Người trẻ cũng có thể gặp vấn đề về tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra lại có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn nếu không can thiệp.
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện
Đối với một số người, suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện chỉ đơn giản là một vấn đề gây mất thẩm mỹ. Nhưng ở nhiều người khác, suy giãn tĩnh mạch lại gây đau nhức và khó chịu. Đôi khi, giãn tĩnh mạch còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như hình thành cục máu đông (huyết khối).
Suy giãn tĩnh mạch
- Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng nổi các tĩnh mạch ngoằn ngoèo và phình to trên bề mặt da
- Tĩnh mạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có thể bị giãn nhưng vấn đề này xảy ra phổ biến nhất ở cẳng chân và bàn chân vì đứng và đi bộ nhiều sẽ làm gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở phần dưới của cơ thể
- Suy giãn tĩnh mạch có thể là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề về lưu thông máu khác
Tĩnh mạch mạng nhện
- Tĩnh mạch mạng nhện là các mạch máu nhỏ hơn, có màu đỏ, tía và xanh, có thể nhìn thấy ở bề mặt da
- Các mạch máu xuất hiện thành đám chằng chịt, trông giống như mạng nhện
- Thường xảy ra ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ
- Dễ dàng nhìn thấy qua da
- Thường xuất hiện ở chân và mặt
Ai có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch?
Tuổi tác cao là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị chứng giãn tĩnh mạch vì các van trong tĩnh mạch sẽ bị suy yếu dần theo thời gian. Các van này có nhiệm vụ đưa máu trở về tim. Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi vì phải sau một vài năm, khi vạn bị hỏng nghiêm trọng thì mới biểu hiện triệu chứng ra ngoài.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra các bệnh tĩnh mạch là do di truyền (chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp). Do đó, không ít người dù vẫn còn trẻ, thậm chí mới chỉ ở độ tuổi thiếu niên mà đã bị giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện:
- Làm các nghề phải đứng nhiều như điều dưỡng, thợ làm tóc, thu ngân siêu thị, giáo viên, công nhân nhà máy,…
- Thừa cân, béo phì
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh
- Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế sau mãn kinh
- Có tiền sử hình thành cục máu đông
- Bị các bệnh lý, vấn đề làm tăng áp lực trong ổ bụng; chẳng hạn như khối u, táo bón hoặc thường xuyên mặc quần áo bó sát
- Các yếu tố nguy cơ khác như tổn thương da, chấn thương, từng phẫu thuật tĩnh mạch trước đây và tiếp xúc lâu với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thường phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới và nguy cơ tăng theo độ tuổi. Ứớc tính có từ 30 đến 60% người trưởng thành bị những vấn đề này.
Các triệu chứng
Suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng gây đau nhưng có một số dấu hiệu nhận biết như sau:
- Nhìn thấy những mạch máu màu tím hoặc xanh bên dưới da
- Các tĩnh mạch phồng lên, nổi trên bề mặt da, thường là ở cẳng chân
- Cảm giác mỏi, căng tức, nóng, đau nhói, châm chích hoặc nặng ở chân
- Hội chứng chân không yên (chân có cảm giác khó chịu khi ngồi hoặc nằm và thôi thúc người bệnh đứng lên đi lại)
- Cảm giác đau và căng tức giảm đi khi nâng cao chân hoặc mang tất nén
- Vết thương lâu lành trên chân
- Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn bị sưng phù, loét và thâm da, đặc biệt là quanh vùng mắt cá chân
- Ở một số phụ nữ, các triệu chứng chỉ xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn vào một thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai
- Đôi khi, trong các tĩnh mạch bị suy yếu còn hình thành cục máu đông, gây đau đớn do viêm tĩnh mạch. Tình trạng này được gọi là viêm tĩnh mạch huyết khối
Các lựa chọn điều trị
Các phương pháp ít xâm lấn để điều trị suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện gồm có:
Laser nội tĩnh mạch
- Sử dụng laser để phá hủy các tĩnh mạch bị hỏng
- Quy trình thực hiện nhanh chóng, xâm lấn tối thiểu và có thể về nhà ngay trong ngày
- Chỉ mất khoảng một tiếng; hầu như không gây đau
Chích xơ tĩnh mạch
- Tiêm chất gây xơ vào tĩnh mạch, làm cho các tĩnh mạch dần hình thành mô sẹo rồi đóng lại và cuối cùng được tái hấp thụ vào cơ thể
- Khi xử lý các tĩnh mạch có kích thước lớn hơn thì sẽ cần đến phương pháp chích xơ tĩnh mạch dưới hướng dẫn của siêu âm. Phương pháp này sử dụng cả hình ảnh siêu âm, cho phép tiêm một cách chính xác để có kết quả cao nhất
Phương pháp chích xơ tĩnh mạch có thể được kết hợp với laser nội tĩnh mạch, cho phép xử lý từ các tĩnh mạch mạng nhện nhỏ nhất cho đến các tĩnh mạch suy giãn kích thước lớn.
Tất cả các phương pháp kể trên đều tương đối đơn giản, xâm lấn tối thiếu, ít đau đớn hơn, thời gian hồi phục ngắn hơn và an toàn hơn so với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch truyền thống. Bệnh nhân có thể về nhà, đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường ngay sau khi điều trị.
Nhiều người cho rằng chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ xảy ra với người cao tuổi nhưng điều này là không đúng.
Giống như động mạnh, tĩnh mạch khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với chức năng của hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, vấn đề về tĩnh mạch là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà nhiều người trưởng thành gặp phải hiện nay.
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch không phân biệt tuổi tác và có thể xảy ra ở cả những người trẻ tuổi nhưng khi bắt đầu có tuổi thì chắc chắn sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Liệu có khi nào bị suy giãn tĩnh mạch mà không nhìn thấy những mạch máu này hay không?
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- 9 trả lời
- 1876 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1789 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 2716 lượt xem
Có loại laser nào có thể thu nhỏ các đường tĩnh mạch trên mặt không?
- 8 trả lời
- 3554 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 7 trả lời
- 1315 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?