1

Loãng xương do glucocorticoid điều trị bằng cách nào?

Dùng các loại glucocorticoid như prednisone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Dạng loãng xương này được gọi là loãng xương do glucocorticoid. Mặc dù điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp làm giảm nguy cơ loãng xương nhưng cũng có thể cần giảm liều glucocorticoid hoặc đổi thuốc khác.
Loãng xương do glucocorticoid điều trị bằng cách nào? Loãng xương do glucocorticoid điều trị bằng cách nào?

Glucocorticoid là một nhóm thuốc dùng để giảm viêm và điều trị một số bệnh tự miễn. Đặc biệt, glucocorticoid được sử dụng để điều trị các bệnh lý viêm liên quan đến cơ và khớp như viêm khớp dạng thấp và các bệnh về phổi như hen suyễn.

Theo nghiên cứu từ năm 2015, sử dụng glucocorticoid có thể gây loãng xương (mất xương), từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. (1)

Dưới đây là những điều cần biết về bệnh loãng xương do glucocorticoid gồm có mức độ phổ biến, triệu chứng, cách điều trị và biến chứng.

Loãng xương do glucocorticoid là gì?

Glucocorticoid là một loại corticosteroid (corticoid). Một số thuốc trong nhóm glucocorticoid gồm có:

  • prednisone
  • methylprednisolone
  • triamcinolone
  • dexamethasone
  • betamethasone

Những loại thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý viêm và bệnh tự miễn. Mặc dù có hiệu quả điều trị các bệnh này nhưng glucocorticoid có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương – tình trạng mật độ xương suy giảm, khiến xương yếu, giòn và dễ gãy.

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau có thể ảnh hưởng đến mật độ xương và dẫn đến loãng xương nhưng glucocorticoid là loại thuốc gây loãng xương phổ biến nhất. Khoảng 30 – 50% người dùng glucocorticoid bị gãy xương. (2) Loãng xương do glucocorticoid thường xảy ra khi dùng glucocorticoid qua đường uống.

Triệu chứng bệnh loãng xương do glucocorticoid

Các triệu chứng loãng xương do glucocorticoid có thể bắt đầu xảy ra nhanh chóng sau khi bắt đầu dùng glucocorticoid (chỉ trong vòng 6 tháng hoặc sớm hơn). Người dùng thuốc sẽ bị giảm mật độ xương, yếu xương và dễ bị gãy xương.

Các triệu chứng loãng xương do glucocorticoid cũng giống như loãng xương do các nguyên nhân khác. Thời gian đầu, bệnh thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc gây đau lưng, cổ. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị giảm chiều cao và thay đổi tư thế, ví dụ như gù lưng.

Tại sao glucocorticoid gây loãng xương?

Tình trạng mất xương nhanh chóng có thể xảy ra trong vài tháng đầu sử dụng glucocorticoid. Tiếp tục dùng thuốc trong một năm trở lên sẽ khiến xương liên tục giảm mật độ và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Glucocorticoid gây ra nhiều tác hại đến xương như:

  • Làm tăng tốc độ tái hấp thu xương
  • Làm giảm quá trình hình thành mạch máu trong xương
  • Làm giảm sự hình thành xương mới

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng glucocorticoid qua đường uống có nguy cơ loãng xương cao hơn so với glucocorticoid tiêm truyền tĩnh mạch. Ví dụ, dùng prednisone đường uống liều 2,5 mg cũng đủ làm tăng nguy cơ gãy xương.

Ai có nguy cơ bị loãng xương do glucocorticoid?

Bất cứ ai dùng glucocorticoid trong thời gian dài (một vài tháng trở lên) đều có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ, gồm có:

  • Tuổi cao
  • Là phụ nữ
  • Mãn kinh sớm
  • Có cân nặng hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp
  • Tiền sử xương yếu
  • Tiền sử gia đình bị gãy xương hông
  • Tiền sử viêm khớp dạng thấp
  • Thiếu canxi hoặc vitamin D
  • Hút thuốc
  • Uống nhiều rượu
  • Thiếu estrogen
  • Vấn đề về khả năng di chuyển

Chẩn đoán loãng xương do glucocorticoid

Những người dùng glucocorticoid trong thời gian dài nên cân nhắc đi khám để kiểm tra sức khỏe xương. Đây là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa biến chứng loãng xương.

Cách chính xác nhất để chẩn đoán loãng xương do glucocorticoid là đo mật độ xương (đo loãng xương) bằng phương pháp DEXA (DXA). Quá trình thực hiện rất đơn giản và không gây đau đớn. Người bệnh chỉ cần nằm lên bàn trong khi máy quét tia X qua cơ thể. Tuy nhiên, không nên đo mật độ xương bằng phương pháp này khi đang mang thai.

>> Tìm hiểu về đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương (Fracture Risk Assessment Tool – FRAX). FRAX là một bảng câu hỏi giúp xác định nguy cơ bị gãy xương trong vòng 10 năm tới. Điểm số càng lớn thì nguy cơ gãy xương càng cao.

Điều trị loãng xương do glucocorticoid

Nếu bị loãng xương do glucocorticoid, người bệnh có thể cần giảm liều glucocorticoid để giảm sự mất xương hoặc đổi sang các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng khắc phục cụ thể.

Theo Tổ chức Viêm khớp (Arthritis Foundation), người dùng glucocorticoid nên thực hiện những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe xương: (3)

  • Tập các bài tập kháng lực như tập tạ hàng ngày để giữ cho xương chắc khỏe
  • Uống bổ sung 1.000 – 1.200 mg canxi mỗi ngày
  • Uống bổ sung 600 – 800 đơn IU vitamin D mỗi ngày
  • Ăn uống cân bằng, đủ chất
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Bỏ thuốc lá nếu hút
  • Hạn chế uống rượu

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm làm giảm nguy cơ loãng xương khi dùng glucocorticoid, gồm có:

  • bisphosphonate đường uống
  • bisphosphonate tiêm truyền tĩnh mạch
  • teriparatide tiêm dưới da
  • denosumab tiêm dưới da

Biến chứng của bệnh loãng xương do glucocorticoid

Loãng xương thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng ở giai đoạn đầu nhưng khi trở nên nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, chứng loãng xương không được điều trị có thể dẫn đến đau mạn tính, tàn tật và thậm chí tử vong.

Tiên lượng của người bị loãng xương do glucocorticoid

Bất cứ ai dùng glucocorticoid trong thời gian trên 3 tháng, ngay cả khi chỉ dùng liều thấp (2,5 mg mỗi ngày), đều có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra biến chứng.

Những người đang dùng glucocorticoid có thể cân nhắc sàng lọc bệnh loãng xương. Khi phát hiện bệnh sớm, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tập thể dục hàng ngày, ăn uống cân bằng, bỏ thuốc lá và các bước phòng ngừa té ngã để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng.

Đôi khi cần phải ngừng dùng glucocorticoid để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh loãng xương.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em có bị loãng xương do glucocorticoid không?

Trẻ em dùng glucocorticoid thường không bị loãng xương nhưng có thể có nguy cơ gãy xương khi lớn lên.

Mật độ xương có trở lại bình thường sau khi ngừng dùng glucocorticoid không?

Khi ngừng dùng glucocorticoid, mật độ khoáng xương sẽ nhanh chóng trở lại như trước đây nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ bị gãy xương trong thời gian lên đến một năm sau khi ngừng thuốc.

Tóm tắt bài viết

Glucocorticoid là một nhóm thuốc được dùng để điều trị nhiều bệnh lý nhưng dùng glucocorticoid trong 3 tháng trở lên làm tăng nguy cơ loãng xương.

Sàng lọc loãng xương khi dùng glucocorticoid có thể giúp phát hiện bệnh từ sớm. Bổ sung canxi, vitamin D, tập các bài tập kháng lực và thực hiện các thói quen sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương. Người bệnh cũng có thể cần điều chỉnh liều dùng glucocorticoid hoặc đổi sang loại thuốc khác để tránh bị loãng xương.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị

Loãng xương hông thoáng qua hay hội chứng phù tủy xương hông là một dạng loãng xương hiếm gặp. Đây là tình trạng giảm mật độ xương tạm thời ở phần đầu của xương đùi hay chỏm xương đùi (phần xương có hình dạng 2/3 khối cầu nằm trong khớp háng).

Thế nào là thiếu xương? Điều trị thiếu xương bằng cách nào?
Thế nào là thiếu xương? Điều trị thiếu xương bằng cách nào?

Thiếu xương có nghĩa là mật độ xương thấp hơn mức bình thường. Tuy rằng chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, thiếu xương sẽ dẫn đến loãng xương.

Các cách điều trị loãng xương sau mãn kinh
Các cách điều trị loãng xương sau mãn kinh

Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm, khiến xương yếu đi và dễ bị gãy. Đây là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải sau mãn kinh. Tuy rằng không thể phục hồi lại mật độ xương như trước nhưng điều trị có thể giúp phòng ngừa gãy xương và các biến chứng về lâu dài.

Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu
Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu

Chứng loãng xương có thể được điều trị bằng thảo dược và một số phương pháp điều trị thay thế khác (phương pháp điều trị thay thế bao gồm tất cả các biện pháp giúp kiểm soát hoặc làm giảm tình trạng bệnh mà không cần dùng đến các phương pháp điều trị chính thống như thuốc).

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây