1

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

1. Các kiểu gãy thân xương đùi

Tùy thuộc vào lực tác động gây gãy xương và vị trí gãy mà những mảnh vỡ có thể nằm nguyên vị trí hay dịch chuyển sang các vùng khác. Vị trí gãy xương có thể kín da, không bị xây xước hoặc cũng có thể bị hở trong trường hợp xương đâm xuyên qua da.

Gãy thân xương đùi được phân loại dựa trên các đặc điểm:

  • Vị trí gãy xương: Đoạn xa, đoạn giữa, đoạn gần
  • Các kiểu gãy xương: Gãy ngang, gãy dọc, gãy ở giữa
  • Da và cơ trên xương có bị rách, tổn thương không

Các kiểu gãy thân xương đùi thường gặp gồm:

  • Gãy xoắn: Đường gãy xoắn quanh thân xương đùi giống như các đường xoắn quanh cây kẹo. Kiểu gãy thân xương đùi này thường gây ra do một lực xoắn tác động
  • Gãy vụn: Là tình trạng xương bị gãy thành ba mảnh hoặc nhiều mảnh. Lực tác động làm gãy xương càng mạnh thì số lượng mảnh vỡ càng nhiều.
  • Gãy hở: Là tình trạng xương gãy thành các mảnh nhỏ và các mảnh xương bị gãy đâm xuyên qua da hoặc vết thương từ da sâu đến tận xương bị gãy, được gọi là gãy hở hay gãy chồi xương. Gãy hở thường khiến cơ, gân, dây chằng xung quanh bị tổn thương. Vết thương hở cũng dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, thời gian lành lâu hơn.

2. Nguyên nhân gãy thân xương đùi

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫ đến gãy thân xương đùi

Như đã nói ở trên, xương thân đùi là xương cứng nhất của cơ thể nên phải có một va chạm cực mạnh mới có thể làm gãy xương thân đùi, trừ trường hợp xương người già đã lão hóa. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương thân đùi bao gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Ngã từ trên cao
  • Bị thương do đạn bắn...

3. Triệu chứng gãy thân xương đùi

Bệnh nhân bị gãy thân xương đùi có các biểu hiện như:

  • Đau dữ dội ở vị trí xương gãy
  • Không thể đặt trọng lực lên chân bị thương
  • Chân bị thương có thể biến dạng: Không thẳng, ngắn hơn...

4. Thăm khám lâm sàng

4.1. Thăm khám lâm sàng

Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về nguyên nhân dẫn đến tổn thương ở chân bao gồm chi tiết: Loại va chạm, tốc độ va chạm, lực va chạm, các đặc điểm xung quanh cuộc va chạm... Các thông tin này sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được tình hình bệnh nhân, hỗ trợ quá trình xác định vị trí tổn thương, mức độ tổn thương.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ các bệnh lý đi kèm (nếu có) như: Huyết áp cao, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng...

Thăm khám:

  • Vết thương hở hay kín, có trầy xước, tổn thương trên da hay không
  • Biến dạng của chân: Gãy gập góc, vặn xoắn...
  • Vết thâm tím trên da
  • Mảnh xương gãy có đâm qua da hay không.

Sau khi quan sát vết thương, bác sĩ sẽ kiểm tra mạch đập. Nếu bệnh nhân tỉnh táo thì sẽ kiểm tra sự vận động ở cẳng chân, bàn chân và cảm giác của bệnh nhân.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang: Chụp x-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất để đánh giá một trường hợp gãy xương. Kết quả thu được từ chụp X-quang sẽ cho biết tình trạng xương còn nguyên vẹn hay đã bị gãy. Nếu gãy thì sẽ thấy được vị trí gãy ở đâu, kiểu gãy xương nào.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Nếu phim chụp X-quang chưa cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp CT. Chụp cắt lớp vi tính CT cho hình ảnh cắt ngang của chân bệnh nhân. Từ đó cho biết mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy xương, tình trạng tổn thương.

5. Điều trị gãy thân xương đùi

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các trường hợp gãy thân xương đùi không cần phẫu thuật rất ít

5.1. Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp gãy thân xương đùi cần điều trị phẫu thuật. Các trường hợp gãy thân xương đùi không cần phẫu thuật rất ít, đa số là ở các ca gãy xương của trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng bó bột gãy xương.

