1

5 thay đổi về chế độ ăn khi đang cố gắng có thai

Đừng đợi cho đến khi mang thai mới thay đổi thói quen ăn uống. Hãy thay đổi ngay từ bây giờ để đảm bảo em bé của bạn có một khởi đầu khỏe mạnh.
5 thay đổi về chế độ ăn khi đang cố gắng có thai 5 thay đổi về chế độ ăn khi đang cố gắng có thai

Chú ý đến chế độ ăn uống

Đối với cả nam giới và phụ nữ, thức ăn và khả năng sinh sản đều có mối liên quan chặt chẽ. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng để tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.

Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám và các thực phẩm giàu canxi như sữa chua, phô mai và sữa mỗi ngày. Không nạp đủ chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn và làm cho khó có thể dự đoán thời điểm rụng trứng. Và bạn không thể rụng trứng nếu bạn bị thiếu cân hoặc béo phì nghiêm trọng.

Bạn tình của bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống của mình vì một số vitamin và chất dinh dưỡng nhất định - như kẽm và vitamin C và E, và axit folic - rất quan trọng trong việc tạo ra tinh trùng khỏe mạnh.

Cá là một “nhà máy dinh dưỡng” cho em bé đang lớn, cung cấp protein chứa chất béo thấp, chứa nhiều axit béo omega-3, nhưng bạn cần phải cẩn thận tránh những loại cá có chứa thủy ngân cao, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ FDA kêu gọi phụ nữ nên ăn từ 200 đến 350gr cá nhiều loại mỗi tuần.

Vì thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể và tồn tại lâu hơn một năm, nên tránh một số loại cá có thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu. Thay vào đó, ăn các loại cá chứa thủy ngân thấp như cá hồi và cá ngừ đóng hộp (không phải cá ngừ albacore - loại chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn) một hoặc hai lần một tuần. Đọc thêm về chế độ ăn cá trong khi cố gắng thụ thai.

Các loại thịt chế biến có thể đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và nên được ăn với số lượng nhỏ, và nên tránh các loại thịt xông khói hoặc thịt sống trong suốt thời kỳ mang thai. Ngay cả xúc xích hoặc thịt cá hồi cũng phải được đun chín trước khi ăn nếu bạn mang thai.

Thực hiện các thói quen tốt trước thai nghén

Đối với nhiều bà mẹ tương lai, mang thai sẽ làm thay đổi đột ngột về thói quen ăn uống - nhưng một số thói quen rất khó thay đổi. Hãy làm mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách thay đổi thói quen ngay từ bây giờ và giúp em bé của bạn có một khởi đầu tốt từ khi bạn thụ thai.

Một số lời khuyên chắc chắn: Vài chai bia và vài ly rượu có thể không ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của bạn nhưng rượu có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Và vì bạn có thể không biết chính xác khi nào rụng trứng hoặc thụ thai, nên nếu muốn an toàn hãy bỏ rượu hoàn toàn. (Đối với những đồ uống thay thế không cồn, hãy xem danh sách những đồ uống tốt nhất).

Một lưu ý liên quan, nếu bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích hoặc hút thuốc hãy bỏ ngay bây giờ. Tất cả các chất kích thích và thói quen này đều có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Bạn cũng có thể muốn cắt giảm caffeine. Các nghiên cứu về việc liệu caffein có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không hiện vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia thường đồng ý rằng việc tiêu thụ caffein từ thấp đến trung bình, ít hơn 300 mg một ngày hoặc tương đương với hai tách cà phê hơn 200ml, sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn, nhưng bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ caffein luôn để đảm bảo an toàn.Tìm hiểu thêm về caffein và khả năng sinh sản.

Và một khi bạn đang mang thai, các chuyên gia sẽ khuyên nên giới hạn còn 200 mg caffeine mỗi ngày - ít hơn một tách cà phê 300ml – vì lượng tiêu thụ càng cao thì càng tăng nguy cơ sảy thai. Nếu bạn có thói quen uống coffee hoặc soda thì bạn sẽ muốn bắt đầu cai chúng ngay từ bây giờ.

Xem thêm: Caffeine có tác động thế nào đến cơ thể?

Bổ sung vitamin trước sinh

Mặc dù bạn có thể đáp ứng gần như tất cả nhu cầu dinh dưỡng thông qua một chế độ ăn uống cân bằng, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng ngay cả những người ăn lành mạnh nhất có thể vẫn cần bổ sung thêm.

Uống vitamin trước khi sinh sẽ đảm bảo rằng bạn đang có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác để tăng khả năng thụ thai một đứa trẻ khỏe mạnh.

Hãy nhớ rằng bổ sung là một biện pháp bảo vệ, không phải là biện pháp thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh và vì các loại vitamin tổng hợp thông thường có thể chứa các megadose vitamin và khoáng chất có thể gây hại cho em bé đang phát triển, hãy chọn một loại đặc biệt dành cho phụ nữ có thai.

Nếu bạn có chế độ ăn chay, bạn cũng cần bổ sung vitamin D và B-12 cùng với thêm chất đạm. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ y tế về việc bổ sung vitamin trước sinh phù hợp cho bạn.

Bổ sung đủ axit folic

Axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh chẳng hạn như tật nứt đốt sống và nó liên quan đến tỷ lệ thấp các cơn đau tim, đột qụy, ung thư và tiểu đường. Hầu hết phụ nữ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 microgam mỗi ngày ít nhất một tháng trước khi mang thai và 600 microgam trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh ống thần kinh hoặc dùng thuốc để động kinh, thì bác sĩ có thể đề nghị bạn tăng lượng hàng ngày lên 4.000 mcg, hoặc 4 mg, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi thụ thai và tiếp tục trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Một số loại vitamin bổ sung được bán tự do nên có chứa nhiều hơn mức khuyến cáo tối thiểu về axit folic từ 600 đến 800 mcg – hàm lượng bạn cần trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu folate như rau lá xanh đậm như rau bina hoặc cải xoăn, trái cây có múi, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc.

Axit folic là một vitamin tan trong nước, vì vậy cơ thể bạn sẽ thải ra lượng dư thừa nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Nhưng việc tan trong nước cũng có điểm yếu: có thể mất rất nhiều vitamin này khi nấu trong nước, vì vậy hấp hoặc nấu rau bằng một lượng nhỏ nước để bảo quản lượng folate.

Lưu ý rằng nhận quá nhiều folate có thể che giấu tình trạng thiếu hụt vitamin B-12, mà đôi khi là một vấn đề đối với người ăn chay. Hỏi bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể có nguy cơ.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Bạn có thể giảm một vài cân hoặc tăng vài cân nếu đang thiếu cân khi cố gắng thụ thai, vì bạn sẽ muốn có được cân nặng càng gần mức cân nặng khuyến cáo khi thụ thai càng tốt.

Thừa hoặc thiếu cân có thể làm cho thai phụ khó chịu hơn. Ngoài ra, phụ nữ béo phì thường gặp nhiều biến chứng thai kỳ và khi đẻ hơn và phụ nữ thiếu cân thường dễ sinh con nhẹ cân hơn.

Ngoài kế hoạch ăn uống thông minh với các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, ăn nhiều chất xơ, hãy tập thể dục thường xuyên.

Nếu bạn thừa cân, cố gắng để giảm từ 0,5 đến 1kg mỗi tuần, một tỷ lệ an toàn của việc giảm cân. Giảm cân đột ngột do ăn kiêng có thể làm triệt tiêu các nguồn dinh dưỡng của cơ thể và đây không phải là một cách hay để bắt đầu mang thai.

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mang thai, chế độ ăn
Tin liên quan
6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai
6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai

Có một đứa con là một trong những quyết định lớn lao, kỳ diệu, thực sự làm thay đổi mọi thứ.

Xem xét sơ đồ phả hệ trước khi cố gắng thụ thai
Xem xét sơ đồ phả hệ trước khi cố gắng thụ thai

Trước khi bạn có con, hãy xem xét kỹ về lịch sử sức khoẻ gia đình của bạn

Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?
Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?

Hầu hết phụ nữ đã được điều trị ung thư và hiện tại không còn bệnh đều có thể tự tin mang thai.

Tuyệt chiêu hâm nóng quan hệ vợ chồng khi cố gắng có thai
Tuyệt chiêu hâm nóng quan hệ vợ chồng khi cố gắng có thai

Khi cố gắng thụ thai, hai bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề trong "chuyện ấy". Bài viết chỉ ra những vấn đề vướng mắc của nhiều cặp đôi kèm theo các lời khuyên bổ ích.

Cách hâm nóng đời sống tình dục khi đang nỗ lực thụ thai?
Cách hâm nóng đời sống tình dục khi đang nỗ lực thụ thai?

Đấy là một câu hỏi khá khó giải đáp vì hầu hết các cặp vợ chồng có các vấn đề về sinh sản đều suy nghĩ về sự liên quan hoạt động tình dục với nỗ lực thụ thai của họ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi có nên giảm giờ làm nếu đang cố gắng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  870 lượt xem

Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Tôi có thể uống vitamin liều cao khi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  754 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể uống vitamin liều cao khi đang cố gắng thụ thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1038 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nên uống bao nhiêu axit folic khi đang cố gắng có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  942 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang cố gắng có thai. Vậy tôi nên uống bao nhiêu axit folic là tốt nhất cho sức khỏe và sự thụ thai của mình ạ? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên với nhé!

Đang mắc chứng trầm cảm liệu có mang thai được không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  944 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây