Làm thế nào để củng cố tĩnh mạch ở chân?
Mỗi ngày, các bộ phận trong cơ thể vẫn liên tục thực hiện các chức năng của mình. Tim vẫn bơm máu, phổi vẫn đưa oxy vào trong máu và não vẫn chỉ đạo các hoạt động của cơ thể,… Chúng ta vẫn coi những điều này là lẽ đương nhiên và chẳng mấy quan tâm đến, thậm chí đôi khi còn không biết quý trọng sức khỏe mà mình đang có. Chỉ khi có vấn đề không ổn xảy ra thì chúng ta mới bắt đầu chú ý đến những gì mà mỗi bộ phận nhỏ bé vẫn âm thầm thực hiện để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Lấy ví dụ như tĩnh mạch. Đây là những mạch máu có nhiệm vụ đưa máu từ khắp cơ thể trở về tim để tế bào máu được bơm oxy và tiếp tục vòng tuần hoàn.
Giống như động mạnh, tĩnh mạch khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với chức năng của hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, vấn đề về tĩnh mạch là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều người trưởng thành gặp phải hiện nay. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Library of Medicine), cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị suy giãn tĩnh mạch và mắc phải một loạt các vấn đề liên quan khác. Vậy nguyên nhân nào khiến chức năng tĩnh mạch bị suy giảm?
5 nguyên nhân hàng đầu gây suy giãn tĩnh mạch
1. Béo phì
Trọng lượng cơ thể nặng đồng nghĩa với áp lực lên tĩnh mạch sẽ tăng lên và khi phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài thì hệ quả không thể tránh khỏi là tĩnh mạch sẽ bị suy yếu. Tuy nhiên, khi bị béo phì thì nhiều người thậm chí còn không biết rằng tĩnh mạch của mình đang có vấn đề. Những người có cân nặng bình thường sẽ ngay lập tức phát hiện ra vấn đề bất ổn vì tĩnh mạch sẽ phình lên và nổi trên bề mặt da. Tuy nhiên, ở những người béo phì, vì có lượng mỡ thừa quá lớn nên sẽ che đi các tĩnh mạch không khỏe mạnh và khiến cho vấn đề tiếp diễn mà không được phát hiện.
2. Tuổi tác
Mặc dù không phải chỉ có người cao tuổi mới mắc chứng suy giãn tĩnh mạch nhưng có một thực tế là khi tuổi càng cao thì càng dễ mắc chứng bệnh này hơn. Cứ hai người lớn trên 50 tuổi thì có một người bị giãn tĩnh mạch. Lý do là bởi các tĩnh mạch càng phải hoạt động trong thời gian dài thì sẽ càng trở nên suy yếu và dễ xảy ra các vấn đề hơn.
3. Tiền sử gia đình
Cho dù có thực hiện tất cả những biện pháp để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng nếu có mẹ hoặc bố bị chứng bệnh này thì khả năng là vào một lúc nào đó bạn cũng sẽ bị. Có nhiều thói quen lành mạnh mà bạn có thể thử để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tĩnh mạch nhưng gen di truyền là yếu tố không thể thay đổi được.
4. Nội tiết tố
Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề xảy ra phổ biến ở phụ nữ đang mang thai hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân là do mang thai làm tăng lượng máu trong cơ thể người phụ nữ - đây là điều cần thiết để hỗ trợ thai nhi phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng với lượng máu tăng lên thì tĩnh mạch sẽ giãn rộng. Ngoài ra, khi tử cung to lên dần trong thai kỳ thì các tĩnh mạch sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn. Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mãn kinh cũng gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch.
5. Lối sống ít vận động
Việc ngồi quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau và một trong số đó là chứng suy giãn tĩnh mạch. Khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài thì các tĩnh mạch bị buộc phải làm việc vất vả hơn để đưa máu trở lại tim. Và kết quả của việc đó là suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều thì cũng đừng lo lắng. Có nhiều cách bạn có thể thực hiện để củng cố các tĩnh mạch ở chân và ngăn ngừa vấn đề về tĩnh mạch.
Cách củng cố tĩnh mạch ở chân
1. Nâng cao chân
Nâng cao chân ít nhất 15 phút mỗi ngày giúp tĩnh mạch được nghỉ ngơi sau thời gian dài phải làm việc liên tục. Cho dù có vấn đề về tĩnh mạch hay không thì đây cũng là thói quen nên duy trì hàng ngày. Còn nếu đang bị các vấn đề như suy giãn tĩnh mạch thì việc nâng cao chân sẽ càng cần thiết. Làm như vậy giúp máu ứ đọng ở chân tiếp tục chảy về tim và giúp sự tuần hoàn diễn ra bình thường trở lại.
2. Tập thể dục thường xuyên
Một trong những vấn đề lớn nhất mà người bị vấn đề về tĩnh mạch gặp phải là lưu thông máu kém. Lưu thông máu là điều rất quan trọng để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Mỗi phút có khoảng 5 lít máu được bơm đi khắp cơ thể và nếu như không thể lưu thông đủ lượng máu này thì sẽ có nguy cơ xảy ra một số vấn đề. Vậy, làm thế nào để cải thiện tuần hoàn máu?
Có nhiều cách khác nhau để cải thiện tuần hoàn máu nhưng tập thể dục là một trong những cách quan trọng nhất và có lẽ là hiệu quả nhất. Tập thể dục ở đây không có nghĩa là phải chạy bộ hay tập gym hàng giờ liền mỗi ngày.
Trên thực tế, đi bộ là một cách đơn giản mà hiệu quả để giúp máu lưu thông bình thường trở lại. Bài tập cường độ càng cao thì sự tuần hoàn máu sẽ càng được cải thiện nhưng nếu không thể tập được những bài tập này thì hoàn toàn chỉ cần đi bộ là đủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các bài tập dưới đây để củng cố tĩnh mạch:
- Đi xe đạp
- Nâng tạ
- Tập yoga
- Pilates
- Chạy bộ chậm
3. Mang tất nén
Loại tất này được thiết kế đặc biệt để giúp các tĩnh mạch ở cẳng chân đẩy máu lên và ra khỏi bắp chân, trở về tim nên đây là một cách tuyệt vời để hỗ trợ chức năng tĩnh mạch. Hãy mang tất nén khi cần đi bộ nhiều vì đây là thời điểm mà chân thường bị sưng phù và tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn.
4. Điều trị
Khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề về tĩnh mạch thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Rất khó biết được chính xác mình đang gặp phải vấn đề nào và mức độ nghiêm trọng ra sao. Để tránh gặp phải những vấn đề nặng hơn thì nên đi khám và điều trị ngay từ sớm khi tĩnh mạch bắt đầu có dấu hiệu không bình thường. Có thể sẽ chỉ cần mang tất nén và điều chỉnh lại một số thói quen hàng ngày hoặc cần đến các phương pháp điều trị như laser nội tĩnh mạch hay tiêm xơ tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
Nhiều người cho rằng chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Mặc dù nguy cơ tăng lên sau 50 tuổi nhưng người trẻ cũng có thể bị những vấn đề này.
Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện ở cả một số vị trí mà nhiều người không ngờ tới như mặt, bàn tay và bàn chân.
Nhiều người cho rằng chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ xảy ra với người cao tuổi nhưng điều này là không đúng.
- 7 trả lời
- 1804 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 7652 lượt xem
Vùng hông và đùi của tôi có những đường tĩnh mạch màu xanh, chúng đã lan rộng ra rất nhanh trong 6 tháng qua. Tôi đã tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch và sau khi siêu âm thì bác sĩ nói rằng tôi không phải bị giãn tĩnh mạch mà chỉ là do da tôi quá trắng nhưng tôi thấy nhiều người còn trắng hơn tôi nhưng không hề bị vấn đề này. Bố mẹ tôi cũng không bị như vậy. Điều này có bình thường không và có thể loại bỏ bằng cách nào?
- 5 trả lời
- 1107 lượt xem
Cách xử lý các đường tĩnh mạch ở bàn chân
- 8 trả lời
- 1836 lượt xem
Da của tôi mỏng và trắng nên bị lộ các đường tĩnh mạch. Có cách nào để khắc phục không? Có thể tiêm filler không?
- 5 trả lời
- 1040 lượt xem
Khoảng 8 tháng trước, tôi đã phẫu thuật để loại bỏ tĩnh mạch ở chân. Để xử lý nốt các tĩnh mạch mạng nhện, tôi đã điều trị tiếp bằng phương pháp chích xơ tĩnh mạch. Sau đó, những vùng điều trị ở chân tôi bị tăng sắc tố. Tôi nghĩ là do tôi để chân tiếp xúc với nắng 1 tuầnsau khi điều trị. Tôi đã được bác sĩ cho kem bôi trị tăng sắc tố, tôi muốn biết là bao lâu thì sẽ hết? tôi 46 tuổi.