5.2. Điều trị phẫu thuật

Thời gian phẫu thuật:

  • Nếu tổn thương kín, không bị rách da hay có vết thương hở nào thì có thể chờ cho đến khi bệnh nhân ổn định mới tiến hành phẫu thuật.
  • Nếu gãy xương hở, có vết thương trên da, xương đâm xuyên qua da thì cần phẫu thuật ngay để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngay sau khi nhập viện cho đến lúc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được nẹp chân bằng dụng cụ nẹp chuyên dụng hoặc dụng cụ kéo xương cố định chân giúp cho xương bị gãy thẳng trục, không bị co ngắn lại, giúp bệnh nhân bớt đau đớn.

Dụng cụ kéo xương là một hệ thống tải trọng và đối trọng có ròng rọc có thể cố định các mảnh xương vỡ với nhau.

Khung cố định bên ngoài: Trong phẫu thuật khung cố định bên ngoài, ghim kim loại hoặc đinh vít sẽ được đặt vào xương bên trên và dưới vị trí gãy. Các ghim và đinh vít gắn vào một thanh nẹp bên ngoài da giúp tạo khung cố định để xương ở đúng vị trí thích hợp để lành lại.

Cố định ngoài là phương pháp điều trị gãy thân xương đùi tạm thời, thường được chỉ định cho bệnh nhân bị đa chấn thương và chưa đủ điều kiện để thực hiện cuộc đại phẫu để cố định chỗ gãy xương. Thiết bị cố định ngoài giúp ổn định phần xương gãy tạm thời và hiệu quả cho đến khi bệnh nhân có đủ điều kiện cần để tiến hành phẫu thuật cuối cùng.

Đóng đinh nội tủy: Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị gãy thân xương đùi được áp dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng một thanh kim loại có thiết kế chuyên dụng đưa vào trong ống tủy xương đùi. Thanh kim loại này sẽ đi xuyên qua chỗ gãy và cố định xương. Đinh nội tủy có thể được đưa vào từ hông hoặc đầu gối thông qua một vết rạch nhỏ trên da và được cố định bằng các vít chặt vào xương ở hai đầu. Đinh nội tủy thường được làm bằng titan, độ dài và đường kính của đinh tùy thuộc vào từng trường hợp.

Cố định bằng nẹp vít: Các mảnh xương sẽ được sắp xếp về đúng vị trí và cố định bởi các ốc vít, nẹp kim loại gắn vào mặt ngoài xương.

6. Hồi phục

Thời gian hồi phục sau gãy thân xương đùi là khá lâu, trung bình khoảng từ 4 - 6 tháng xương mới có thể liền hoàn toàn. Trường hợp gãy hở, gãy thành nhiều mảnh thì thời gian hồi phục có thể lâu hơn.

Để hỗ trợ quá trình hồi phục, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên tập vận động đi lại nhẹ nhàng, chú ý đặt trong lượng lên chân bị tổn thương để tránh xảy ra sự cố. Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình tập luyện. Có thể dùng nạng gỗ, khung tập để hỗ trợ di chuyển.

7. Vật lý trị liệu

Bệnh nhân bị gãy thân xương đùi thường bị tổn thương các vùng xung quanh, mất sức mạnh cơ bắp tại vùng tổn thương. Vì thế tập các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hồi phục.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Sống chung với viêm khớp dạng thấp
Sống chung với viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh khớp mạn tính, đồng thời là bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của người bệnh. Vì là bệnh mạn tính nên người bệnh phải chung sống hòa bình với nó, việc điều trị là để không tổn thương thêm, không dẫn tới tàn phế.

Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 973 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 1018 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 1021 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1368 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 931 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 842 Lượt xem
Tin liên quan
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

DEXA là phương pháp đo mật độ khoáng xương có độ chính xác cao giúp phát hiện tình trạng giảm mật độ xương. Mật độ xương thấp hơn mức bình thường của những người cùng độ tuổi có nghĩa là bạn có nguy cơ bị loãng xương và gãy xương.

Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Xương trong cơ thể chúng ta liên tục bị phân hủy và xương mới được tạo ra để thay thế. Loãng xương xảy ra khi xương bị phân hủy nhanh hơn tốc độ tạo xương mới, điều này dần dần khiến xương trở nên xốp, yếu đi và dễ bị gãy hơn.

Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?
Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?

Xương đùi là xương lớn nhất và khỏe nhất trong cơ thể. Gãy thân xương đùi sẽ lâu liền hơn so với các xương khác. Gãy thân xương đùi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày vì đây là một trong những xương chính giúp chúng ta đi lại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây