1

Chẩn đoán và điều trị block nhĩ thất

Block nhĩ thất (AV block) là một rối loạn sự dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất chẩn đoán bằng điện tâm đồ, gây ra rối loạn nhịp tim có thể gây ngất hoặc đột tử. Tùy thuộc vào mức độ block mà có phương pháp điều trị khác nhau

1. Block nhĩ thất là gì?

 

Block nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất biểu hiện bằng kéo dài khoảng PR trên điện tâm đồ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ hóa hay hoại tử hệ thống dẫn truyền.

Nút nhĩ thất có tác dụng dẫn truyền và kiểm soát các xung động điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Nút xoang phát nhịp dẫn truyền đến tâm nhĩ làm tâm nhĩ co bóp, biểu hiện bằng sóng P trên điện tâm đồ. Sau đó truyền tiếp xuống nút nhĩ thất, bó His, tới mạng lưới Purkinje làm tâm thất co bóp, biểu hiện phức bộ QRS trên điện tâm đồ. Khi các xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị cản trở tại nút nhĩ thất hoặc bó His với các mức độ khác nhau thì người ta gọi là bị block nhĩ thất.

Tùy vào mức độ tắc nghẽn, sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất mà người ta chia blốc nhĩ thất thành 3 độ: Block nhĩ thất cấp I, II, III.

2. Nguyên nhân gây block nhĩ thất

 

Có nhiều nguyên nhân gây block nhĩ thất bao gồm:

  • Tập luyện thể thao
  • Nhồi máu cơ tim
  • Phẫu thuật thay van hai lá, sửa van 2 lá
  • Viêm cơ tim
  • Xơ hóa vô căn của hệ thống dẫn truyền trong bệnh Lenegre hoặc bệnh Lev
  • Bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, xơ cứng toàn thân).
  • Tăng kali máu.
  • Do thuốc như chẹn bêta, thuốc chẹn kênh calci, digoxin, amiodarone.

3. Chẩn đoán block nhĩ thất

 

Chẩn đoán block nhĩ thất hoàn toàn dựa vào xét nghiệm điện tâm đồ

3.1 Đối với block nhĩ thất cấp I

Chẩn đoán khi điện tâm đồ có khoảng PR kéo dài > 200ms tương đương 1 ô lớn ( hình 1), chẩn đoán rõ ràng khi khoảng PR > 300ms và/ hoặc sóng P được ẩn trong các sóng T trước (hình 1, hình 2)

Chẩn đoán và điều trị block nhĩ thất 200 ms)." v-zoomable="65121" src="/uploads/suc-khoe/2021_05/31936-chan-doan-va-dieu-tri-block-nhi-that-0.png"/>
Hình 1: Block nhĩ thất (AV) cấp 1 (khoảng PR > 200 ms).
Chẩn đoán và điều trị block nhĩ thất
Hình 2: Block nhĩ thất (AV) vớ sóng P được ẩn trong các sóng T trước.

 

3.2 Đối với block nhĩ thất cấp II

Biểu hiện trên điện tâm đồ thấy sự vắng mặt không thường xuyên QRS và T sau sóng B. Block nhĩ thất cấp II chia thành 2 dạng: loại 1 (Wenckebach – Mobitz 1) và loại 2 (Mobitz 2)

  • Đối với block nhĩ thất cấp II loại 1: Khoảng PR dài dần, cuối cùng là sóng P không có QRS. Khoảng PR dài nhất ngay trước khi bỏ nhịp. Khoảng PR là ngắn nhất ngay sau khi bỏ nhịp ( hình 3)
Chẩn đoán và điều trị block nhĩ thất
Hình 3: Chu kỳ Wenckebach điển hình

 

  • Đối với block nhĩ thất cấp II loại 2

Chẩn đoán khi các sóng P vẫn đều đặn nhưng có những sóng P không có QRS đi kèm. Các sóng P có QRS đi kèm có khoảng PQ bình thường mà không bị dài dần như Mobitz 1 ( Hình 4)

Chẩn đoán và điều trị block nhĩ thất
Hình 4: Block nhĩ thất cấp II loại 2

 

3.3 Block nhĩ thất cấp III ( block nhĩ thất hoàn toàn)

Chẩn đoán block nhĩ thất hoàn toàn khi không có mối quan hệ giữa P nguồn gốc xoang và QRS (tần số QRS thấp hơn tần số P). Phân biệt với phân ly nhĩ thất có tần số thất > tần số nhĩ), vắng mặt hoàn toàn dẫn truyền nhĩ thất (AV), không có các xung điện trên thất được dẫn đến các tâm thất (Hình 5)

Chẩn đoán và điều trị block nhĩ thất
Hình 5: Block nhĩ thất hoàn toàn

4. Điều trị block nhĩ thất

 

Không có thuốc điều trị cụ thể cho bệnh nhân block nhĩ thất. Bệnh nhân cần nhập viện điều trị khi có các biểu hiện khó thở, ngất, đau ngực... Ngoài ra bệnh nhân cần được kiểm soát về mạch, huyết áp bằng các thuốc vận mạch hoặc thuốc kiểm soát huyết áp. Cụ thể như sau:

Đối với block nhĩ thất cấp I:

  • Đặc điểm không gây rối loạn huyết động. Không có điều trị cụ thể cần thiết.
  • Một số trường hợp blốc nhĩ thất độ I kèm block nhánh phải có thể tăng nguy cơ tiến triển thành block nhĩ thất độ III nên cần phải theo dõi chặt chẽ tiến hành đặt máy tạo nhịp

Đối với block nhĩ thất cấp II Mobitz I

  • Đặc điểm thường là một rối loạn nhịp lành tính, gây rối loạn huyết động tối thiểu và ít nguy cơ tiến triển thành block nhĩ thất (AV) độ ba.
  • Bệnh nhân không có triệu chứng không cần điều trị. Tạo nhịp vĩnh viễn ít khi cần thiết.

Đối với block nhĩ thất cấp II Mobitz II

  • Đặc điểm gây bất ổn huyết động nhiều hơn so với Mobitz I, chậm nhịp tim nặng và tiến triển thành block nhĩ thất (AV) độ 3, có thể gây ngất hoặc đột tử, nguy cơ suy tim
  • Mobitz II cần nhập viện ngay lập tức để theo dõi tim, tạo nhịp tạm thời và cuối cùng là đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Đối với block nhĩ thất cấp III

  • Đặc điểm: Bệnh nhân có block nhĩ thất (AV) cấp ba có nguy cơ cao ngừng thất và đột tử do tim.
  • Yêu cầu nhập viện khẩn cấp để theo dõi tim, tạo nhịp tạm thời và thường chèn máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 684 Lượt xem
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 635 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây