1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật gãy xương hàm dưới

Gây mê nội khí quản là một trong những biện pháp gây mê được dùng trong phẫu thuật chấn thương xương hàm mặt có đặt ống nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp của người bệnh trong và sau phẫu thuật. Khi đặt nội khí quản trong phẫu thuật gãy xương hàm dưới có thể gây ra một số tai biến cần chú ý.

1. Gãy xương hàm dưới

 

Hàm dưới tạo thành một vòng nối với khớp thái dương hàm và nền sọ, vòng nối này thường khó bị phá vỡ tại một vị trí duy nhất nên thường tổn thương tại nhiều vị trí. Thông thường gãy xương hàm dưới thường ít ảnh hưởng tới đường thở, trừ khi có di gãy có di lệch nhiều hoặc gãy phần lớn 2 bên.

Khi gãy xương hàm dưới do chấn thương để điều trị cần tiến hành phẫu thuật có gây mê, việc lựa chọn phương án gây mê tùy thuộc vào sự đánh giá vị trí tổn thương, sự phù nên đường thở, khả năng há miệng...

Gây mê nội khí quản là một trong những phương pháp được sử dụng để gây mê có đặt ống nội khí quản để kiểm soát hô hấp của bệnh nhân trong và sau khi phẫu thuật.

2. Quy trình gây mê trong phẫu thuật gãy xương hàm dưới

Gây mê nội khí quản phẫu thuật gãy xương hàm dưới
Đặt ống nội khí quản gây mê trong phẫu thuật gãy xương hàm dưới

 

2.1 Chuẩn bị

  • Người thực hiện: Nhân viên y tế chuyên khoa gây mê hồi sức.
  • Phương tiện gây mê:
  • Hệ thống máy gây mê kèm theo máy thở, nguồn oxy bóp tay, máy theo dõi các chức năng sống (bao gồm điện tim, huyết áp động mạch, SpO2, EtCO2, nhịp thở, nhiệt độ), máy phá rung tim, máy hút đờm rãi...
  • Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản các kích cỡ, ống hút, mặt nạ, bóp bóng, canul miệng hầu, kìm Magill, mandrin mềm.
  • Thuốc gồm: Lidocain 10% dạng xịt, salbutamol dạng xịt, các loại thuốc được dùng để gây mê và các thuốc kèm theo như giảm đau, giãn cơ...
  • Các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản khó: ống Cook, mask thanh quản, ống soi phế quản mềm, bộ mở khí quản khi không đặt được nội khí quản, kìm mở miệng...
  • Người bệnh: Được thăm khám trước khi gây mê để phòng ngừa nguy cơ biến chứng, đánh giá những nguy cơ đặt ống nội khí quản khó, bệnh nhân được giải thích các nguy cơ khi phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân hồi hộp lo lắng không ngủ được có thể dùng an thần vào buổi tối trước ngày phẫu thuật.

2.2 Các bước tiến hành

Gây mê nội khí quản phẫu thuật gãy xương hàm dưới
Sử dụng loại thuốc mê đường tĩnh mạch cho bệnh nhân trước khi đặt ống nội khí quản

 

  • Tư thế người bệnh nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút, lắp máy theo dõi, thiết lập đường truyền và tiền mê nếu cần.
  • Khởi mê
  • Sử dụng các loại thuốc mê đường tĩnh mạch (propofol, etomidate, thiopental, ketamin...) hay thuốc mê đường hô hấp thể lỏng bốc hơi(sevofluran, halothan...)
  • Kết hợp với các loại thuốc giảm đau nhóm opioid: Morphin, fentanyl...
  • Thuốc giãn cơ nếu cần
  • Đặt nội khí quản khi người bệnh ngủ sâu, cơ đủ độ giãn. Có hai kỹ thuật đặt nội khí quản gồm đường miệng và đường mũi

Đặt nội khí quản đường miệng:

  • Mở miệng người bệnh sau đó đưa đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi bệnh nhân sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn để tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.
  • Với trường hợp dạ dày đầy cần tiến hành thủ thuật đặt nội khí quản phù hợp với tình trạng.
  • Luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm từ 2-3 cm.
  • Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng.
  • Bơm bóng nội khí quản.
  • Kiểm tra đúng vị trí của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2 trên máy theo dõi
  • Cố định ống nội khí quản bằng băng dính .
  • Nếu cần có thể đặt canul vào miệng để tránh bệnh nhân cắn ống.
Gây mê nội khí quản phẫu thuật gãy xương hàm dưới
Đặt nội khí quản đường miệng

Đặt nội khí quản đường mũi:

  • Chọn bên mũi thông và nhỏ thuốc co mạch cuốn mũi.
  • Chọn cỡ ống nội khí quản nhỏ hơn ở đường miệng. Luồn ống nội khí quản đã được bôi trơn qua lỗ mũi
  • Mở miệng bệnh nhân sau đó đưa đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn để tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.
  • Trong trường hợp thuận lợi: Luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm được khoảng 2-3 cm.
  • Trong trường hợp khó: sử dụng kìm Magill hướng đầu ống nội khí quản vào đúng lỗ thanh môn; người phụ đẩy ống nội khí quản từ ngoài vào.
  • Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng.
  • Bơm bóng nội khí quản.
  • Kiểm tra đúng vị trí của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2

Cố định ống bằng băng dính.

Trường hợp đặt nội khí quản khó: Cần sử dụng dụng cụ và áp dụng quy trình đặt nội khí quản khó.

  • Duy trì mê:
  • Người bệnh được duy trì mê bằng thuốc mê đường tĩnh mạch hay thuốc mê đường hô hấp, kèm thuốc giảm đau và giãn cơ nếu cần thiết.
  • Kiểm soát đường thở bằng máy hoặc bằng bóp bóng.
  • Theo dõi sau khi đặt nội khí quản
  • Theo dõi bệnh nhân đã mê sâu chưa
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp...
  • Đề phòng ống nội khí quản đặt sai vị trí, gập, tắc.
  • Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản
  • Sau khi hoàn thành phẫu thuật người bệnh tỉnh, làm theo lệnh. .
  • Tự thở, tần số thở trong giới hạn bình thường.
  • Mạch, huyết áp ổn định.
  • Thân nhiệt > 35 độ C.
  • Không có những biến chứng của gây mê và phẫu thuật

3. Những tai biến có thể xảy ra khi phẫu thuật gãy xương hàm dưới

Gây mê nội khí quản phẫu thuật gãy xương hàm dưới
Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra khi phẫu thuật gãy xương hàm dưới

 

  • Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở
  • Rối loạn huyết động: Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.
  • Tai biến do đặt nội khí quản:
  • Không đặt được ống nội khí quản, cần đặt theo quy trình đặt nội khí quản khó hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác.
  • Đặt nhầm vào dạ dày, gây co thắt thanh quản, khí quản và phế quản
  • Chấn thương khi đặt ống như: Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...
  • Các biến chứng về hô hấp: Ống nội khí quản bị đẩy sâu vào một phổi, ông nội khí quản bị gập, tắc; Tụt hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy..
  • Biến chứng sau rút ống nội khí quản: Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản, đau họng khàn tiếng, co thắt thanh quản, khí quản và phế quản, viêm đường hô hấp trên...

Gây mê nội khí quản cho các trường hợp phẫu thuật cấp cứu hàm mặt thường khó khăn là những thách thức lớn đối với bác sĩ gây mê, do bị tổn thương đường thở nên khó đặt ống ống nội khí quản.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 831 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1143 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 860 Lượt xem
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật 02:34
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật
Phải chịu đựng căn bệnh thoái hóa khớp gối hơn 30 năm, cụ Rôm, 80 tuổi, gần như không còn hy vọng gì về việc có thể đi lạiCho đến khi được...
 3 năm trước
 789 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 856 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 711 Lượt xem
Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Ý nghĩa của T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.

5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương
5 tư thế yoga có lợi cho người bị loãng xương

Tập yoga là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng loãng xương. Duy trì thói quen tập yoga đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ và xương, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây