Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
1. Hình thức tập gym
Tập gym là một hình thức tập thể dục được thực hiện trong một phòng tập với đầy đủ trang thiết bị, hình thức tập phong phú và có nhiều người tham gia tập luyện. Thậm chí, nhiều phòng tập gym còn hoạt động như một lớp học khi bạn được hướng dẫn mọi thứ từ một huấn luyện viên thể hình. Bạn có thể lựa chọn rất nhiều hình thức tập luyện tại đây như: đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, nâng tạ, gập bụng...
2. Tập gym và cao huyết áp
Cao huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp) là tình trạng huyết áp cao hơn bình thường (Huyết áp bình thường nằm trong khoảng 120/80mmHg). Chẩn đoán bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg.
Nhiều bằng chứng cho thấy tập thể dục hay tập gym là một phương pháp tốt để giảm và kiểm soát huyết áp.
2.1. Cao huyết áp có nên tập gym?
Người có nguy cơ hoặc bị cao huyết áp thường được khuyến khích thường xuyên rèn luyện thân thể. Tập gym hay tập thể dục trở thành một thói quen sẽ giúp giảm huyết áp, cũng như duy trì sự ổn định của huyết áp. Bên cạnh đó, tập gym cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng và sự dẻo dai, đồng thời cũng là một cách tốt để giảm bớt căng thẳng và giúp tinh thần tốt hơn. Nhưng người bệnh cũng cần tham khảo những góp ý của bác sĩ để việc tập gym hiệu quả hơn.
Tuy rằng là môn thể thao được khuyến khích vời người bệnh tăng huyết áp nhưng tập gym không có nghĩa là phải bỏ thuốc điều trị huyết áp, bạn vẫn cần duy trì theo đúng sự chỉ định của các bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, hạ huyết áp bằng cách tập thể dục cần có thời gian và cần phải duy trì bền vững thành thói quen.
2.2. Bài tập cho người cao huyết áp?
Có 3 bài tập cơ bản dành cho người mắc bệnh cao huyết áp như sau:
- Những bài tập thể dục cho tim mạch hoặc aerobic có thể giúp giảm huyết áp và làm cho trái tim khỏe mạnh hơn. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, trượt băng, chèo thuyền, thể dục nhịp điệu cao hoặc thấp, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước.
- Những bài tập cho cơ bắp giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Đồng thời, nó cũng tốt cho khớp và xương của cơ thể.
- Những bài tập duỗi thẳng hoặc kéo dài cơ thể làm cho tăng độ linh hoạt hơn, giúp di chuyển tốt hơn và giúp ngăn ngừa chấn thương.
2.3. Những lưu ý khi tập gym cho người cao huyết áp
Người mắc bệnh cao huyết áp nên có hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Nếu hạn chế thời gian cần bổ sung các hoạt động mạnh hơn như chạy bộ trong 20 phút/ngày, 3 đến 4 ngày một tuần.
Trước khi tập gym đầu tiên phải khởi động, khoảng từ 5 đến 10 phút giúp cơ thể thích nghi và giúp ngăn ngừa chấn thương. Cuối cùng, khi tập thể dục xong, không nên dừng lại đột ngột, cần thao tác từ từ, điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị huyết áp cao.
Khi tập thể dục, hãy chú ý cảm giác cơ thể. Việc thở mạnh và đổ mồ hôi cũng là điều bình thường và tim cũng đập nhanh hơn, khi bạn tập thể dục nhịp điệu. Nhưng nếu cảm thấy rất khó thở, hoặc nếu bạn cảm thấy tim đập quá nhanh hoặc không đều, hãy chậm lại khi nghỉ ngơi.
Bạn cũng nên ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đau ngực, mệt, chóng mặt, hoặc khó thở, đau ở cổ, cánh tay, hàm hoặc vai.
Bất cứ ai dùng thuốc điều trị tăng huyết áp muốn cố gắng kiểm soát huyết áp bằng cách tập thể dục nên cần có sự tư vấn của bác sĩ để thể lên kế hoạch tập luyện đúng cách và hiệu quả, đặc biệt là ở các đối tượng:
- Đàn ông lớn hơn 45 tuổi hoặc một phụ nữ lớn hơn 55 tuổi.
- Hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong sáu tháng qua.
- Thừa cân béo phì.
- Có bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi.
- Cholesterol cao hoặc huyết áp cao.
- Đau tim.
- Có tiền sử gia đình về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim trước 55 tuổi ở nam và 65 tuổi ở nữ.
- Đau hoặc khó chịu ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay trong khi hoạt động.
- Chóng mặt khi cố gắng vận động.
- Có sức khỏe tốt hay không tập thể dục thường xuyên.
- Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Ngừng tập thể dục và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trong khi tập thể dục, bao gồm:
- Đau ngực, cổ, hàm hoặc đau cánh tay
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Khó thở nặng
- Nhịp tim không đều
Tập thể dục, tập gym đều rất tốt cho sức khỏe và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp người mắc bệnh cao huyết áp chỉ nên rèn luyện các môn thể thao vừa sức, khi có các triệu chứng bệnh nguy hiểm cần ngừng luyện tập và thực hiện theo đúng chỉ định, khuyến cáo và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.
Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.
Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn đang là xu hướng tất yếu của nền y học trên thế giới cũng như tại Việt Nam bởi những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại trong phẫu thuật bệnh lý tim mạch.
Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.