Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu

Loãng xương là một tình trạng mạn tính có đặc trưng là sự giảm khối lượng và mật độ xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương và nguy cơ sẽ tăng theo độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người có tiền sử gia đình bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phương pháp điều trị loãng xương thường gồm có dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng như vật lý trị liệu.
Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu Điều trị loãng xương bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương. Liệu trình trị liệu có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, được điều chỉnh theo nhu cầu và tình trạng của mỗi người nhằm mục đích là tăng cường sức khỏe xương và cơ. Điều này giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng của người bệnh và giảm nguy cơ té ngã.

Vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chấn thương do loãng xương, giảm tình trạng đau mạn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Sàng lọc loãng xương

Loãng xương được gọi là căn bệnh “thầm lặng” vì thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì lý do này nên nhiều người không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương. Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (The U.S. Preventive Services Task Force) khuyến nghị khám sàng lọc loãng xương định kỳ đối với phụ nữ từ 65 tuổi trở lên và phụ nữ sau mãn kinh có một số yếu tố nguy cơ nhất định.

Vật lý trị liệu là gì?

Trong quá trình vật lý trị liệu, chuyên gia trị liệu sẽ đánh giá và điều trị những bất thường trong chuyển động do chấn thương hoặc các vấn đề sức khỏe khác của người bệnh. Liệu trình trị liệu sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng của mỗi người.

Vật lý trị liệu thường gồm có các động tác giãn cơ và bài tập, thường được thực hiện lặp đi lặp lại. Ngoài ra còn có nhiều kỹ thuật khác để cải thiện khả năng vận động, gồm có:

  • Thay đổi lối sống
  • Mát xa
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Siêu âm
  • Kích thích điện thần kinh

Trước tiên, chuyên gia trị liệu sẽ đánh giá các triệu chứng và mức độ đau bằng cách đặt ra các câu hỏi cho người bệnh và tiến hành thăm khám lâm sàng. Loại bài tập cần thực hiện cũng như mức độ khó và số lần lặp lại sẽ phụ thuộc vào tình trạng chấn thương và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ phải thay đổi bài tập hoặc tăng độ khó sau một thời gian trị liệu.

Các bài tập có thể được thực hiện ngay tại phòng khám hoặc người bệnh được hướng dẫn tự tập tại nhà hàng ngày.

Vật lý trị liệu dành cho những ai?

Vật lý trị liệu thường được thực hiện trong những trường hợp:

  • mắc bệnh loãng xương
  • gần đây bị gãy xương do loãng xương
  • người lớn tuổi có tiền sử gia đình bị loãng xương
  • mắc một bệnh lý khác ảnh hưởng đến sức khỏe xương

Tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe. Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy vật lý trị liệu mang lại lợi ích cho những người có nguy cơ gãy xương từ trung bình đến cao hoặc bị hạn chế khả năng vận động. Chuyên gia trị liệu sẽ thiết kế một liệu trình điều trị giúp giảm nguy cơ chấn thương trong tương lai.

Để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương do loãng xương, các tác giả của một nghiên cứu vào năm 2017 đã đưa ra một chương trình tập thể dục dài hạn được thiết kế nhằm cải thiện độ ổn định tư thế, khả năng vận động và hiệu quả vận động. Điều này được kết hợp cùng bổ sung vitamin D và canxi.

Vật lý trị liệu còn giúp những người bị loãng xương phục hồi sau gãy xương. Các phương pháp trị liệu như siêu âm và kích thích điện thần kinh có thể giúp làm giảm tình trạng đau mạn tính. Thuốc giảm đau và các loại thuốc điều trị loãng xương cũng có thể được kết hợp với vật lý trị liệu.

Các bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị loãng xương

Các bài tập mà người bệnh cần thực hiện trong quá trình vật lý trị liệu tùy thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như:

  • Loại chấn thương hay vấn đề sức khỏe cần điều trị
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể và các bệnh khác đang mắc
  • Mức độ hoạt động trong cuộc sống hàng ngày
  • Mục đích vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu thường đơn giản và có thể thực hiện tại nhà.

