Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?
Dấu hiệu gãy thân xương đùi
Các dấu hiệu của gãy thân xương đùi gồm có:
- Đau dữ dội ngay sau khi xương bị gãy
- Ấn lên đùi thấy đau
- Không thể đứng thẳng và cử động chân
- Chân bị gãy xương ngắn hơn chân lành
- Biến dạng, sưng tấy ở khu vực gãy xương
- Tiếng lạo xạo xương và cử động bất thường
Nguyên nhân gây gãy thân xương đùi
Xương đùi to và khỏe nên rất khó gãy. Gãy thân xương đùi thường là do va đập rất mạnh. Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây gãy thân xương đùi.
Người lớn tuổi có thể bị gãy thân xương đùi do ngã vì xương của người lớn tuổi yếu hơn. Gãy ở phần trên của xương đùi được gọi là gãy xương hông.
Chẩn đoán gãy thân xương đùi
Nếu người bệnh có dấu hiệu gãy thân xương đùi, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra. Nếu cần thêm thông tin, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT (cắt lớp vi tính). Bác sĩ sẽ xác định loại gãy xương trước khi đưa ra phương pháp điều trị. Các loại gãy xương phổ biến nhất gồm có:
- Gãy ngang: đường gãy vuông góc với trục thân xương.
- Gãy chéo: đường gãy cắt chéo, tạo góc trên thân xương.
- Gãy xoắn: đường gãy xoắn quanh thân xương đùi, thường xảy ra do có lực vặn tác động lên xương đùi
- Gãy vụn: xương bị gãy thành ba mảnh trở lên.
- Gãy hở: đầu xương gãy đâm xuyên qua da hoặc vết thương xuyên thấu đến tận xương bị gãy
Điều trị gãy thân xương đùi
Vì xương đùi rất khỏe nên gãy thân xương đùi (không phải gãy xương hông) rất hiếm khi xảy ra. Quá trình liền xương có thể mất tới 6 tháng và gồm 4 giai đoạn:
- Bắt đầu quá trình liền xương
- Phản ứng viêm
- Hình thành mô xương mới
- Xương trưởng thành được thay thế bằng xương mới.
Phần lớn các ca gãy thân xương đùi đều phải phẫu thuật và dùng thuốc.
Phẫu thuật
Người bị gãy thân xương đùi cần phải phẫu thuật kết hợp xương nhằm đưa các đầu xương gãy về đúng vị trí và giữ cố định các đầu xương cho đến khi liền lại. Loại phẫu thuật kết hợp xương được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong điều trị gãy thân xương đùi là đóng đinh nội tủy. Một thanh kim loại được thiết kế đặc biệt sẽ được đưa vào trong ống tủy của xương đùi đi xuyên qua vết gãy. Sau đó, đinh nội tủy được đưa vào ống tủy và được vít chặt vào hai đầu xương để giữ cố định hai đầu xương trong quá trình liền lại.
Thuốc
Trước và sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc để giảm đau như:
- acetaminophen
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- gabapentinoid
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau opioid
- Thuốc giảm đau tại chỗ
Phục hồi chức năng
Người bị gãy thân xương đùi sẽ bị giảm giảm sức mạnh của các cơ xung quang khu vực gãy xương. Khi xương đã ổn định, người bệnh nên tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh của các cơ. Điều này sẽ khôi phục khả năng cử động bình thường của chân.
Biến chứng của gãy thân xương đùi
Các biến chứng có thể xảy ra khi bị gãy thân xương đùi gồm có:
- Chênh lệch chiều dài hai chân: Nếu xương đùi không được kết hợp chính xác, xương sẽ bị can lệch, điều này sẽ gây đau và chân bị gãy xương ngắn hơn chân còn lại. Theo thời gian, sự chênh lệch chiều dài hai chân có thể dẫn đến đau hông hoặc đầu gối.
- Tổn thương các cấu trúc xung quanh: Gãy thân xương đùi có thể làm tổn thương cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh xung quanh.
- Biến chứng phẫu thuật: Một số biến chứng của ca phẫu thuật điều trị gãy thân xương đùi gồm có nhiễm trùng và cục máu đông.
Xương đùi bị gãy có hồi phục hoàn toàn được không?
Gãy thân xương đùi thường gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động nhưng điều này chỉ là tạm thời. Đa số các trường hợp gãy thân xương đùi đều có thể hồi phục hoàn toàn và người bệnh có thể đi lại vận động bình thường.
Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.
Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.
Loãng xương hông thoáng qua hay hội chứng phù tủy xương hông là một dạng loãng xương hiếm gặp. Đây là tình trạng giảm mật độ xương tạm thời ở phần đầu của xương đùi hay chỏm xương đùi (phần xương có hình dạng 2/3 khối cầu nằm trong khớp háng).
Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm, khiến xương yếu đi và dễ bị gãy. Đây là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải sau mãn kinh. Tuy rằng không thể phục hồi lại mật độ xương như trước nhưng điều trị có thể giúp phòng ngừa gãy xương và các biến chứng về lâu dài.
Chứng loãng xương có thể được điều trị bằng thảo dược và một số phương pháp điều trị thay thế khác (phương pháp điều trị thay thế bao gồm tất cả các biện pháp giúp kiểm soát hoặc làm giảm tình trạng bệnh mà không cần dùng đến các phương pháp điều trị chính thống như thuốc).