Van trong tĩnh mạch có chức năng gì?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Van tĩnh mạch là gì?
Van tĩnh mạch là một bộ phận nằm trong các tĩnh mạch. Hệ tuần hoàn trong cơ thể được tạo nên từ các mạch máu, gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Các động mạch có nhiệm vụ đưa máu giàu oxy từ tim đến khắp các bộ phận còn lại của cơ thể trong khi các tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu nghèo oxy từ khắp nơi trong cơ thể trở lại tim. Ở tim, máu lại được bơm oxy và sau đó tiếp tục được động mạch vận chuyển. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch.
Tại sao tĩnh mạch lại có van và chức năng là gì?
Tĩnh mạch có các van một chiều với chức năng giữ cho máu chảy về tim. Vì tim nằm ở vị trí trên cao nên các van trong tĩnh mạch phải hoạt động chống lại trọng lực để máu có thể chảy theo một hướng về phía trên.
Khi các van tĩnh mạch mở và khỏe mạnh, chúng sẽ thực hiện đúng chức năng của mình và máu có thể dễ dàng lưu thông về tim. Khi các van này không mở hết thì có nghĩa là các cơ trong cơ thể ở trạng thái thả lỏng. Miễn là các van vẫn trong tình trạng khỏe mạnh thì việc chúng không mở hết cũng không có vấn đề gì cả. Trên thực tế, các van này giúp máu không ứ đọng lại ở chân.
Dấu hiệu nhận biết van tĩnh mạch bị hỏng
Nếu van tĩnh mạch bị hỏng hay suy yếu thì chúng sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ đưa máu trở lại tim như bình thường và dẫn đến một tình trạng gọi là suy tĩnh mạch. Các triệu chứng của suy tĩnh mạch gồm có:
- Sưng phù ở cẳng chân, bàn chân hoặc mắt cá chân
- Cảm giác căng tức ở bắp chân
- Ngứa, đau chân
- Đau khi đi bộ và đỡ hơn khi ngồi nghỉ
- Giãn tĩnh mạch (nổi mạch máu phình lớn trên da)
- Da quanh mắt cá chân thâm lại
- Loét chân
- Hội chứng chân không yên (luôn muốn cử động chân khi ngồi hoặc nằm)
- Chuột rút cơ
Những triệu chứng này ban đầu thường chỉ rất nhẹ nhưng sẽ trở nên nặng hơn nếu vấn đề tiếp diễn trong thời gian dài mà không được điều trị.
Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy tĩnh mạch không nguy hiểm đến tính mạng giống như huyết khối tĩnh mạch hay các vấn đề về tĩnh mạch khác. Tuy nhiên, suy tĩnh mạch có thể khiến người bệnh vô cùng đau đớn và thậm chí còn mất khả năng vận động. Vì vậy, tốt nhất là nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường nghi là suy tĩnh mạch.
Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch
Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây ra bệnh tĩnh mạch này. Dưới đây là một số yếu tố chính:
- Béo phì
- Thay đổi nội tiết tố (ví dụ như khi mang thai)
- Tuổi tác cao
- Tiền sử gia đình
- Tổn thương (do chấn thương chân, phẫu thuật,…)
- Tăng huyết áp trong tĩnh mạch chân (do đứng, ngồi nhiều, ít vận động)
- Lười tập thể dục
- Hút thuốc lá
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Sưng và viêm tĩnh mạch ở gần bề mặt da
Phương pháp điều trị
Trước tiên nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán và từ đó chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Suy tĩnh mạch và những vấn đề về tĩnh mạch khác có thể được điều trị bằng những biện pháp đơn giản, xâm lấn tối thiểu như laser nội tĩnh mạch (endovenous laser treatment), đốt bằng sóng cao tần (radiofrequency ablation treatment) hay chích xơ tĩnh mạch.
Laser nội tĩnh mạch
Laser nội tĩnh mạch được sử dụng để xử lý suy giãn tĩnh mạch hay các bệnh tĩnh mạch khác trên chân. Những tĩnh mạch này có thể nằm dưới bề mặt da và không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần phải siêu âm. Phương pháp laser nội tĩnh mạch được thực hiện bằng cách đưa một ống thông nhỏ kèm sợi quang vào tĩnh mạch có vấn đề và sử dụng tia laser để đốt nóng, khiến cho tĩnh mạch xẹp xuống.
Đốt bằng sóng cao tần
Đốt bằng sóng cao tần là phương pháp sử dụng năng lượng sóng vô tuyến (radiofrequency) để điều trị giãn tĩnh mạch và những bệnh tĩnh mạch khác trên chân. Những tĩnh mạch này có thể nằm dưới bề mặt và không thể nhìn thấy nếu không siêu âm. Trong quy trình thực hiện, bác sĩ đưa một ống thông nhỏ vào tĩnh mạch bị hỏng. Qua ống thông này, thiết bị truyền sóng vô tuyến được đưa vào để làm co tĩnh mạch.
Chích xơ tĩnh mạch
Chích cơ tĩnh mạch là phương pháp để xử lý các tĩnh mạch vừa và nhỏ, chủ yếu là tĩnh mạch mạng nhện và tĩnh mạch suy giãn kích thước nhỏ. Một loại chất gây xơ được tiêm vào tĩnh mạch bị tổn hại, khiến cho mạch máu trở thành sẹo rồi đóng lại, sau đó được cơ thể hấp thụ.
Tiêm xơ tĩnh mạch là một thủ thuật đơn giản, nhanh chóng và không cần gây mê. Quá trình thực hiện thường mất từ 15 phút đến một tiếng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề cần xử lý.
Nếu nhìn thấy những mạch máu lớn nổi rõ trên chân hay bất kỳ bộ phận nào khác thì cần chú ý đến cả các biểu hiện bất thường khác trên cơ thể. Đó đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tĩnh mạch.
Vì chúng ta thường vận động ít hơn khi trời lạnh nên mùa đông có thể làm cho chứng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 6 trả lời
- 1914 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 7 trả lời
- 1618 lượt xem
Tôi đã tiêm xơ tĩnh mạch vào tuần trước và được hướng dẫn là đeo băng thun hoặc vớ nén sau khi điều trị. Tôi chỉ đeo được trong 2 - 3 ngày vì tôi còn phải đi làm. Nếu như vậy thì có ảnh hưởng gì không?
- 6 trả lời
- 2071 lượt xem
Loại dung dịch được sử dụng trong liệu pháp tiêm xơ tĩnh mạch là những chất gì?
- 9 trả lời
- 1890 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1799 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?