Axit folic có tác dụng kích thích mọc tóc không?
Tốc độ mọc của tóc thay đổi theo từng giai đoạn trong suốt cuộc đời. Khi còn trẻ và có sức khỏe tốt, tóc thường mọc nhanh chóng.
Khi chúng ta bắt đầu có tuổi, quá trình mọc tóc có thể bị chậm lại vì nhiều nguyên nhân, ví dụ như suy giảm sự trao đổi chất, thay đổi nội tiết tố và hoạt động kém đi của các nang tóc vốn có chức năng tạo ra tóc mới.
Tuy nhiên, tình trạng của mái tóc và tốc độ mọc tóc còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Ngoài tác dụng giúp giữ cho làn da và các cơ quan nội tạng khỏe mạnh, một số chất dinh dưỡng còn tác động đến sự mọc tóc.
Khi bổ sung đúng cách, axit folic (vitamin B9) là một trong những chất dinh dưỡng giúp mái tóc trở nên dày mượt và chắc khỏe hơn.
Axit folic có tác dụng gì?
Axit folic chủ yếu chịu trách nhiệm cho sự phát triển khỏe mạnh của tế bào, bao gồm cả những tế bào da, tóc và móng tay. Do có tác động như vậy đến tóc nên có ý kiến cho rằng axit folic giúp kích thích mọc tóc. Ngoài ra, axit folic còn giúp giữ cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B9 hay folate - một loại vitamin B. Trong các loại thực phẩm, vitamin B9 tồn tại ở dạng tự nhiên là folate trong khi các sản phẩm viên uống bổ sung lại có chứa phiên bản tổng hợp của vitamin B9 là axit folic. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng folate và axit folic có chức năng giống nhau trong cơ thsể.
Kết quả nghiên cứu
Đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng thúc đẩy mọc tóc của axit folic. Trong một nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2017, các nhà nghiên cứu sau khi quan sát 52 người trưởng thành bị tóc bạc sớm thì đã phát hiện ra rằng những người này đều có lượng axit folic, vitamin B7 và B12 trong cơ thể ở mức thấp. (1)
Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu khác để xem liệu bổ sung mình axit folic có giúp kích thích mọc tóc hay không.
Liều lượng khuyến nghị
Liều lượng axit folic khuyến nghị hàng ngày đối với nam giới và phụ nữ trưởng thành là 400 microgam (mcg). Nếu như chế độ ăn uống không cung cấp đủ folate thì có thể cân nhắc dùng viên uống bổ sung. Lượng folate trong cơ thể quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu folate với các triệu chứng như:
- Đau đầu
- Mệt mỏi, uể oải
- Dễ cáu gắt
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Thay đổi màu tóc và móng tay
- Loét bên trong miệng
- Rụng tóc
Nếu như không bị thiếu folate thì không cần phải uống bổ sung axit folic để cải thiện mái tóc. Việc tiêu thụ quá 400 mcg mỗi ngày sẽ không giúp cho tóc mọc nhanh hơn.
Thậm chí, việc bổ sung quá nhiều axit folic sẽ không an toàn và có thể dẫn đến tình trạng quá liều. Điều này chỉ xảy ra khi dùng viên uống axit folic và không bao giờ xảy ra khi ăn các loại thực phẩm giàu folate. Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ, bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày có thể khiến cho các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 không biểu hiện rõ và khi không được phát hiện, điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh.
Axit folic là thành phần thường có trong các sản phẩm viên uống vitamin B, viên uống vitamin tổng hợp và cũng có những sản phẩm chỉ chứa axit folic. Mỗi sản phẩm lại có liều axit folic khác nhau nên cần chú ý để không sử dụng quá liều.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị phụ nữ mang thai bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày và nếu có thể thì nên bắt đầu từ một tháng trước khi thụ thai.
Ở nhiều phụ nữ đang mang thai, tóc và lông mọc nhanh hơn bình thường và đó có thể là do tác động của axit folic.
Axit folic có vai trò vô cùng quan trọng trong thai kỳ, đó là giữ cho cả mẹ và con khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh về thần kinh. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể khuyên dùng viên uống axit folic hoặc viên uống vitamin tổng hợp dành cho bà bầu có chứa thành phần axit folic.
Thực phẩm giàu folate
Dùng viên uống axit folic là một cách đơn giản để bổ sung vitamin B9 cho cơ thể nếu bị thiếu hụt. Tuy nhiên, ở hầu hết mọi người thì chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin B9 hàng ngày.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều folate – dạng tự nhiên của vitamin B9:
- Các loại đậu
- Bông cải xanh
- Trái cây họ cam quýt
- Các loại rau xanh
- Thịt
- Gan
- Các loại quả hạch như hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt điều
- Mầm lúa mì
Nước cam cũng là một nguồn cung cấp folate dồi dào nhưng lại có chứa rất nhiều đường tự nhiên. Cần lưu ý, thực phẩm càng qua chế biến nhiều thì hàm lượng folate và các chất dinh dưỡng khác sẽ càng giảm. Do đó, nên chọn những phương pháp chế biến tối thiếu để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tối đa trong món ăn.
Ngoài các loại thực phẩm tự nhiên, vitamin B9 còn được thêm vào một số loại thực phẩm chế biến sẵn dưới dạng axit folic, ví dụ như nước ép hoa quả đóng chai hay ngũ cốc ăn sáng.
Tóm tắt bài viết
Axit folic là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để tạo ra các tế bào mới. Mặc dù axit folic có tác động đến tế bào mầm tóc nhưng cần nghiên cứu thêm về tác dụng kích thích mọc tóc của loại vitamin này, đặc biệt là ở những người không bị thiếu hụt. Cho dù không có tác dụng cải thiện mái tóc thì axit folic vẫn có vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể. Do đó, cần bổ sung đủ axit folic để có sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe tốt, mái tóc cũng sẽ trở nên dày mượt, chắc khỏe hơn.
Nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy những thay đổi bất thường ở mái tóc. Đột nhiên rụng nhiều tóc và có những mảng hói có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như mất cân bằng nội tiết tố. Nếu thật sự nguyên nhân gây rụng tóc là do những vấn đề này thì sẽ không thể điều trị được bằng axit folic.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra tình trạng thiếu hụt vitamin D ở nhiều người bị hội chứng ruột kích thích và việc bổ sung vitamin này có thể làm giảm các triệu chứng bệnh.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh được biết đến với công dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào da và có thể giúp trị mụn trứng cá.
Đối với các vấn đề về da thì tác dụng của việc bôi vitamin E trên da sẽ khác so với bổ sung vitamin E vào bên trong cơ thể. Mặc dù vẫn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng này cho cơ thể từ chế độ ăn uống hàng ngày nhưng để trị mụn trứng cá thì bôi vitamin E trực tiếp lên da sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Uống bổ sung hoặc tiêm vitamin B12 khi không cần thiết hoặc sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tình trạng nạp vào lượng vitamin vượt quá nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.
Kẹo dẻo bổ sung vitamin là một dạng thực phẩm chức năng có màu sắc và mùi vị hấp dẫn giống như kẹo dẻo thông thường, có thể chỉ chứa một hoặc chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.
- 0 trả lời
- 687 lượt xem
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