Hai hình thức tập luyện có lợi cho bệnh loãng là tập kháng lực và các bài tập chịu trọng lực. Kết hợp các hình thức tập luyện này sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Quá trình trị liệu có thể sẽ gồm các bài tập sau đây:

  • Tập tạ
  • Các bài tập với dây kháng lực
  • Các bài tập kháng lực như chống đẩy, squat hoặc yoga
  • Các bài tập chịu trọng lực như đi bộ, khiêu vũ hoặc leo cầu thang
  • Các bài tập để cải thiện tư thế
  • Các bài tập cải thiện khả năng thăng bằng
  • Các bài tập cải thiện tư thế cơ thể trong các hoạt động hàng ngày

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2018 đã xác định hai loại bài tập hiệu quả nhất để tăng mật độ xương cho người bị loãng xương. Đó là các bài tập chịu trọng lực, chẳng hạn như leo cầu thang hoặc đi bộ và các bài tập kháng lực, chẳng hạn như tập tạ.

Tập kháng lực giúp cải thiện khối cơ và mật độ xương. Hình thức tập luyện này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm nguy tử vong và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Lợi ích của vật lý trị liệu

Tập thể dục thường xuyên là điều rất quan trọng để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh loãng xương.

Vật lý trị liệu mang lại những lợi ích như:

  • Cải thiện khả năng thăng bằng
  • Giảm nguy cơ té ngã
  • Kéo giãn cơ và tăng cường sức mạnh của cơ
  • Cải thiện tư thế
  • Ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình giảm mật độ xương
  • Giảm đau

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy những người bị loãng xương duy trì thói quen tập thể dục có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với những người không tập thể dục.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2021 đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy tập thể dục giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, sức mạnh và độ bền của cơ quanh cột sống ở những người bị loãng xương, đồng thời giảm đau và giảm nguy cơ té ngã.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng vật lý trị liệu mang lại kết quả tích cực ở những người bị loãng xương. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định phương pháp điều trị tốt nhất cũng như thời gian và tần suất thực hiện.

Trong một nghiên cứu vào năm 2020, các nhà nghiên cứu nhận thấy chương trình tập thể dục kéo dài 12 tuần dưới sự giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu đã giúp cải thiện sức mạnh của cơ, khả năng giữ thăng bằng và giảm nỗi sợ té ngã ở những phụ nữ bị loãng xương và có tiền sử gãy xương sống.

Khuyến nghị về thời lượng và tần suất tập thể dục

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hướng dẫn về thời lượng và tần suất tập thể dục cho từng nhóm tuổi như sau:

  • Người từ 18 đến 64 tuổi nên tập cardio cường độ cường độ vừa phải ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần hoặc tập cường độ cao 75 đến 150 phút mỗi tuần. Khuyến nghị này cũng áp dụng cho cả những người mắc các bệnh mạn tính.
  • Người trên 65 tuổi nên cố gắng đạt được mục tiêu tập luyện nêu trên và chọn các bài tập giúp cải thiện khả năng vận động cũng như tập kháng lực 3 ngày mỗi tuần.

Tóm tắt bài viết

Loãng xương là một bệnh lý về xương phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương. Tình trạng này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy.

Vật lý trị liệu, kết hợp với các phương pháp điều trị khác, có thể giúp xương và cơ khỏe hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu
Điều trị loãng xương bằng thảo dược và châm cứu

Chứng loãng xương có thể được điều trị bằng thảo dược và một số phương pháp điều trị thay thế khác (phương pháp điều trị thay thế bao gồm tất cả các biện pháp giúp kiểm soát hoặc làm giảm tình trạng bệnh mà không cần dùng đến các phương pháp điều trị chính thống như thuốc).

Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo
Liều dùng thuốc điều trị loãng xương Forteo

Forteo (teriparatide) là một loại thuốc tiêm được sử dụng để điều trị chứng loãng xương ở người lớn. Thuốc có dạng dung dịch lỏng đựng sẵn trong bút tiêm. Người bệnh tiêm thuốc dưới da một lần mỗi ngày.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị
Loãng xương hông thoáng qua: Nguyên nhân và cách điều trị

Loãng xương hông thoáng qua hay hội chứng phù tủy xương hông là một dạng loãng xương hiếm gặp. Đây là tình trạng giảm mật độ xương tạm thời ở phần đầu của xương đùi hay chỏm xương đùi (phần xương có hình dạng 2/3 khối cầu nằm trong khớp háng).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây