Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn được chỉ định trong trường hợp nào?
1. Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn là gì?
Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn và phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh tim bẩm sinh và bệnh tim mắc phải ở người lớn đã trở thành hai phương pháp điều trị khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Phương pháp này cho thấy sự tiến bộ của nền y học, với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp các bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục sau mổ và hạn chế để lại sẹo.
Tại Việt Nam, phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn được áp dụng trong điều trị bệnh tim mạch cho cả trẻ lớn và người lớn. Đây là xu hướng phát triển của y khoa trên thế giới cũng như tại nước ta. Tuy nhiên, không phải cơ sở y tế nào cũng có khả năng ứng dụng phẫu thuật tim hở ít xâm lấn và nội soi để điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là ở đối tượng trẻ lớn.
Thông thường, để thực hiện phẫu thuật tim hở, các bác sĩ tiếp cận đến tim qua đường mổ ở giữa xương ức. Điều này không chỉ có nguy cơ để lại sẹo dài mà còn gây ra nhiều biến chứng khi phải tiến hành tách xương ức (khiến cho phần xương này gồ lên ở bé gái). Do đó, phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn dưới hướng dẫn của nội soi được ứng dụng để tránh tối đa việc phải can thiệp sâu vào vùng xương ức.
Để thực hiện tốt phương pháp phẫu thuật tim hở ít xâm lấn, đòi hỏi bác sĩ phải thật thuần thục trong phẫu thuật kinh điển và có chuyên môn cao trong lĩnh vực ngoại khoa tim mạch. Khi phẫu thuật tim cho bệnh nhân, trái tim sẽ ngừng đập, phổi không hoạt động, nhưng vẫn phải giữ bệnh nhân sống và tiên lượng ổn định. Vì vậy, để can thiệp tổn thương tim, bác sĩ sẽ phải sửa chữa ở những vị trí thương tổn qua đường mổ ngực rất nhỏ (tính chất ít xâm lấn) và đòi hỏi có hệ thống video của máy nội soi để hỗ trợ việc nhìn rõ hơn vùng mổ. Các dụng cụ phẫu thuật trang bị cho ca mổ cũng phải là dụng cụ chuyên dụng cho phẫu thuật nội soi tim.
2. Chỉ định phẫu thuật tim hở ít xâm lấn trong trường hợp nào?
- Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ: Đây là một dạng bệnh tim bẩm sinh khiến cho máu chảy giữa hai buồng tim (nhĩ trái và nhĩ phải). Khi bị thông liên nhĩ, dòng máu di chuyển bất thường từ nhĩ trái qua nhĩ phải và xuống thất phải. Hậu quả làm tâm thất phải phải nhận thêm một lượng máu nên dần dần sẽ giãn ra và dẫn đến suy thất phải.
- Phẫu thuật bệnh van 2 lá: Khi cần sửa van hoặc thay van hai lá. Khi bị hẹp van hai lá, lượng máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái sẽ bị hạn chế. Mặt khác, hở van hai lá khiến cho một lượng máu xuống tâm thất trái bị trào ngược trở lại tâm nhĩ trái. Do đó, trong cả hai trường hợp của bệnh van 2 lá đều khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đi nuôi não, thận và các cơ quan khác của cơ thể, nguy cơ gây ra suy tim.
- Phẫu thuật bệnh van 3 lá: Nếu van ba lá bị hẹp, dòng máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải sẽ bị cản trở. Nếu van ba lá đóng không kín (tức hở van), một phần máu từ tâm thất phải sẽ trào ngược trở lại tâm nhĩ phải. Cả hai trường hợp khác nhau của bệnh van 3 lá đều làm tăng nguy cơ suy tim.
- Thay van động mạch chủ: Van động mạch chủ có nhiệm vụ kiểm soát dòng máu giàu oxy từ tâm thất trái đi vào động mạch chủ, từ đó dẫn máu đi đến các cơ quan trên toàn cơ thể. Vì thế, đây là một van tim có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ tuần hoàn máu nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Thay van động mạch chủ được áp dụng trong trường hợp hở van động mạch chủ hoặc hẹp van động mạch chủ, khi đó tâm thất trái phải làm việc nhiều hơn bình thường, dẫn đến thành tâm thất bị dày lên (phì đại) và buồng tâm thất to hơn (giãn).
3. Ưu điểm của phẫu thuật tim hở ít xâm lấn
Bệnh nhân ít bị nhiễm trùng và đặc biệt là độ thẩm mỹ cao, không phải mang đường mổ dài (dưới 5cm);
- Khả năng hồi phục sau phẫu thuật khá cao, vết mổ nhanh liền.
- Giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các tổn thương do phẫu thuật gây ra: đỡ đau do vết mổ nhỏ, ít gây mất máu, nguy cơ phải truyền máu thấp, không bị biến chứng viêm xương ức.
- Giảm thời gian hồi sức trong ICU cũng như thời gian nằm viện.
- Chăm sóc sau mổ của phẫu thuật tim hở ít xâm lấn đơn giản hơn so với phương pháp mổ kinh điển.
Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.
Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.
Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?