1

Những điều cần biết về block nhĩ thất độ hai: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Block nhĩ thất độ hai là một tình trạng tiềm ẩn nguy hiểm nhưng có thể điều trị được, ảnh hưởng đến hệ thống điện của tim. Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể cần đặt máy tạo nhịp tim để giúp ổn định nhịp tim.
Hình ảnh 58 Những điều cần biết về block nhĩ thất độ hai: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Các xung điện di chuyển từ tâm nhĩ (buồng trên) xuống tâm thất (buồng dưới) giúp tim đập một cách ổn định và hiệu quả. Block nhĩ thất độ hai xảy ra khi một số xung điện từ tâm nhĩ không truyền được xuống tâm thất.

Block nhĩ thất độ hai gồm hai dạng: Mobitz type I và Mobitz type II. Trong đó, điều trị Mobitz type II có thể cần phải cấy máy tạo nhịp tim hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác để duy trì nhịp tim khỏe mạnh.

Nếu không được điều trị kịp thời, block nhĩ thất độ hai có thể dẫn đến các triệu chứng kéo dài như ngất xỉu, huyết áp thấp hoặc tiến triển thành block nhĩ thất độ ba, gây biến chứng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là thông tin chi tiết về hai loại block nhĩ thất độ hai cũng như triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Hai loại block nhĩ thất độ hai

Cả hai loại Mobitz type I và Mobitz type II đều liên quan đến tình trạng tín hiệu điện truyền từ nút xoang (sinus node) ở tâm nhĩ xuống tâm thất bị gián đoạn từng lúc.

Nút xoang là vùng tim phát sinh hoạt động điện, tạo ra nhịp tim. Khi xung điện đến tâm thất, nó kích thích tâm thất co bóp, bơm máu đến phổi và phần còn lại của cơ thể.

Mobitz type I

Mobitz type I còn được gọi là chu kỳ Wenckebach.

Các xung điện từ nút xoang truyền xuống tâm thất ngày càng chậm dần, dần dần tim sẽ bị bỏ nhịp.

Sau đó, quá trình này lặp lại: xung điện tiếp tục chậm dần cho đến khi tim bỏ qua một nhịp khác.

Mobitz type II

Ở Mobitz type II, tim bị bỏ nhịp một cách ngẫu nhiên, không theo quy luật như Mobitz type I.

Đây là dạng nguy hiểm hơn vì có thể nhanh chóng tiến triển thành block nhĩ thất độ ba và thường cần cấy máy tạo nhịp tim.

Phân loại block nhĩ thất theo mức độ nghiêm trọng

  • Block nhĩ thất độ một: Nhẹ nhất, xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị chậm lại nhưng vẫn truyền được. Cấp độ 1 thường không cần điều trị.
  • Block nhĩ thất độ hai: Một số xung điện không truyền được từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Cần dùng máy tạo nhịp tim hoặc phương pháp điều trị khác để duy trì nhịp tim ổn định.
  • Block nhĩ thất độ ba (block nhĩ thất hoàn toàn): Nguy hiểm nhất, được xem là trường hợp cấp cứu y tế. Các xung điện không còn được truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất, khiến tim đập rất chậm hoặc ngừng đập.

Triệu chứng của block nhĩ thất độ hai

Một số người mắc block nhĩ thất độ hai không có triệu chứng rõ ràng. Nếu xuất hiện, triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ngực
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Buồn nôn

Khó thở không do hoạt động thể chất và đau ngực không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc các vấn đề tim mạch nghiêm trọng khác. Nếu gặp phải những biểu hiện này, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt hoặc cảm thấy mệt mỏi bất thường, hãy đi khám bác sĩ sớm để kiểm tra tình trạng tim mạch.

Nguyên nhân gây block nhĩ thất độ hai

Nguyên nhân chính gây block nhĩ thất độ hai là do bệnh tim mạch khác hoặc do tổn thương tim, chẳng hạn như cơn đau tim, bệnh tim bẩm sinh hoặc phẫu thuật tim. Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Rối loạn điện giải (nồng độ natri, kali, v.v. bất thường)
  • Các bệnh lý như u hạt (sarcoidosis), thấp tim
  • Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở tim
  • Suy giáp (nồng độ hormone tuyến giáp thấp)
  • Bệnh Lyme
  • Tác dụng phụ của một số thuốc, như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp tim

Một số trẻ sơ sinh có thể bị block nhĩ thất bẩm sinh, thường do mẹ bị bệnh tự miễn trong thai kỳ.

Những ai có nguy cơ mắc block nhĩ thất độ hai?

Những người mắc bệnh tim sẽ có nguy cơ cao bị block nhĩ thất ở bất kỳ cấp độ nào. Một nghiên cứu năm 2019 cũng cho thấy tăng huyết áp và đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ mắc block nhĩ thất.

Tuổi tác cao cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này, ngay cả khi chưa có chẩn đoán bệnh tim trước đó.

Dạng Mobitz type II thường gặp ở những người bị tổn thương cấu trúc tim, thường do cơn đau tim hoặc bệnh tự miễn gây xơ hóa cơ tim (hình thành mô sẹo ở cơ tim).

Chẩn đoán block nhĩ thất độ hai

Bác sĩ thường chẩn đoán block nhĩ thất độ hai bằng điện tâm đồ (ECG). Đây là một xét nghiệm không xâm lấn, không gây đau, sử dụng các điện cực dán lên da vùng ngực để đo hoạt động điện của tim. Kết quả ECG giúp xác định block nhĩ thất thuộc Mobitz type I hay Mobitz type II.

Nếu ECG không phát hiện được block nhĩ thất do triệu chứng không xảy ra trong lúc làm xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Máy theo dõi Holter (đeo trong vài ngày hoặc vài tuần để ghi lại nhịp tim)
  • Máy ghi vòng lặp cấy dưới da (implantable loop recorder) giúp phát hiện bất thường ở điện tim bất cứ lúc nào

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử bệnh, triệu chứng hiện tại và khám lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán.

Điều trị block nhĩ thất độ hai

Nếu Mobitz type I không có triệu chứng, bệnh có thể không cần điều trị. Nếu Mobitz I hoặc II có triệu chứng và nguyên nhân có thể loại bỏ được (ví dụ: rối loạn điện giải, tác dụng phụ của thuốc), điều trị nguyên nhân có thể giúp block nhĩ thất tự khỏi mà không cần cấy máy tạo nhịp tim.

Nếu block tim xảy ra do nguyên nhân không thể loại bỏ được, bác sĩ có thể chỉ định đặt máy tạo nhịp tim.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ chạy bằng pin, được cấy dưới da gần xương đòn. Thiết bị này gửi tín hiệu điện qua dây dẫn đến tim, giúp duy trì nhịp tim ổn định.

Ngoài ra, người bệnh có thể cần dùng thuốc điều trị huyết áp và đường huyết để giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh tim.

Biến chứng tiềm ẩn của block nhĩ thất độ hai

Block nhĩ thất độ hai có thể làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan, đặc biệt là não, khiến bạn bị chóng mặt, ngất xỉu, dễ dẫn đến té ngã và chấn thương.

Suy giảm tuần hoàn máu trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương các cơ quan.

Một biến chứng khác là nguy cơ tiến triển thành block nhĩ thất độ ba (đặc biệt là Mobitz type II)

Một báo cáo năm 2022 cho biết trong một số ít trường hợp, giảm lưu lượng máu đến não có thể làm suy giảm nhận thức.

Tiên lượng của người bị block nhĩ thất độ hai

Nếu được điều trị kịp thời, tiên lượng của người bị block nhĩ thất độ hai nhìn chung khá tốt.

  • Mobitz type I: Nếu không có triệu chứng, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần can thiệp y tế.
  • Mobitz type II: Tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đặt máy tạo nhịp tim có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra biến chứng và cải thiện triệu chứng.

Kết luận

Block nhĩ thất độ hai là một tình trạng nguy hiểm nhưng có thể điều trị được. Tình trạng này xảy ra khi các xung điện điều hòa nhịp tim không truyền một cách ổn định qua hệ thống điện tim.

Bệnh nhân được điều trị bằng máy tạo nhịp tim và kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết sẽ duy trì được chức năng tim khỏe mạnh trong thời gian dài.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Đau thắt ngực ổn định: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đau thắt ngực là một dạng đau ngực, được phân loại thành đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Đau thắt ngực ổn định có thể dự đoán được, chẳng hạn như thường xuất hiện sau khi tập thể dục gắng sức và sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng một đoạn động mạch chủ bị hẹp hơn bình thường. Điều này buộc tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu qua động mạch chủ.

Bệnh tim Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh tim Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tim Ebstein là một dạng dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp. Ở những trẻ bị bệnh tim Ebstein, van ba lá (van nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) hình thành không đúng vị trí và các lá van bị dị dạng. Kết quả là van ba lá không thể hoạt động bình thường và máu chảy ngược qua van, làm cho tim hoạt động kém hiệu quả. Bệnh tim Ebstein có thể dẫn đến chứng cơ tim phì đại và suy tim.

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ: triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ: triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ (IC) là tình trạng cơ tim bị suy yếu do cơn đau tim hoặc bệnh động mạch vành. Bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp như thay đổi lối sống, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây