1

Tìm hiểu hiện tượng block nhánh trái ở tim

Block nhánh trái là tình trạng xung động không thể dẫn truyền xuống bó nhĩ thất trái, do đó xung động sẽ đi sang bó nhĩ thất phải để khử cực thất phải trước sau đó mới dẫn truyền sang trái để khử cực thất trái.

1. Nhận biết dấu hiệu block nhánh trái

 

Block nhánh là một danh từ để chỉ hình ảnh điện tâm đồ khi xuất hiện những rối loạn về dẫn truyền xung động trong một nhánh của bó His, còn được gọi là rối loạn dẫn truyền trong thất.

Quan sát trên điện tâm đồ ta sẽ thấy block nhánh trái có các dấu hiệu:

  • Thời gian QRS rộng: >= 0,12 giây
  • QRS có dạng:
  • rS ở V1, V2
  • R đơn pha có thể có khía ở V5,V6.
  • Đoạn ST chênh xuống và T âm ở V5, V6, Dl, aVL

2. Cơ chế hình thành block nhánh trái

Tìm hiểu hiện tượng block nhánh trái ở tim
Hình ảnh block nhánh trái

 

Do xung động đi quanh co từ bó nhĩ thất phải rồi mới dẫn truyền sang bó nhĩ thất trái (do block nhánh trái) dẫn tới QRS rộng trên điện tâm đồ.

Quy trình khử cực trong block nhánh trái:

  • Xung động dẫn truyền xuống bó nhĩ thất nhưng bị tắc nghẽn (do bị block) sẽ khiến xung động tạo ra một vector khử cực bên phải (hướng về V1, V2 tạo sóng R nhỏ)
  • Sau khi thất phải khử cực xong thì các xung động đi qua bên trái, tạo thành vector thứ hai hướng nhiều qua hướng bên trái (thành bên và đáy) khử cực bên trái (hướng về V5,V6 tạo thành sóng R dương), xuất hiện hiện tượng tăng điện thế.

Quá trình tái cực trong block nhánh trái:

  • Bên phải tái cực trước, bên trái tái cực sau.
  • Điện thế tái cực bên trái cao hơn bên phải.
  • Vector tái cực hướng từ trái sang phải.
  • ST-T chênh xuống ở các chuyển đạo bên trái.
  • ST-T chênh lên ở các chuyển đạo bên phải.

3. Nguyên nhân gây ra block nhánh trái

 

Block nhánh trái (hoặc phải) có thể do nhánh đó bị cắt đứt, thoái hóa hay thương tổn, xung động từ nhĩ truyền xuống sẽ phải đi vào nhánh phía bên kia và tiến hành khử cực thất bên đó trước rồi mới chuyển sang khử cực thất bị block sau.

Các nguyên nhân có thể gây ra block nhánh trái bao gồm:

  • Chứng hẹp động mạch chủ.
  • Bệnh lý tim thiếu máu.
  • Suy tim giai đoạn cuối (giãn lớn thất trái gây mất đồng bộ 2 thất)
  • Tăng huyết áp.
  • Bệnh lý cơ tim giãn.
Tìm hiểu hiện tượng block nhánh trái ở tim
Tăng kali máu có thể gây ra block nhánh trái

 

  • Nhồi máu cơ tim (tắc nhánh LAD)
  • MI thành trước.
  • Bệnh thoái hóa tiên phát hệ thống dẫn truyền (bệnh Lenegre).
  • Tăng kali máu.
  • Nhiễm độc tính Digoxin.

4. Tiêu chuẩn để chẩn đoán block nhánh trái

 

Tiêu chuẩn block nhánh trái bao gồm quy trình bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định bệnh nhân có các triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp, suy tim trái hoặc thiếu máu cơ tim hay không.

Đánh giá khả năng nhồi máu cơ tim cấp dựa trên:

  • Tình trạng đau ngực gần đây
  • Tiêu chuẩn Sgarbossa để xác định block nhánh trái mới xuất hiện hay đã từ lâu.
  • Xét nghiệm chỉ số men tim.

Đánh giá khả năng suy tim trái dựa trên:

  • Tình trạng mệt, khó thở (nếu có).
  • Khám lâm sàng phát hiện dấu hiệu tim to.
  • Dấu hiệu rối loạn nhịp tim.
  • Kết quả chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim để tìm dấu hiệu tim bất thường.

Đánh giá khả năng thiếu máu cơ tim dựa trên:

  • Hỏi về tiền căn đau ngực.
  • Nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây