánh rau tách rời một phần hoặc toàn bộ khỏi tử cung của bạn trước khi sinh. Tình trạng này có thể làm mất đi dưỡng khí oxy và chất dinh dưỡng và gây chảy máu nghiêm trọng có thể nguy hiểm cho cả hai. Rau bong non cũng làm tăng nguy cơ em bé sẽ có vấn đề tăng trưởng (nếu tình trạng bong là nhỏ và không được chú ý), sinh sớm hoặc chết non. Tình trạng bong nhau thai xảy ra ở một trong 150 trường hợp mang bầu. Nó phổ biến nhất ở tam cá nguyệt thứ ba nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau 20 tuần.
Cách nhận biết bong nhau thai
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo, từ một lượng nhỏ đến phun ra rõ ràng và đột ngột. Tuy nhiên, đôi khi, máu nằm trong tử cung đằng sau nhau thai, do đó bạn có thể không thấy tình trạng chảy máu. Hầu hết phụ nữ sẽ bị đau thắt lưng hoặc đau lưng. Và trong gần một phần tư các trường hợp, bong nhau thai sẽ khiến người phụ nữ chuyển dạ sớm.
Nếu bạn có dấu hiệu bị rau bong non, bạn sẽ cần đến bệnh viện để đánh giá đầy đủ, bao gồm theo dõi nhịp tim thai nhi và siêu âm. (Siêu âm có thể không nhất thiết phát hiện ra tình trạng bong nhau thai nhỏ, nhưng nó có thể loại trừ nhau tiền đạo, nguyên nhân gây chảy máu tử cung khác).
Vì chảy máu có thể không phải từ trong tử cung nên bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo và cổ tử cung của bạn để xem có phải chảy máu là do nhiễm trùng không, hay do có vết rách, polyp cổ tử cung, hoặc một số nguyên nhân khác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của bạn có bị chảy máu hoặc giãn nở, có thể đứt các tĩnh mạch nhỏ và dẫn đến chảy máu hay không.
Nếu bạn có Rh âm tính và có bất kỳ tình trạng chảy máu âm đạo nào trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba thì sẽ cần tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, trừ khi cha ruột bé cũng có Rh âm tính.
Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Chảy máu âm đạo hoặc tiết dích chứa đốm máu, hoặc nếu nước ối vỡ và dịch có máu
- Căng tức đau nhức tử cung, đau bụng, hoặc đau lưng
- Xuất hiện các cơn co thường xuyên và không hết
- Thai nhi không vận động nhiều như trước
Gọi cấp cứu ngay nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc có bất cứ dấu hiệu shock nào - nếu bạn cảm thấy yếu, nhợt nhạt, đổ mồ hôi, hoặc mất phương hướng hoặc tim đập loạn nhịp.
Tiến triển của bong nhau thai
Nếu sắp đến ngày dự sinh, bạn sẽ cần phải sinh con ngay lập tức, ngay cả khi tình trạng bong ở mức nhẹ bởi vì nhau thai có thể tách rời thêm bất cứ lúc nào. Nếu bạn đang chảy máu rất nhiều hoặc có những dấu hiệu cho thấy em bé không nhận được đủ oxy, bạn sẽ được mổ bắt con.
Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu nhẹ mà bác sĩ nghi ngờ là do bong rau non nhẹ và bạn và con vẫn ổn thì có thể được phép sinh con, miễn là bạn sinh ở bệnh viên nơi có thể được mổ ngay nếu có dấu hiệu rắc rối.
Nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ rằng bạn bị bong nhau thai nhẹ và em bé còn rất non, bạn có thể trì hoãn việc sinh con thêm ít ngày, miễn là bạn và con vẫn khỏe mạnh. Tại thời điểm này, bạn phải cân nhắc nguy cơ bong nhau thai nặng với nguy cơ bé bị sinh non.
Bạn có thể được dùng corticosteroids để tăng tốc độ phát triển phổi của bé và để tránh những vấn đề khác liên quan đến trẻ sinh non tháng. Bạn sẽ ở lại bệnh viện và được theo dõi liên tục, nên nhóm y tế có thể đưa con bạn thoát khỏi dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng bong nhau thai trở nên tồi tệ hoặc bạn hoặc con không còn khỏe.
Bà bầu nào có nguy cơ bong nhau thai cao nhất?
Không ai biết chắc điều gì gây ra hầu hết các trường hợp bong nhau thai, nhưng tình trạng này phổ biến hơn ở những phụ nữ:
- Đã bị bong nhau thai trong thai kỳ trước đó (và nếu bạn đã bị rau bong non trong 2 hoặc nhiều hơn 2 thai kỳ trước thì nguy cơ càng cao hơn).
- Bị cao huyết áp mạn tính, tăng huyết áp trong thai kỳ, hoặc tiền sản giật.
- Bị rối loạn đông máu.
- Có quá nhiều nước ối (đa ối).
- Bị chảy máu trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Mang đa thai (chứng bong nhau thai đặc biệt phổ biến ngay sau khi đứa trẻ đầu tiên được sinh ra).
- Có liên quan đến tai nạn (đặc biệt là tai nạn xe hơi), bị tấn công (vào bụng), hoặc có chấn thương khác vào bụng.
- Đã sinh nhiều con hoặc lớn tuổi (nguy cơ tăng dần theo độ tuổi).
- Có bất thường ở tử cung hoặc u xơ tử cung (đặc biệt nếu có một khối u ở đằng sau vị trí bánh rau).
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
- 1 trả lời
- 1974 lượt xem
Mang bầu được 35 tuần. Nhưng tần suất cơn gò tử cung của em khá nhiều, khoảng 2 cơn trong 10 phút. Vì cơn gò nhiều như vậy, em đã vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám, nhưng bác sĩ không chỉ định nhập viện vì cổ tử cung còn đóng. Bác sĩ cho em hỏi cường độ gò nhiều như vậy liệu có bị suy thai hay nhau bong non,.. không ạ?
- 1 trả lời
- 8244 lượt xem
Khi thai 15 tuần, tử cung bị ra máu nên em phải cấp cứu bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán nhau bám mép qua lỗ trong cổ từ cung và cho thuốc về đặt. Tuần sau tái khám, nhau vẫn bám thấp. Nay thai đã 20 tuần đi khám thì bác sĩ ghi nhau bám mặt sau nhóm 2. Như vậy là nhau em đã bình thường chưa và liệu có bị tuột thấp lại không? Bây giờ, em có thể sinh hoạt lại bình thường chưa hay vẫn phải kiêng đi lại nhiều, nằm một chỗ ạ?
- 1 trả lời
- 2624 lượt xem
Hiện thai em đã được 16 tuần rồi. Đi siêu âm bác sĩ bảo thai phát triển bình thường nhưng dây rốn thì bám mép bánh nhau. Như thế, khi thai lớn sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp oxi, máu cũng như dinh dưỡng cho thai nhi đúng không ạ?
- 1 trả lời
- 1365 lượt xem
Tuần trước, khi thai 37 tuần, em đo chỉ số BPD là 92mm, chỉ số vòng đầu là 334mm. Tuần này, thai 38 tuần rồi nhưng sao khi đo, chỉ số BPD lại chỉ là 90mm, vòng đầu là 333mm. Xin hỏi, bé em có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1615 lượt xem
Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?