Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
1. Bệnh rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ bệnh học là quá trình hình thành và lan truyền xung điện hoạt động của tim không bình thường. Khi xung động không xuất phát từ nút xoang mà thay vào đó xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau trong hai buồng tâm nhĩ, sẽ dẫn đến kích thích cơ nhĩ liên tục, và kết quả là tim hoạt động ở trạng thái rung rung chứ không co bóp đồng bộ và nhịp nhàng. Tình trạng này được ta gọi là bệnh rung nhĩ.
Trong rung nhĩ, xung động điện hình thành rất nhanh (thường > 300 lần/phút) và không đều. Hai buồng tâm nhĩ không còn co bóp nhịp nhàng mà “rung lên” nên bơm máu không hiệu quả. Ngoài việc làm rối loạn co bóp cơ ở nhĩ, nếu những xung động nhanh bất thường này được truyền xuống tâm thất thì sẽ gây hiện tượng tương: rối loạn co bóp ở thất, làm cho tim không bơm máu hiệu quả, có thể gây tụt huyết áp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2. Dấu hiệu rung nhĩ
Người bị rung nhĩ có thể không có triệu chứng gì, một số khác lại thấy rất khó chịu. Triệu chứng thường gặp là bạn có cảm giác như tim đập rất nhanh (đánh trống ngực), khó thở, cảm giác hụt hơi. Choáng váng, vã mồ hôi và đau ngực cũng có thể xảy ra, đặc biệt khi tần số thất rất nhanh.
Khi rung nhĩ không được kiểm soát nhịp tốt, tim thường xuyên phải đập rất nhanh, sẽ làm tim giãn ra và tống máu không hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây ra suy tim sung huyết. Nó có thể gây khó thở, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể lực và phù.
3. Nguyên nhân rung nhĩ
Có những yếu tố làm rung nhĩ dễ xuất hiện nhưng trong rất nhiều trường hợp lại không tìm thấy nguyên nhân.
Rung nhĩ hay gặp ở những người bị bệnh động mạch vành, tăng huyết áp. Rung nhĩ cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh van tim (hở, hẹp van hai lá), viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim hay ở những bệnh nhân sau phẫu thuật tại tim. Đôi khi có thể gặp ở những người có bệnh tim bẩm sinh hay cường giáp.
Rung nhĩ đôi khi gặp ở những người có bệnh phổi cấp tính hoặc mạn tính. Người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc rung nhĩ hơn người trẻ tuổi. Đái tháo đường, nghiện rượu hay ma túy cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ.
4. Mục tiêu điều trị rung nhĩ
Điều trị rung nhĩ hướng đến 2 mục tiêu chính đó là:
- Chuyển về nhịp xoang bình thường hay kiểm soát nhịp đập của tâm thất:
Đối với các trường hợp bị rung nhĩ cơn hoặc rung nhĩ cấp tính có thể điều trị bằng thuốc, sốc điện ... để giúp chuyển nhịp và duy trì nhịp xoang bình thường.
Phương pháp điều trị can thiệp (thăm dò, cắt đốt điện sinh lý cơ tim) là phương pháp mới giúp chuyển nhịp nhưng tỷ lệ thành công không cao có nguy cơ tái phát và đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật cao.
- Dự phòng biến chứng do rung nhĩ gây ra:
Do co bóp không hiệu quả, rung nhĩ dễ gây hình thành cục máu đông trong buồng nhĩ, cục máu đông có thể di chuyển theo dòng máu đi khắp cơ thể và gây tắc mạch, nhất là mạch não gây đột quỵ não (rung nhĩ làm tăng nguy đột quỵ 5 lần).
Để phòng ngừa hình thành cục máu đông, các bệnh nhân bị rung nhĩ được đánh giá nguy cơ để chỉ định dùng thuốc chống đông hoặc áp dụng các kỹ thuật can thiệp hiện đại.
Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.
Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.
Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn đang là xu hướng tất yếu của nền y học trên thế giới cũng như tại Việt Nam bởi những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại trong phẫu thuật bệnh lý tim mạch.
Khi lượng Cholesterol tăng lên quá cao, chúng sẽ bắt đầu tích tụ trên thành động mạch tạo nên các mảng bám cholesterol, làm lòng động mạch bị thu hẹp gây cản trở sự lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Bệnh Buerger hay viêm thuyên tắc mạch máu là một bệnh hiếm gặp xảy ra ở động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Ở những người mắc bệnh lý này, các mạch máu bị viêm, sưng và có thể bị tắc nghẽn do cục máu đông (huyết khối). Điều này làm gián đoạn sự lưu thông máu đến da, làm hỏng mô da và có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại thư. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Buerger thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân rồi cuối cùng lan rộng ra trên cánh tay và cẳng chân.
Bệnh cơ tim (cardiomyopathy) là những vấn đề xảy ra ở cơ tim khiến tim khó bơm máu đến phần còn lại của cơ thể. Bệnh cơ tim có thể dẫn đến suy tim. Các loại bệnh cơ tim chính là bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim gồm có dùng thuốc, cấy thiết bị hỗ trợ tim, phẫu thuật tim và ghép tim, tùy thuộc vào loại bệnh cơ tim và mức độ nghiêm trọng.
Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.