1

7 lầm tưởng về bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất trong xương giảm, khiến xương trở nên yếu, giòn, xốp và dễ gãy. Đây là một vấn đề phổ biến với hàng trăm triệu người mắc, chủ yếu là những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về chứng bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp 7 lầm tưởng thường gặp về bệnh loãng xương.
7 lầm tưởng về bệnh loãng xương 7 lầm tưởng về bệnh loãng xương

Loãng xương là một phần tất yếu của sự lão hóa

Mặc dù nguy cơ loãng xương và gãy xương tăng lên khi có tuổi nhưng đây không phải là những vấn đề không thể tránh khỏi. Có rất nhiều cách để giảm nguy cơ loãng xương và phòng ngừa gãy xương. Ba điều quan trọng nhất để giữ cho xương chắc khỏe về lâu dài gồm có:

  • Bổ sung đủ canxi
  • Bổ sung đủ vitamin D
  • Tập thể dục thường xuyên

Chỉ có phụ nữ mới bị loãng xương

Mặc dù đúng là phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới nhưng vấn đề này không chỉ xảy ra ở phụ nữ. Nam giới cũng có thể bị loãng xương. Theo Tổ chức loãng xương thế giới, cứ 5 nam giới trên 50 tuổi lại có 1 người bị loãng xương. (1) Gãy xương do loãng xương ở nam giới thường xảy ra muộn hơn và do đó khó hồi phục hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Chỉ người cao tuổi mới bị loãng xương

Khoảng 90% khối lượng xương được hình thành trước tuổi 18 ở phụ nữ và trước tuổi 20 ở nam giới. Mặc dù loãng xương không xảy ra ở giai đoạn nay nhưng chẳng bao giờ là quá sớm để thực hiện các biện pháp bảo vệ và cải thiện mật độ xương. Thực hiện các biện pháp này ngay từ sớm sẽ giúp giữ cho chắc khỏe về lâu dài và giảm nguy cơ loãng xương khi về già.

Gãy xương là biến chứng duy nhất của loãng xương

Loãng xương khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy hơn bình thường. Tuy nhiên, gãy xương không phải biến chứng duy nhất của bệnh loãng xương. Loãng xương thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Một trong những xương có nguy cơ bị gãy cao nhất ở người bị loãng xương là xương hông. Khoảng 25% số ca gãy xương hông tử vong trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi bị gãy xương. Một lý do dẫn đến tử vong là biến chứng của phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật thay khớp háng có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Tác dụng phụ của thuốc gây mê
  • Viêm phổi
  • Nhồi máu cơ tim
  • Nhiễm trùng ở người lớn tuổi

Xương chỉ bị gãy khi ngã

Bình thường, chỉ những cú va đập rất mạnh hoặc ngã từ trên cao mới gây gãy xương nhưng ở người bị loãng xương, xương trở nên giòn, xốp và có thể bị gãy khi chỉ va đập, ngã nhẹ hoặc khi thực hiện các chuyển động bình thường hàng ngày như đi lại, bê đồ hay vặn người. Nếu loãng xương nghiêm trọng, xương có thể bị gãy khi hắt xì, ho hoặc thậm chí tự gãy.

Có thể cảm nhận thấy xương yếu đi

Loãng xương được gọi là một căn bệnh thầm lặng do đa phần không biểu hiện triệu chứng. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương. Tùy vào vị trí và mức độ nghiêm trọng mà gãy xương sẽ có các dấu hiệu như đau đớn, biến dạng, sưng tấy, cử động khó khăn, không thể đứng thẳng hay đi lại, giảm chiều cao, gù lưng… Cách duy nhất để xác nhận loãng xương là đo mật độ xương.

Có thể khôi phục mật độ xương

Loãng xương là bệnh không thể “đảo ngược”, có nghĩa là sẽ vĩnh viễn không thể khôi phục lại mật độ xương như trước. Tuy nhiên, có thể ngăn chặn sự mất xương thêm, bảo tồn mật độ xương và đôi khi còn có thể cải thiện phần nào mật độ xương. Một số loại thuốc điều trị loãng xương có thể làm tăng mật độ xương khoảng vài phần trăm mỗi năm trong vòng từ 3 đến 4 năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương
Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Tụt nướu, lực nắm tay yếu và đau cổ hoặc lưng là các triệu chứng của bệnh loãng xương. Bạn nên đi khám khi gặp các triệu chứng này. Đo mật độ xương sẽ giúp đánh giá tình trạng xương và cho biết bạn có bị loãng xương hay không.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Lợi ích của bơi lội đối với bệnh loãng xương
Lợi ích của bơi lội đối với bệnh loãng xương

Bơi lội mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần nghiên cứu thêm để xem liệu hình thức tập thể dục này có thể giúp xương chắc khỏe hay không. Thêm các bài tập chịu sức nặng vào chế độ tập luyện có thể giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ té ngã.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây