1

Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu

Chứng loãng xương có thể được điều trị bằng thảo dược và một số phương pháp điều trị thay thế khác (phương pháp điều trị thay thế bao gồm tất cả các biện pháp giúp kiểm soát hoặc làm giảm tình trạng bệnh mà không cần dùng đến các phương pháp điều trị chính thống như thuốc).
Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu

Mặc dù mới có rất ít bằng chứng khoa học hoặc lâm sàng chứng minh hiệu quả của các phương pháp điều trị thay thế nhưng nhiều người đã thử và nhận thấy kết quả tích cực.

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược, thực phẩm chức năng hay liệu pháp thay thế nào. Thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng và gây ra những vấn đề không mong muốn.

Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng công dụng thực sự nhưng dưới đây là một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng được cho là có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tình trạng mất xương ở người bị loãng xương.

Cỏ ba lá đỏ

Cỏ ba lá đỏ (red clover) có chứa các hợp chất giống estrogen. Vì estrogen trong cơ thể có vai trò bảo vệ xương cỏ ba lá đỏ được cho là có thể giúp điều trị chứng loãng xương.

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy cỏ ba lá đỏ có hiệu quả trong việc làm chậm tốc độ mất xương.

Các hợp chất giống estrogen trong cỏ ba lá đỏ có thể cản trở hoạt động của các loại thuốc khác và thậm chí còn không an toàn với một số người. Một số loại thuốc có thể tương tác với cỏ ba lá đỏ gồm có liệu pháp estrogen, thuốc tránh thai đường uống, tamoxifen và thuốc chống đông máu. Người mắc các bệnh lý nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Đậu nành

Đậu nành có chứa isoflavone. Isoflavone là nhóm hợp chất giống estrogen có thể giúp bảo vệ xương và ngăn chặn tình trạng mất xương.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành để điều trị loãng xương, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú nhạy cảm với estrogen.

Black cohosh

Black cohosh là một loại thảo dược từ lâu được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh, gồm có các triệu chứng mãn kinh, ù tai, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ và còn được sử dụng làm thuốc chống côn trùng. Black cohosh có chứa phytoestrogen (các hợp chất có nguồn gốc thực vật có tác động tương tự như hormone estrogen trong cơ thể). Phytoestrogen có thể giúp ngăn ngừa mất xương.

Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2008 cho thấy black cohosh có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành xương nhưng cần có nhiều nghiên cứu khoa học hơn nữa để xác định xem liệu loại thảo dược này có mang lại lợi ích tương tự và giúp điều trị chứng loãng xương ở người hay không.

Black cohosh có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với thuốc nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa (horsetail) là một loài cây có nhiều đặc tính có lợi trong y học. Silicon trong cỏ đuôi ngựa được cho là có thể giúp kiểm soát chứng loãng xương bằng cách kích thích sự tái tạo xương. Mặc dù chưa có nhiều thử nghiệm lâm sàng để kiểm chứng tác dụng này nhưng cỏ đuôi ngựa đã được nhiều người sử dụng để điều trị các vấn đề về xương.

Bạn có thể mua cỏ đuôi ngựa dạng sấy khô hoặc thực phẩm chức năng chứa chiết xuất cỏ đuôi ngựa. Lưu ý, cỏ đuôi ngựa có thể tương tác với đồ uống có cồn, miếng dán nicotine và thuốc lợi tiểu. Do cỏ đuôi ngựa làm tăng bài tiết nước tiểu nên bạn phải uống đủ nước trong khi sử dụng loại thảo dược này.

Châm cứu

Châm cứu là một liệu pháp được sử dụng trong y học cổ truyền, trong đó sử dụng kim mảnh đâm vào các vị trí cụ thể trên cơ thể. Phương pháp điều trị này được cho là có tác dụng kích thích chức năng của các cơ quan trong cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa bệnh.

Châm cứu thường được kết hợp với thảo dược. Cần nghiên cứu thêm về hiệu quả của châm cứu trong điều trị chứng loãng xương.

Tập thái cực quyền

Thái cực quyền là một môn võ thuật cổ truyền có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm có các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng kết hợp điều hòa nhịp thở.

Các nghiên cứu cho thấy thái cực quyền có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể cho người lớn tuổi.

Thái cực quyền còn giúp tăng cường sức mạnh của cơ, khả năng phối hợp động tác, đồng thời giảm đau và cứng cơ hoặc khớp. Duy trì tập thái cực quyền thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và ổn định khi đi lại, vận động, nhờ đó giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.

Melatonin

Melatonin là một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tùng trong cơ thể. Melatonin có vai trò điều hòa giấc ngủ và còn có đặc tính chống viêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng melatonin còn giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào xương khỏe mạnh.

Bạn có thể bổ sung melatonin dưới dạng viên nang, viên nén và dạng lỏng. Thực phẩm chức năng bổ sung melatonin nhìn chung là an toàn nhưng có thể gây buồn ngủ và tương tác với thuốc chống trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp và thuốc chẹn beta nên hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

Các phương pháp điều trị chính thống

Một điều cần thiết để kiểm soát bệnh loãng xương là điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bị loãng xương cần tăng lượng canxi. Mặc dù điều này không giúp khôi phục mật độ xương trở về bình thường nhưng sẽ giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự mất xương.

Nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị loãng xương là bisphosphonate. Các loại thuốc này ngăn chặn tình trạng giảm mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Các tác dụng phụ của bisphosphonate gồm có buồn nôn và ợ nóng.

Một phương pháp điều trị nữa cho chứng loãng xương là liệu pháp hormone thay thế, thường là liệu pháp estrogen. Phương pháp điều trị này thường được dùng cho những trường hợp loãng xương do thiếu estrogen, ví dụ như phụ nữ sau mãn kinh. Tất cả các liệu pháp hormone đều có tác dụng phụ.

Phòng ngừa loãng xương

Giảm mật độ xương là một phần trong quá trình lão hóa tự nhiên nhưng bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa được. Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là tập tạ, có thể giúp duy trì khối lượng xương khỏe mạnh. Thực hiện một số thay đổi về lối sống, chẳng hạn như bỏ thuốc lá và tránh các chất gây nghiện cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Chế độ ăn hàng ngày cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương, chẳng hạn như vitamin D, canxi và vitamin K để tránh gặp phải các vấn đề về xương sau này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Loãng xương do glucocorticoid điều trị bằng cách nào?
Loãng xương do glucocorticoid điều trị bằng cách nào?

Dùng các loại glucocorticoid như prednisone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Dạng loãng xương này được gọi là loãng xương do glucocorticoid. Mặc dù điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp làm giảm nguy cơ loãng xương nhưng cũng có thể cần giảm liều glucocorticoid hoặc đổi thuốc khác.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị

Loãng xương hông thoáng qua hay hội chứng phù tủy xương hông là một dạng loãng xương hiếm gặp. Đây là tình trạng giảm mật độ xương tạm thời ở phần đầu của xương đùi hay chỏm xương đùi (phần xương có hình dạng 2/3 khối cầu nằm trong khớp háng).

Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai
Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai

Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây