1

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

1. Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là kỹ thuật thăm dò không xâm lấn, sử dụng sóng siêu âm để xác định các bất thường trong cấu trúc và chức năng của tim.

Sóng siêu âm được phát ra trong quá trình thực hiện, nó truyền vào và dội ra từ trái tim của bạn và tạo ra hình ảnh chuyển động của nó trên màn hình. Điều này cho phép bác sĩ nhìn vào giải phẫu của trái tim bạn từ nhiều góc độ khác nhau và theo dõi nhịp tim của bạn.

Dựa theo nguyên lý hoạt động thì siêu âm tim được chia thành 3 loại:

  • Siêu âm 1 chiều: Là hình thức thăm dò các thành phần giải phẫu của tim;
  • Siêu âm 2 chiều: Nhằm mục đích nhìn rõ những lắt cát về mặt giải phẫu của tim và những hình ảnh nhìn thấy sẽ gần giống như giải phẫu thực sự;
  • Siêu âm Doppler: Giúp khảo sát được những biến đổi về mặt hình thái, chức năng cũng như huyết động học của tim.

Dựa vào vị trí, có 2 loại siêu âm:

  • Siêu âm qua thành ngực: Đây là kỹ thuật siêu âm tim phổ biến nhất. Đầu dò được đặt ở bên ngoài thành ngực. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi gel lên ngực nhằm giúp sóng âm truyền đi tốt hơn. Đầu dò sẽ sử dụng sóng siêu âm qua ngực và tạo ra hình ảnh của tim trên màn hình máy tính kết nối.
  • Siêu âm tim qua thực quản: Phương pháp này ít được sử dụng, bác sĩ sẽ dùng đầu dò mỏng hơn gắn vào đầu của ống nội soi. Ống này sẽ được đưa vào thực quản giúp bác sĩ khảo sát tốt hơn các chi tiết của tim từ phía sau.
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Siêu âm tim qua thành ngực là kỹ thuật phổ biến nhất

 

Kỹ thuật siêu âm tim đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh, giúp:

  • Cung cấp những thông tin chính xác về hình thể của tim như kích thư­ớc của các buồng tim, tình trạng của các van tim, chiều dày thành thất...
  • Cung cấp thông tin về chức năng nhĩ trái, nhĩ phải, chức năng thất trái, thất phải (trong đó, vai trò đánh giá chức năng thất trái là quan trọng nhất và có nhiều ứng dụng nhất trong việc tầm soát và điều trị bệnh lý tim mạch).

2. Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim thành ngực

 

2.1 Mặt cắt dưới sườn

Đầu dò vuông góc với thành bụng ở vị trí dưới mũi kiếm xương ức, chỉ điểm hướng sang bên trái. Mặt cắt dưới sườn cho định hướng về sắp xếp của tạng trong ổ bụng, giúp đánh giá 4 buồng tim của bệnh nhân.

2.2 Mặt cắt cạnh ức

Tiến hành thăm dò các vị trí mặt cắt cạnh ức giúp đánh giá thất trái, so sánh kích thước các buồng tim và định khu tràn dịch màng tim, phân biệt tràn dịch màng tim và tràn dịch màng phổi.

2.3 Mặt cắt cạnh ức trục ngắn

Thăm dò vị trí mặt cắt cạnh ức trục ngắn giúp thu được hình ảnh bằng cách xoay đầu dò một góc 90 độ thuận chiều kim đồng hồ, sau đó quét đầu dò từ đáy tim lên đến mỏm tim để thu được các mặt cắt ngang khác nhau.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Có 4 mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim thành ngực

 

2.4 Mặt cắt từ mỏm

Tiến hành thăm dò mặt cắt từ mỏm được nhận xét là sẽ khó hơn nhưng kỹ thuật này có tác dụng trong so sánh kích thước buồng thất và là cửa sổ tốt nhất nhằm đánh giá những bất thường về vận động ở vùng vách liên thất và thành tim.

3. Những điều cần biết khi siêu âm tim

 

  • Trước khi thực hiện siêu âm, bạn vẫn có thể ăn uống hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn cần phải siêu âm thông qua thực quản hoặc siêu âm gắng sức, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trong vài giờ trước khi siêu âm.
  • Bạn sẽ nằm trên giường và kéo áo lên cao. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi một loại gel đặc biệt trên phần ngực của bạn để tăng khả năng dẫn truyền sóng âm thanh và loại bỏ không khí giữa da và bộ chuyển đổi (bộ chuyển đổi là một thiết bị nhỏ bằng nhựa gửi và nhận sóng âm thanh). Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò qua lại trên ngực và sóng âm thanh tạo ra hình ảnh của tim được ghi lại trên một màn hình máy tính.
  • Nếu thực hiện siêu âm tim qua thực quản, bạn sẽ được gây tê bằng ống xịt hoặc uống thuốc an thần nhằm giúp cho đầu dò đưa vào thực quản dễ dàng hơn. Sau đó, ống nội soi được đưa vào họng của bạn. Bác sĩ sẽ đẩy ống rò xuống sâu phần thực quản và chụp ảnh buồng tim bên phải và bên trái.
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Hình ảnh siêu âm tim qua thực quản

Cho đến nay, chưa có ghi nhận nào về tác dụng phụ của siêu âm tim, do đó, đây vẫn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn và được sử dụng khá phổ biến, siêu âm tim là kỹ thuật không xâm lấn nên bệnh nhân không hề cảm thấy đau đớn khi thực hiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn được chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn được chỉ định trong trường hợp nào?

Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn đang là xu hướng tất yếu của nền y học trên thế giới cũng như tại Việt Nam bởi những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại trong phẫu thuật bệnh lý tim mạch.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây