Laser nội tĩnh mạch EVLT
Laser nội tĩnh mạch EVLT là gì?
Phẫu thuật trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội tĩnh mạch là một quy trình sử dụng nhiệt từ laser để làm co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn. Đây là những tĩnh mạch bị sưng và phình to lên thường xuất hiện ở hai bên đùi hoặc bắp chân. Laser là một thiết bị phát ra một chùm bức xạ nhỏ dưới dạng năng lượng ánh sáng.
Phẫu thuật bằng laser sẽ đóng kín và làm co những tĩnh mạch bị suy giãn này lại và hình thành mô sẹo trong những mạch máu này. Điều này sẽ làm đóng kín tĩnh mạch, dòng máu sau đó sẽ chuyển hướng chảy qua các tĩnh mạch khác gần đó.
Lý do cần laser nội tĩnh mạch?
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật bằng laser nội tĩnh mạch nếu những tĩnh mạch bị suy giãn của bạn bị đau, hoặc đỏ và sưng (viêm). Bạn cũng có thể được đề nghị thực hiện EVLT nếu lớp da phía trên các tĩnh mạch suy giãn bị kích ứng.
Suy giãn tĩnh mạch thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng chúng có thể gây đau đớn và bạn cũng có thể không thích vẻ ngoài xấu xí của chúng.
Rủi ro khi laser nội tĩnh mạch EVLT
Tất cả các quy trình phẫu thuật đều có một số rủi ro. Các rủi ro liên quan đến trị suy giãn tĩnh mạch bằng EVLT bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Đau vùng da phía trên tĩnh mạch
- Chảy máu
- Bầm tím
- Tổn thương thần kinh
- Đỏ hoặc sưng nề (viêm) tĩnh mạch
- Hình thành cục máu đông
- Thay đổi màu da ở phía trên tĩnh mạch được điều trị
- Bỏng
Hoặc bạn có thể có các rủi ro khác tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của bạn. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các mối lo ngại của mình trước khi thực hiện.
Chuẩn bị để thực hiện phẫu thuật
Bác sĩ sẽ giải thích về quy trình điều trị cho bạn. Hãy hỏi ông/.bà ấy bất kỳ vấn đề gì còn thắc mắc về quy trình này.
Bạn cũng có thể được yêu cầu ký vào một mẫu giấy cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật. Hãy đọc kỹ và hỏi nếu có chỗ nào chưa rõ.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh, có thể yêu cầu khám tổng quát để đảm bảo bạn có sức khỏe tốt trước khi thực hiện. Ngoài ra bạn cũng có thể cần thực hiện các xét nghiệm máu và các chẩn đoán khác.
Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu, đồng thời thông báo cho họ nếu bạn đang dùng các loại loại thuốc làm loãng máu, aspirin, ibuprofen, hoặc các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Bạn có thể cần ngừng dùng những loại thuốc này trước khi làm thủ thuật.
Nói với bác sĩ nếu bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, gen nịt, băng dính, thuốc cản quang và các loại thuốc mê (thuốc gây tê tại chỗ và gây mê toàn thân).
Cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả kê đơn và không kê đơn, cả các loại vitamin, thảo dược hoặc các chất bổ sung khác.
Không được ăn hoặc uống trong vòng 8 giờ trước khi làm thủ tục, tức là từ nửa đêm hôm trước phẫu thuật trở đi là không được ăn hay uống gì.
Bạn có thể uống thuốc giúp thư giãn thần kinh (thuốc an thần)
Xắp xếp ai đó chở bạn về nhà sau khi thực hiện
Bác sĩ có thể cung cấp các hướng dẫn chăm sóc khác cho bạn
Quá trình thực hiện laser nội tĩnh mạch EVLT
Quy trình này không yêu cầu bệnh nhân ở lại qua đêm, thường mất chưa đến 1 giờ đồng hồ và có thể được thực hiện ở ngay tại phòng khám của bác sĩ. Bạn có thể về nhà ngay trong ngày. Nhớ mang theo quần áo rộng thoải mái để mặc ngay sau khi phẫu thuật.
Nhìn chung một ca điều trị tĩnh mạch suy giãn bằng EVLT sẽ được thực hiện theo quy trình dưới đây:
Đầu tiên bạn sẽ được thay đồ bệnh viện rồi nằm lên bàn khám, loại bàn này có thể được nghiêng theo các vị trị khác nhau trong quá trình thực hiện. Bạn có thể được đeo kính bảo hộ hoặc kính mắt để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng từ tia laser.
Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí đưa ống thông vào trong tĩnh mạch, đồng thời tiêm thuốc tê dọc theo chiều dài tĩnh mạch sẽ được điều trị. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị siêu âm Doppler để kiểm tra tĩnh mạch trước và trong quá trình thực hiện. Quá trình này sẽ dùng sóng siêu âm để hiển thị hình ảnh tĩnh mạnh lên màn hình máy tính.
Sau đó bác sĩ rạch và cắt một đường nhỏ trên da rồi chèn ống thông vào, ống thông này sẽ dẫn đường cho sợi laser. Sau đó một sợi laser sẽ được luồn vào trong ống thông này. Trong lúc bác sĩ từ từ rút ống thông ra, tia laser sẽ đồng thời làm nóng khắp chiều dài tĩnh mạch, tĩnh mạch cũng đồng thời đóng kín và cuối cùng sẽ co lại.
Quy trình này thường mất chưa đến 1 giờ đồng hồ. Vị trí vết cắt để chèn ống thông vào thường đủ nhỏ để không cần phải khâu lại, thay vào đó chỉ cần dán băng vào là được.
Quá trình hồi phục
Bạn sẽ được yêu cầu đi lại 30 đến 60 phút ngay sau khi thực hiện quy trình. Chân sau điều trị có thể hơi bầm tím nhưng tình trạng này sẽ biến mất trong vòng 2 tuần. Bạn sẽ cần ai đó đưa mình về nhà sau điều trị để đảm bảo an toàn.
Tại nhà
Sau khi về nhà hãy đảm bảo làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể được yêu cầu:
- Chườm túi nước đá lên vùng điều trị 15 phút mỗi lần để giúp giảm sưng
- Kiểm tra vị trí vết rạch mỗi ngày. Rất bình thường khi thấy có dịch màu hồng nhạt thấm ra trên băng dán
- Tránh không cho nước rơi vào vị trí vết rạch trong khoảng 48 giờ. Có thể bạn sẽ cần lau người bằng bọt biển hoặc khăn cho đến khi được gỡ băng ra.
- Đi vớ nén trong vài ngày hoặc vài tuần nếu được yêu cầu. Loại vớ này sẽ nhẹ nhàng co bóp vào hai bên chân bạn giúp ngăn ngừa sưng nề ở chân, đồng thời tránh tình trạng máu đông hoặc máu tích tụ.
- Không ngồi hoặc nằm trong thời gian dài. Gác chân lên khi ngồi
- Không đứng trong thời gian dài. Đi lại khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 đến 20 phút. Làm như thế trong 1 đến 2 tuần.
- Hãy duy trì hoạt động nhưng đừng chạy, nhảy hoặc nâng vật nặng trong 1 đến 2 tuần đầu
- Không tắm nước nóng trong 1 đến 2 tuần.
Với thuốc hãy chắc chắn:
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần và chỉ khi được bác sĩ khuyên dùng, vì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Hỏi bác sĩ xem khi nào an toàn để có thể uống lại thuốc làm loãng máu nếu trước đó bạn phải tạm ngừng vì ca phẫu thuật này
- Bác sĩ có thể muốn kiểm tra bạn trong một buổi tái khám sau phẫu thuật. Ông hoặc bà ấy có thể dùng sóng siêu âm để đảm bảo chắc chắn quy trình điều trị bằng laser có hiệu quả.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn có:
- Các dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng điều trị bao gồm: đỏ da, cảm giác nóng rát hoặc rỉ dịch từ vết mổ.
- Sưng nề trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện chỗ sưng mới
- Đau khiến bạn không thể hoạt động bình thường
Bác sĩ có thể cung cấp các hướng dẫn khác tùy vào trường hợp riêng của bạn
Các bước tiếp theo
Trước khi bạn đồng ý thực hiện thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này cần chắc chắn biết:
Tên của thủ tục kiểm tra hoặc quy trình
Lý do bạn phải thực hiện thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này
Kết quả mong đợi và ý nghĩa của kết quả đó
Nguy cơ và lợi ích của thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này
Các tác dụng phụ va biến chứng có thể xảy ra
Bạn sẽ phải thực hiện thủ tục kiểm tra và quy trình này ở đâu
Ai sẽ thực hiện thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này cho bạn và băng cấp, trình độ của người đó như nào
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thực hiện thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này
Có thủ tục kiểm tra hoặc quy trình khác nào có thể thay thế được không
Khi nào bạn sẽ nhận được kết quả và kết quả ra sao
Gọi cho ai nếu sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này bạn có thắc mắc hoặc gặp phải vấn đề gì?
Bạn sẽ phải trả bao nhiêu cho thủ tục kiểm tra hoặc quy trình này.
Hiện nay có rất nhiều giải pháp an toàn và ít xâm lấn để xử lý chứng suy giãn tĩnh mạch và một trong số đó là laser nội tĩnh mạch.
Nhờ những bước tiến trong công nghệ y học mà tất cả các vấn đề về tĩnh mạch như tĩnh mạch mạng nhện hay suy giãn tĩnh mạch đều có thể điều trị được. Hơn nữa, những lựa chọn điều trị hiện nay đều rất an toàn, đơn giản và không đau đớn. Một trong những lựa chọn đó là laser nội tĩnh mạch.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tìm hiểu phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch
- 8 trả lời
- 3548 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 7 trả lời
- 1312 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?
- 5 trả lời
- 1178 lượt xem
Tôi thường tập cardio khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tập nhảy vài lần một tuần. Giờ tôi đã quen với chế độ tập luyện và không muốn nghỉ quá lâu. Tôi còn có thể duy trì thói quen tập luyện bình thường (5 ngày/tuần) sau khi điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser không? Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả không? Ngoài ra, ngay sau khi điều trị thì tôi đã có thể quan hệ lại chưa?
- 6 trả lời
- 1582 lượt xem
Tôi muốn biết là bao lâu thì sẽ thấy hiệu quả sau khi chích xơ tĩnh mạch và điều trị bằng laser? Phương pháp nào có hiệu quả cao hơn?
- 9 trả lời
- 1870 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?