1

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không? Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Cơ thể con người liên tục phân hủy và tái tạo mô xương. Loãng xương là tình trạng mật độ xương thấp, xảy ra khi cơ thể phân hủy xương nhanh hơn tốc độ tạo ra mô xương mới.

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi. Ước tính, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi lại có 1 người bị loãng xương. Tỷ lệ này ở nam giới trên 50 tuổi là 1/5. Nếu người bệnh có nguy cơ gãy xương cao, bác sĩ có thể sẽ kê các loại thuốc giúp làm chậm tốc độ phân hủy xương hay tăng tốc độ tái tạo xương mới.

Phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh loãng xương thường là bisphosphonate. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự giảm mật độ xương bằng cách ức chế sự tái hấp thu mô xương của cơ thể. Các loại thuốc trong nhóm bisphosphonate đã được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương từ những năm 1990.

Người bệnh có thể dùng thuốc trị loãng xương qua đường uống, xịt mũi, tiêm và truyền tĩnh mạch.

Bác sĩ có thể đề nghị truyền thuốc qua đường tĩnh mạch nếu người bệnh không dung nạp bisphosphonate đường uống hoặc nếu người bệnh có các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hẹp thực quản và không thể dùng được thuốc qua đường uống.

Vậy có những loại thuốc truyền tĩnh mạch nào để điều trị loãng xương, hiệu quả ra sao và tần suất điều trị như thế nào?

Các loại thuốc truyền tĩnh mạch điều trị loãng xương

Axit zoledronic (Reclast)

Axit zoledronic, hay còn gọi là zoledronate, là một trong những loại thuốc truyền tĩnh mạch được dùng trong điều trị loãng xương. Thuốc này có tên thương mại (biệt dược) là Reclast. Axit zoledronic được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để:

  • điều trị loãng xương ở nam giới
  • điều trị và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
  • điều trị và ngăn ngừa loãng xương ở những người dùng glucocorticoid

Người bệnh được truyền axit zoledronic một lần mỗi năm để điều trị loãng xương. Dung dịch thuốc chứa 5 miligam (mg) hoạt chất và quá trình truyền kéo dài ít nhất 15 phút.

Người bệnh cũng có thể được truyền axit zoledronic 2 năm một lần để ngăn ngừa loãng xương.

Ibandronate (Boniva)

Ibandronate được FDA phê duyệt để điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Thuốc này được bán dưới tên thương mại là Boniva. Dung dịch thuốc chứa 3 mg hoạt chất.

Người bệnh truyền ibandronate sau mỗi 3 tháng. Mỗi lần truyền chỉ mất khoảng 15 đến 30 giây.

Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy ibandronate và axit zoledronic có hiệu quả tương đương nhau trong điều trị bệnh loãng xương ở người lớn tuổi nhưng ibandronate có giá thấp hơn axit zoledronic. (1)

Ibandronate còn có dạng viên uống được dùng mỗi tháng một lần.

Pamidronat (Aredia)

Pamidronat vốn là một loại thuốc được dùng để điều trị chứng tăng canxi máu do ung thư, bệnh Paget hoặc ung thư đã di căn đến xương nhưng loại thuốc này cũng có thể giúp điều trị chứng loãng xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của pamidronat đối với chứng loãng xương nhưg mục đích sử dụng này hiện chưa được phê duyệt. Liều dùng pamidronate thường là 30 đến 60 mg, thuốc được truyền tĩnh mạch chậm sau mỗi 3 đến 4 tuần hoặc 3 tháng một lần.

Phương pháp truyền pamidronate có thể điều trị chứng loãng xương ở cả trẻ em. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để kiểm chứng tính hiệu quả và an toàn về lâu dài của phương pháp điều trị này.

Phân biệt tiêm và truyền

Tiêm là phương pháp sử dụng bơm kim tiêm để đưa thuốc vào dưới da, vào cơ hoặc vào tĩnh mạch. Quá trình tiêm chỉ mất khoảng vài giây. Có nhiều loại thuốc tiêm để điều trị chứng loãng xương.

Truyền là phương pháp đưa thuốc vào liên tục vào tĩnh mạch trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình truyền mất nhiều thời gian hơn so với tiêm. Tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng mà quá trình truyền thuốc để điều trị loãng xương có thể kéo dài từ 15 giây đến vài giờ.

Tác dụng phụ của thuốc truyền tĩnh mạch điều trị loãng xương

Khoảng 30% số người gặp các triệu chứng giống cúm sau lần truyền thuốc đầu tiên. Nhưng vào những lần truyền thuốc tiếp theo, tỷ lệ gặp phải các triệu chứng này giảm xuống chỉ còn 7%. (2)

Ngoài các triệu chứng giống cúm, người bệnh còn có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Nhức đầu, thường kéo dài 1 đến 3 ngày sau khi truyền thuốc

Đa phần các tác dụng phụ chỉ kéo dài vài ngày và sẽ tự khỏi. Nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm bớt các tác dụng phụ do truyền thuốc điều trị loãng xương.

Biến chứng

Mặc dù tất cả các loại thuốc trong nhóm bisphosphonate đều tiềm ẩn nguy cơ tổn thương thận nhưng nguy cơ này cao hơn khi sử dụng các loại thuốc dạng truyền tĩnh mạch.

Các biến chứng hiếm gặp khác còn có:

  • Hoại tử xương hàm
  • Đau mắt
  • Hạ canxi máu (nồng độ canxi trong máu thấp)
  • Rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim)

Lợi ích của truyền thuốc điều trị loãng xương

Tránh một số tác dụng phụ

Bisphosphonate đường uống có thể gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa, chẳng hạn như ợ nóng và khó tiêu. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy những tác dụng phụ này là lý do phổ biến nhất khiến những người tham gia ngừng dùng thuốc. Những tác dụng phụ này không xảy ra khi truyền thuốc qua đường tĩnh mạch.

Tuân thủ điều trị

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019, những người bị loãng xương tuân thủ kế hoạch điều trị tốt hơn nếu như chỉ phải tiêm truyền thuốc một hoặc một vài lần mỗi năm thay vì phải sử dụng thuốc hàng ngày hoặc hàng tuần. Truyền thuốc qua đường tĩnh mạch giúp tránh tình trạng dùng thuốc không đều.

Truyền thuốc qua đường tĩnh mạch có hiệu quả giống như các phương pháp điều trị loãng xương khác không?

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy axit zoledronic kém hiệu quả hơn so với bisphosphonate đường uống trong việc giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý rằng người bệnh đạt được kết quả tốt hơn khi sử dụng các loại thuốc dạng truyền tĩnh mạch như axit zoledronic vì tuân thủ kế hoạch điều trị tốt hơn. (3)

Các phương pháp điều trị loãng xương khác

Thuốc đường uống

Phương pháp điều trị loãng xương phổ biến nhất là thuốc đường uống, ví dụ như:

  • alendronate (Fosamax), có dạng viên uống dùng hàng ngày hoặc hàng tuần
  • risedronate (Actonel), có dạng viên uống dùng hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng
  • ibandronate (Boniva), có dạng viên uống dùng hàng tháng

Thuốc tiêm

Các loại thuốc tiêm gồm có kháng thể đơn dòng và liệu pháp hormone, ví dụ như:

  • denosumab (Prolia), kháng thể đơn dòng, tiêm 6 tháng một lần
  • romosozumab (Evenity), kháng thể đơn dòng tiêm hàng tháng dành cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao
  • calcitonin (Fortical, Miacalcin), dành cho những trường hợp không thể dùng các loại thuốc khác hoặc nếu các loại thuốc khác không có tác dụng
  • teriparatide (Forteo), người bệnh tự tiêm hàng ngày
  • abaloparatide (Tymlos), người bệnh tự tiêm thuốc

Các liệu pháp hormone như Forteo và Tymlos thường có giá rất cao, do đó được chỉ được dùng những người bị loãng xương nặng.

Calcitonin còn có dạng thuốc xịt mũi.

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Nếu chỉ bị loãng xương nhẹ và không có nguy cơ gãy xương trong tương lai gần thì người bệnh có thể chỉ cần thực hiện một số thay đổi lối sống, chế độ ăn uống như:

  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ vitamin D và canxi
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa té ngã
  • Hạn chế rượu bia và caffeine
  • Bỏ hút thuốc

Tóm tắt bài viết

Những người bị loãng xương và có nguy cơ cao bị gãy xương cần dùng thuốc để làm chậm quá trình phân hủy xương hoặc tăng tốc độ tạo xương mới. Thuốc điều trị loãng xương có nhiều dạng khác nhau, gồm có đường uống, thuốc xịt, tiêm và truyền tĩnh mạch.

Sử dụng thuốc dạng truyền tĩnh mạch có thể giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn, ngoài ra còn tránh được các tác dụng phụ về tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu.

Axit zoledronic và ibandronate là hai loại thuốc dạng truyền tĩnh mạch duy nhất được FDA phê duyệt để điều trị chứng loãng xương.

Dưới đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại thuốc này.

  Axit zoledronic Ibandronate
Liều dùng • 5 mg, mỗi năm một lần để điều trị loãng xương
• 5 mg, cách 2 năm một lần để phòng ngừa loãng xương
• 3 mg, cách 3 tháng một lần
Sử dụng cho Nam giới, phụ nữ sau mãn kinh và người dùng glucocorticoid Phụ nữ sau mãn kinh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo
Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo

Forteo (teriparatide) là một loại thuốc tiêm được sử dụng để điều trị chứng loãng xương ở người lớn. Thuốc có dạng dung dịch lỏng đựng sẵn trong bút tiêm. Người bệnh tiêm thuốc dưới da một lần mỗi ngày.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị loãng xương Forteo
Tác dụng phụ của thuốc điều trị loãng xương Forteo

Forteo là một loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương. Giống như nhiều loại thuốc khác, Forteo cũng có tác dụng phụ.

Những điều cần biết về thuốc điều trị loãng xương Evista (raloxifene)
Những điều cần biết về thuốc điều trị loãng xương Evista (raloxifene)

Evista (raloxifene) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Loại thuốc này giúp làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu
Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu

Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây