1

Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo

Forteo (teriparatide) là một loại thuốc tiêm được sử dụng để điều trị chứng loãng xương ở người lớn. Thuốc có dạng dung dịch lỏng đựng sẵn trong bút tiêm. Người bệnh tiêm thuốc dưới da một lần mỗi ngày.
Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo

Cụ thể, Forteo được sử dụng để điều trị loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ, loãng xương do thiếu testosterone ở nam giới và loãng xương do corticosteroid ở cả nam và nữ.

Forteo chỉ được dùng cho những trường hợp có nguy cơ gãy xương cao hoặc đã thử các loại thuốc trị loãng xương khác mà không có tác dụng.

Hoạt chất trong Forteo là teriparatide (hoạt chất là thành phần giúp thuốc có tác dụng điều trị bệnh).

Forteo là một loại hormone tuyến cận giáp nhân tạo, có nghĩa là hoạt động giống như hormone tuyến cận giáp trong cơ thể.

Dạng bào chế, hàm lượng và liều dùng Forteo

Dưới đây là dạng bào chế, hàm lượng và liều dùng điển hình của Forteo.

Dạng bào chế

Forteo có dạng dung dịch lỏng đựng sẵn trong bút tiêm. Mỗi bút chứa 28 liều. Forteo được tiêm dưới da.

Hàm lượng

Hàm lượng của Forteo là 250 mcg/ml. Mỗi bút tiêm chứa 600 mcg Forteo trong 2,4 ml dung dịch lỏng.

Liều dùng thông thường

Thông tin bên dưới là liều dùng Forteo được khuyến nghị hoặc liều dùng sử dụng phổ biến nhất. Nhưng người bệnh cần dùng thuốc đúng liều mà bác sĩ kê. Bác sĩ sẽ xác định liều dùng phù hợp nhất với người bệnh.

Liều dùng để điều trị bệnh loãng xương

Để điều trị bệnh loãng xương, người bệnh cần tiêm 20 mcg Forteo mỗi ngày một lần dưới da, thường là ở đùi hoặc bụng dưới.

Có cần sử dụng Forteo lâu dài không ?

Forteo có thể được sử dụng lâu dài nếu người bệnh vẫn có nguy cơ gãy xương cao nhưng các chuyên gia khuyến cáo thời gian điều trị không nên kéo dài quá 2 năm.

Khi người bệnh không còn nguy cơ gãy xương cao nữa thì nên ngừng điều trị.

Cách sử dụng Forteo

Tiêm Forteo ở đâu?

Người bệnh tiêm Forteo dưới da ở bụng dưới hoặc đùi. Nên thay đổi vị trí tiêm, không tiêm hai lần liên tiếp ở cùng một vị trí để tránh gây tổn thương da.

Cách tiêm Forteo

  1. Rửa sạch tay và sát khuẩn vị trí tiêm.
  2. Tháo nắp bút và lắp kim tiêm mới vào bút.
  3. Kéo hết cỡ nút màu đen ở đuôi bút để đặt liều tiêm.
  4. Nhéo nhẹ da ở vị trí tiêm và đưa kim tiêm vào.
  5. Nhấn nút màu đen ở đuôi bút hết cỡ để đẩy toàn bộ liều thuốc vào dưới da, sau đó chờ 5 giây rồi rút kim ra.

Cần làm gì nếu quên tiêm thuốc?

Nếu qua thời gian tiêm thuốc hàng ngày chưa lâu thì hãy tiêm ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến giờ tiêm liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiêm liều tiếp theo như bình thường vào ngày hôm sau. Không tiêm gộp hai liều cùng lúc.

Cố gắng tiêm thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì lượng thuốc ổn định trong cơ thể. Người bệnh có thể đặt chuông báo trên điện thoại để tiêm thuốc đúng giờ mỗi ngày.

Cần làm gì nếu tiêm thuốc quá liều?

Không tiêm Forteo vượt quá liều mà bác sĩ kê vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi tiêm Forteo quá liều gồm có:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Tụt huyết áp
  • Đau đầu
  • Chóng mặt

Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh lỡ tiêm Forteo quá liều. Nhưng nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng thì hãy gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Câu hỏi thường gặp

Tần suất tiêm Forteo có giống với tần suất tiêm Prolia không?

Forteo và Prolia đều là thuốc điều trị loãng xương có dạng dung dịch lỏng được tiêm dưới da. Nhưng hai loại thuốc này chứa các hoạt chất khác nhau và có cơ chế tác dụng khác nhau. Tần suất sử dụng thuốc cũng khác nhau.

Người bệnh tự tiêm Forteo hàng ngày. Nếu điều trị bằng Prolia, người bệnh cần đến cơ sở y tế tiêm thuốc 6 tháng một lần.

Cần điều trị bằng Forteo trong bao lâu?

Thời gian điều trị bằng Forteo thường không kéo dài quá 2 năm. Nhưng người bệnh có thể cần dùng Forteo trên 2 năm nếu nguy cơ gãy xương vẫn cao hoặc nguy cơ gãy xương lại tăng lên sau khi ngừng điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Liều dùng thuốc trị loãng xương Actonel
Liều dùng thuốc trị loãng xương Actonel

Actonel là một loại thuốc điều trị loãng xương và bệnh Paget xương. Dưới đây là thông tin về liều dùng loại thuốc này.

Liều dùng thuốc trị loãng xương Prolia
Liều dùng thuốc trị loãng xương Prolia

Prolia (denosumab) là một loại thuốc được dùng cho người bị loãng xương hoặc có nguy cơ bị loãng xương.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu
Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu

Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.

Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?
Fluor (fluoride) có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương?

Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây