1

Cha mẹ “tẩy chay” vắc xin, con gánh hậu quả - Bệnh viện nhi Trung Ương

Chuyển mùa xuân - hè bệnh sởi gia tăng

Thời tiết chuyển mùa xuân- hè là giai đoạn trẻ mắc sởi có xu hướng gia tăng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và hiện nay phương pháp an toàn nhất để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng. Điều đáng nói là trong số này, có cả những trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.

Ngày 4/03, bé Diệp Anh (17 tháng, Hà Nam) bỗng nhiên lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau thì nhiệt độ cơ thể  tăng cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân của cháu. Ngày 7/03, cháu Diệp Anh được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi.

Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu Diệp Anh chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng xã hội , lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho cháu tiêm phòng. Khuyên thế nào cũng không được”.

Bệnh sởi là gì

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm-Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch.

Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều  vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tự phát khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm phòng. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.

Công tác tại khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều năm, bác sĩ Lâm gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Trường hợp điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu bé được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ nhỏ mắc sởi. May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu bé đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

Những lưu ý khi nhận biết và chăm sóc trẻ mắc bệnh

 Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2-5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong. Trẻ mắc bệnh có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao > 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…
  • Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
  • Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
  • Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
  • Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý:

  • Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.
  • Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
“Kiêng” vắc-xin cho trẻ sinh non – sai lầm tai hại - bệnh viện nhi trung ương
“Kiêng” vắc-xin cho trẻ sinh non – sai lầm tai hại - bệnh viện nhi trung ương

Lo lắng trẻ sinh non, nhẹ cân không đủ sức khỏe để tiếp nhận các mũi tiêm phòng, nhiều gia đình thường chờ đến khi đủ cân nặng và có cảm giác khỏe mạnh mới đưa đi tiêm phòng. Các bác sĩ cảnh báo, đây là quan niệm sai lầm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1193 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1014 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  834 lượt xem

Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  970 lượt xem

Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?

- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  861 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 712 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 756 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? 01:35
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG?
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Vắc xin là chế phẩm...
 3 năm trước
 955 Lượt xem
Viện Y học dự phòng quân đội đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Viện Y học dự phòng quân đội đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 01:28
Viện Y học dự phòng quân đội đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Viện y học dự phòng Quân đội là viện đầu ngành tuyến cuối trong phòng chống dịch bệnh của Quân Đội.
 3 năm trước
 909 Lượt xem
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
 BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe...
 3 năm trước
 715 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 2125 Lượt xem
Tin liên quan
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây