1

Hội chứng ruột kích thích có được ăn sữa chua không?

Tác động của sữa chua đến hội chứng ruột kích thích ở mỗi người là khác nhau. Không phải ai bị bệnh này cũng gặp phải các triệu chứng giống nhau nên có thể sữa chua sẽ giúp giảm các triệu chứng hoặc cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Hội chứng ruột kích thích có được ăn sữa chua không? Hội chứng ruột kích thích có được ăn sữa chua không?

Sữa chua và hội chứng ruột kích thích

Ăn sữa chua có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) vì sữa chua chứa lợi khuẩn hay còn gọi là men vi sinh (probiotic), giúp khôi phục sự cân bằng lành mạnh cho hệ vi sinh vật trong đường ruột. Tuy nhiên, sữa chua lại cũng nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh khi bị hội chứng ruột kích thích. Vậy tóm lại là nếu bị bệnh này thì có được ăn sữa chua hay không?

Điều này còn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Hội chứng ruột kích thích ở mỗi người là khác nhau, từ nguyên nhân cho đến các triệu chứng. Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh này hiện vẫn chưa được xác định rõ. Cơ thể một số người phản ứng tiêu cực khi tiêu thụ sữa chua và các sản phẩm từ sữa trong khi ở một số người khác thì sữa chua lại giúp giảm bớt triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Khi đi khám, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống cụ thể và người bệnh cũng có thể thử ăn sữa chua rồi theo dõi phản ứng cơ thể.

Kết quả nghiên cứu

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều năm qua về tác động của men vi sinh đến những người bị hội chứng ruột kích thích và cho ra các kết quả khác nhau. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả vì hội chứng ruột kích thích có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cần có thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm hơn nữa để có thể kết luận liệu có nên dùng men vi sinh để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích hay không.

Một số nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại đã cho ra những kết quả khá khả quan. Ví dụ, một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2011 ở 122 người bị hội chứng ruột kích thích cho thấy việc uống men vi sinh dạng viên giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng hội chứng ruột kích thích ở 47% người tham gia sau 4 tuần. (1) Một nghiên cứu khác đã sử dụng kết hợp nhiều loại men vi sinh ở 30 người bị hội chứng ruột kích thích và phát hiện ra rằng điều này giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, gồm có đau bụng và đầy hơi. (2)

Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện ở 274 người bị hội chứng ruột kích thích và táo bón đã chỉ ra rằng men vi sinh trong sữa chua không có tác dụng cải thiện vấn đề. Hai nghiên cứu khác sau khi đánh giá tác động của men vi sinh ở 73 người bị hội chứng ruột kích thích cũng đã cho kết quả tiêu cực.

Sữa chua có phù hợp với chế độ ăn FODMAP thấp không?

Sữa chua không phù hợp với chế độ ăn kiêng FODMAP thấp vì hai lý do chính. Thứ nhất, sữa chua chứa chất béo nên có thể gây tiêu chảy. Thứ hai là ở một số người, hội chứng ruột kích thích còn đi kèm với tình trạng không dung nạp lactose. Điều này có nghĩa là cơ thể không thể tiêu hóa đường lactose – thành phần có trong các sản phẩm từ sữa.

Ở những người này, sữa chua có thể làm cho các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và chướng bụng trở nên nặng hơn. Nếu nguyên nhân gây ra các triệu chứng ruột kích thích là do tiêu thụ chất béo hoặc không dung nạp lactose thì có thể thử sữa chua ít béo, tách béo hoặc các sản phẩm sữa chua thực vật, ví dụ như sữa chua đậu nành, sữa chua dừa…

Cách thực hiện chế độ ăn kiêng FODMAP thấp

FODMAP là viết tắt của “fermentable oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides and polyols” (các loại carbohydrate chuỗi ngắn, có thể lên men). Chế độ ăn kiêng FODMAP thấp là chế độ ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa những chất này. Các loại carb chuỗi ngắn trong nhóm FODMAP thường không được ruột non hấp thụ tốt. Những người bị hội chứng ruột kích thích được khuyến nghị nên thực hiện chế độ ăn kiêng này để giảm các triệu chứng khó chịu.

Một số thực phẩm cần tránh:

  • Tỏi và hành tây
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm có chứa thành phần “high fructose corn syrup” (đường làm từ ngô có hàm lượng fructose cao)
  • Các sản phẩm từ bột mì
  • Một số loại rau củ như bông cải xanh và atisô
  • Một số loại trái cây như táo, mơ và bơ
  • Đậu Hà Lan và đậu đen

Một số loại thực phẩm có thể ăn:

  • Sữa thực vật như sữa dừa hay sữa hạt
  • Các loại trái cây như cam, dứa, dưa hấu, việt quất,…
  • Các loại rau như bí xanh, rau diếp, dưa chuột, cà tím, khoai tây…
  • Các nguồn protein như thịt bò, đậu phụ, thịt gà, cá,…
  • Các loại bánh không chứa bột mì
  • Yến mạch

Tóm tắt bài viết

Tác động của sữa chua đến hội chứng ruột kích thích ở mỗi người là khác nhau. Không phải ai bị bệnh này cũng gặp phải các triệu chứng giống nhau nên có thể sữa chua sẽ giúp giảm các triệu chứng hoặc cũng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Có thể ăn thử từng ít một và theo dõi phản ứng của cơ thể trước khi đưa sữa chua vào chế độ ăn uống. Nếu nhận thấy các triệu chứng nặng hơn sau khi ăn sữa chua thì tốt nhấn nên tránh xa tất cả các sản phẩm làm từ sữa. Còn nếu cảm thấy không có vấn đề gì sau khi ăn sữa chua thì hoàn toàn có thể ăn bình thường.

Nên chọn các loại sữa chua có chứa lợi khuẩn với ít nhất 100 triệu CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc) và cũng giống như các loại thực phẩm khác, chỉ nên ăn sữa chua một cách vừa phải. Sữa chua trắng, ít đường hoặc không đường và ít béo là lựa chọn lành mạnh hơn so với sữa chua có đường và sữa chua nguyên kem. Ngoài ra còn có những cách khác để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, ví dụ như ăn sữa chua thực vật, kefir, dùng các sản phẩm men vi sinh hay những thực phẩm được lên men như trà kombucha, kim chi,…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?
Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?

Nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê vào buổi sáng và băn khoăn không biết có thể uống cà phê vào giai đoạn nhịn ăn hay không.

Có được uống cà phê khi bị ốm không?
Có được uống cà phê khi bị ốm không?

Mặc dù uống cà phê ở mức độ vừa phải thường vô hại và thậm chí có lợi đối với người khỏe mạnh nhưng có thể sẽ phải hạn chế hoặc tạm thời ngừng uống khi bị bệnh.

Quả cà phê có ăn được không và có những lợi ích gì?
Quả cà phê có ăn được không và có những lợi ích gì?

Các nghiên cứu cho thấy quả cà phê giàu chất chống oxy hóa và đem lại một số lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như cải thiện chức năng não bộ và giảm mỡ.

Sữa chua có thực sự giúp giảm cân không?
Sữa chua có thực sự giúp giảm cân không?

Sữa chua có lợi cho việc giảm cân nhờ chứa nhiều canxi, protein và lợi khuẩn.

Sữa chua có giúp giảm tiêu chảy không?
Sữa chua có giúp giảm tiêu chảy không?

Sữa chua chứa lợi khuẩn có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm một số dạng tiêu chảy, ví dụ như tiêu chảy do nhiễm trùng, do thuốc kháng sinh, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  660 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây