1

Block nhĩ thất cấp độ ba được điều trị như thế nào?

Block nhĩ thất cấp độ ba (block nhĩ thất hoàn toàn) thường được điều trị bằng cách cấy máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng thuốc hoặc hormone tổng hợp.
Hình ảnh 56 Block nhĩ thất cấp độ ba được điều trị như thế nào?

Block nhĩ thất cấp độ ba là một tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền điện tim, khiến nhịp tim trở nên bất thường hoặc yếu đi. Đây là dạng nghiêm trọng nhất trong ba mức độ block nhĩ thất và được xem là một trường hợp cấp cứu y tế.

Ở người bị block nhĩ thất cấp độ ba, các tín hiệu điện từ buồng tim trên (tâm nhĩ) không thể truyền xuống buồng tim dưới (tâm thất), gây chậm nhịp tim hoặc ngừng tim hoàn toàn. Khi đó, cần can thiệp y tế ngay lập tức để khôi phục hoạt động bình thường của tim.

Bệnh chủ yếu được điều trị bằng cách cấy máy tạo nhịp tim để duy trì nhịp tim ổn định. Một số trường hợp khác có thể sử dụng thuốc. Dưới đây là các phương pháp điều trị block nhĩ thất cấp độ ba.

Các phương pháp điều trị block nhĩ thất cấp độ ba

Mục tiêu điều trị block nhĩ thất cấp độ ba là để khôi phục nhịp tim bình thường và đảm bảo tim bơm đủ máu trong mỗi nhịp đập. Vì block nhĩ thất cấp độ ba thường là biến chứng của một bệnh lý khác nên việc điều trị nguyên nhân gây ra block nhĩ thất cũng rất quan trọng.

Các phương pháp chính trong điều trị block nhĩ thất cấp độ ba bao gồm:

Máy tạo nhịp tim

Hầu hết những người bị block nhĩ thất cấp độ ba đều được cấy máy tạo nhịp tim tạm thời hoặc vĩnh viễn để điều trị bệnh.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin, được cấy dưới da ở vùng ngực, gần xương đòn. Thiết bị này có hai dây dẫn truyền tín hiệu điện vào tim để duy trì nhịp tim ổn định.

Việc lựa chọn máy tạo nhịp tạm thời hay vĩnh viễn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây block nhĩ thất. Theo Tổ chức Rối loạn Hiếm gặp Quốc gia (National Organization for Rare Disorders), độ tuổi khởi phát triệu chứng và bệnh tim bẩm sinh là hai yếu tố chính để bác sĩ xem xét và quyết định loại máy tạo nhịp tim phù hợp.

Hướng dẫn của Hiệp hội Nhịp Tim (Heart Rhythm Society) khuyến cáo sử dụng máy tạo nhịp vĩnh viễn cho trẻ em nếu block nhĩ thất xảy ra do nguyên nhân không thể loại bỏ được. Hướng dẫn điều trị năm 2018 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng đưa ra khuyến nghị tương tự đối với tất cả bệnh nhân, bất kể có triệu chứng hay không, nếu block nhĩ thất không thể chữa khỏi được.

Atropine

Atropine là một thuốc kháng cholinergic, đôi khi được tiêm tĩnh mạch để điều trị block nhĩ thất.

Thuốc này tác động lên nút nhĩ thất (AV node), nơi truyền tín hiệu điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Tuy nhiên, atropine thường kém hiệu quả hơn trong việc điều trị block nhĩ thất cấp độ ba so với block nhĩ thất cấp độ một hoặc hai. Dù vậy, trong một số trường hợp, thuốc vẫn có thể giúp khôi phục hoạt động điện bình thường của tim.

Kháng sinh

Mặc dù hiếm gặp nhưng block nhĩ thất cấp độ ba có thể xảy ra do nhiễm khuẩn Lyme—một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra.

Một báo cáo năm 2021 cho thấy, tiêm kháng sinh ceftriaxone có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng và phục hồi chức năng tim.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng kháng sinh đường uống doxycycline, giúp điều trị hoàn toàn tình trạng block nhĩ thất cấp độ ba mà không cần cấy máy tạo nhịp tim.

Tạo nhịp qua da

Khác với máy tạo nhịp tim được cấy bên trong cơ thể, tạo nhịp qua da là phương pháp điều trị từ bên ngoài.

Các miếng điện cực đặc biệt được đặt trên ngực và lưng để gửi xung điện giúp khôi phục hoạt động điện bình thường của tim. Đây thường là biện pháp tạm thời, được sử dụng cho đến khi có giải pháp lâu dài, chẳng hạn như cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi block nhĩ thất cấp độ ba xảy ra do nhồi máu cơ tim, có thể chỉ cần tạo nhịp tim qua da để khôi phục nhịp tim còn các phương pháp điều trị khác sẽ giúp khôi phục lưu lượng máu đến cơ tim.

Hormone

Trong trường hợp nhồi máu cơ tim, bác sĩ có thể sử dụng các hormone catecholamine tổng hợp như một biện pháp tạm thời trong khi chờ đặt máy tạo nhịp tim.

Catecholamine là nhóm hormone tuyến thượng thận bao gồm dopamine, norepinephrine và epinephrine (adrenaline), vốn tồn tại tự nhiên trong cơ thể.

Việc sử dụng catecholamine có thể phù hợp nếu block nhĩ thất cấp độ ba xảy ra sau một cơn nhồi máu cơ tim được xử lý kịp thời, giúp khôi phục lưu lượng máu bình thường.

Epinephrine có được dùng để điều trị block nhĩ thất cấp độ ba không?

Một trong những hormone catecholamine được sử dụng để điều trị block nhĩ thất cấp độ ba là epinephrine (adrenaline). Đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" (fight-or-flight) của cơ thể trước các tình huống đe dọa.

Nghiên cứu năm 2021 cho thấy, sau một số loại nhồi máu cơ tim, epinephrine và dopamine có thể giúp duy trì hoạt động điện tối thiểu của tim trong thời gian chờ đặt máy tạo nhịp tim.

Epinephrine thường được sử dụng khi atropine không thể khôi phục được hoạt động dẫn truyền điện của tim.

Tiên lượng cho bệnh nhân block nhĩ thất cấp độ ba

Block nhĩ thất cấp độ ba có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiên lượng là bệnh lý tim mạch đi kèm và các bất thường trong cấu trúc tim.

Người bị block nhĩ thất cấp độ ba sẽ có nguy cơ cao bị suy tim và tử vong. Một nghiên cứu năm 2021 dựa trên hơn 3.000 trường hợp nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành đã cho thấy, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là 17,9% ở bệnh nhân bị block nhĩ thất cấp độ ba, còn ở bệnh nhân không bị block nhĩ thất hoàn toàn là 3,6%.

Tuy nhiên, nếu được đặt máy tạo nhịp tim và duy trì lối sống lành mạnh, bệnh nhân có thể duy trì tuổi thọ cao và sống cuộc sống bình thường.

Các yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch bao gồm:

  • Kiểm soát tốt huyết áp, cholesterol và đường huyết
  • Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch, như chế độ ăn Địa Trung Hải
  • Hạn chế hoặc tránh rượu bia
  • Duy trì tập thể dục nhịp điệu thường xuyên
  • Quản lý căng thẳng hiệu quả
  • Khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch

Kết luận

Block nhĩ thất cấp độ ba thường được điều trị bằng cách sử dụng máy tạo nhịp tim. Vì máy tạo nhịp tim có tuổi thọ khoảng 10 năm nên bệnh nhân có thể cần thay thế thiết bị này tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Trong một số trường hợp, block nhĩ thất cấp độ ba có thể được điều trị bằng thuốc, bao gồm atropine, kháng sinh hoặc hormone catecholamine.

Nếu đã từng bị block nhĩ thất cấp độ ba, bệnh nhân cần theo dõi sát sao với bác sĩ chuyên khoa tim mạch và thực hiện các thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phì đại thất trái điều trị bằng cách nào?
Phì đại thất trái điều trị bằng cách nào?

Phì đại thất trái là tình trạng thành của tâm thất trái dày lên và giãn ra. Thành tim dày lên sẽ mất tính đàn hồi và làm giảm khả năng bơm máu của tim.

Thông liên thất: Triệu chứng và cách điều trị
Thông liên thất: Triệu chứng và cách điều trị

Thông liên thất là một dạng dị tật tim bẩm sinh phổ biến, trong đó vách ngăn giữa các buồng dưới của tim (tâm thất) có lỗ thông bất thường, khiến cho máu chảy từ tâm thất trái sang tâm thất phải. Sau đó, máu giàu oxy sẽ được bơm trở lại phổi thay vì được vận chyển đi khắp cơ thể, điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn.

Những điều cần biết về bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp tim
Những điều cần biết về bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp tim

Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp tim (Arrhythmogenic Right Ventricular Cardiomyopathy - ARVC) là một bệnh tim mạch di truyền nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, gây tổn thương mô cơ xung quanh tâm thất phải.

Thông liên thất: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Thông liên thất: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thông liên thất (VSD) là dị tật tim làm xuất hiện một lỗ hở trên vách ngăn giữa hai tâm thất (buồng tim dưới). Những lỗ nhỏ có thể tự đóng lại mà không cần điều trị và không gây ảnh hưởng lâu dài. Nếu lỗ không tự đóng, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để sửa chữa dị tật.

Những điều cần biết về dị tật vách ngăn nhĩ thất
Những điều cần biết về dị tật vách ngăn nhĩ thất

Dị tật vách ngăn nhĩ thất (atrioventricular septal defect – AVSD) là tình trạng có một lỗ thông giữa hai hoặc nhiều buồng tim của trẻ. Lỗ này có thể nằm giữa hai buồng trên, hai buồng dưới hoặc cả bốn buồng tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây