1

Hướng Dẫn Sử Dụng Kem Chống Nắng Hiệu Quả

Bôi kem chống nắng hàng ngày là điều cần thiết để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng.
Sử dụng kem chống nắng đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn chặn tình trạng cháy nắng và giữ cho làn da khỏe mạnh.
Hướng Dẫn Sử Dụng Kem Chống Nắng Hiệu Quả Hướng Dẫn Sử Dụng Kem Chống Nắng Hiệu Quả

Những điều cần lưu ý khi chọn kem chống nắng

Không có loại kem chống nắng nào là tốt nhất và phù hợp cho tất cả mọi người. Việc lựa chọn kem chống nắng cần dựa trên nhiều yếu tố như:

  • Loại da
  • Thời gian tiếp xúc với ánh nắng
  • Muốn sử dụng kem chống nắng có màu hay không màu
  • Có bơi lội hoặc hoạt động ra nhiều mồ hôi hay không
  • Thích dạng kem, dạng thỏi, gel, lotion hay dạng xịt

Bôi bao nhiêu kem chống nắng là đủ?

Bạn nên sử dụng khoảng 1/4 thìa cà phê kem chống nắng dạng lotion, kem hoặc gel cho vùng mặt và 1/4 thìa cà phê cho cổ và ngực.

Thoa kem chống nắng ở bước nào trong quy trình chăm sóc da?

Kem chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da buổi sáng.

Bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 1 – 2 giờ, đặc biệt là khi bơi lội hoặc ra nhiều mồ hôi.

Các loại kem chống nắng

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học (chemical sunscreen) hấp thụ tia cực tím (UV), sau đó chuyển tia cực tím thành nhiệt và giải phóng nhiệt khỏi cơ thể, nhờ đó ngăn tia cực tím xâm nhập vào các lớp bên dưới của da. Ví dụ về các thành phần chống nắng hóa học gồm có avobenzone, octinoxate và oxybenzone.

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý (physical sunscreen) tạo thành một lớp rào cản trên bề mặt da để bảo vệ da khỏi tia cực tím. Kem chống nắng vật lý còn còn được gọi là kem chống nắng khoáng chất.

Một số thành phần chống nắng vật lý phổ biến là zinc oxide và titanium dioxide.

Kem chống nắng vật lý có khả năng ngăn chặn cả tia UVA và UVB. Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý không thể bảo vệ da khỏi tất cả các bước sóng của UVA và do đó thường được kết hợp với thành phần chống nắng hóa học.

Kem chống nắng vật lý thường tạo vệt trắng trên da và không dễ tán như kem chống nắng hóa học nhưng lại an toàn hơn cho cơ thể và môi trường.

>>>> Xem thêm: Lợi ích của exosome trong chăm sóc da và điều trị vấn đề về da

Kem chống nắng hữu cơ

boi-kem-chong-nang
Hầu hết kem chống nắng hữu cơ đều chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông hoặc có kết cấu nhờn dính

Tất cả các loại kem chống nắng hữu cơ và tự nhiên đều có thành phần zinc oxide hoặc titanium dioxide. Một số sản phẩm còn chứa cả chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật.

Kem chống nắng hữu cơ không phổ biến như kem chống nắng vật lý và hóa học.

Hầu hết kem chống nắng hữu cơ đều chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông hoặc có kết cấu nhờn dính và khó rửa sạch.

Nên chọn kem chống nắng có SPF bao nhiêu?

Nếu bạn chỉ ở trong nhà và không ngồi gần cửa sổ thì chỉ cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15 là đủ cho mặt.

Tuy nhiên, nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian trên 15 phút thì cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 45+.

Nếu hoạt động ra nhiều mồ hôi hoặc bơi lội thì hãy sử dụng kem chống nắng chống nước có chỉ số SPF 45+.

Nếu phải ở ngoài trời nắng trên 60 phút thì hãy sử dụng loại kem có chỉ số SPF cao nhất có thể và thoa lại sau mỗi 1 giờ.

SPF được tính như thế nào?

Trước tiên cần lưu ý rằng, quy định về việc ghi chỉ số SPF trên nhãn kem chống nắng ở mỗi quốc gia là khác nhau.

Thành phần chống nắng hóa học và vật lý ngăn ngừa tình trạng ứng đỏ da khi tiếp xúc với tia cực tím. Tại Hoa Kỳ, việc ghi chỉ số SPF trên nhãn kem chống nắng được quản lý chặt chẽ bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA và mỗi một loại kem chống nắng đều phải trải qua nghiên cứu để xác định chỉ số SPF.

SPF là viết tắt của Sun Protection Factor, có nghĩa là chỉ số thể hiện lượng tia UVB mà da có thể chịu được trước khi bị ửng đỏ (cháy nắng).

SPF được đo bằng cách bôi 2 mg kem chống nắng lên mỗi 1 cm2 da, sau đó vùng da này được cho tiếp xúc với một lượng tia UVB nhất định và so sánh mức độ ửng đỏ với vùng da không bôi kem chống nắng. Sự chênh lệch về lượng tia UVB gây ửng đỏ ở vùng da bôi kem chống nắng và vùng da không bôi chính là chỉ số SPF. Ví dụ, kem chống nắng có chỉ số SPF 15 có nghĩa là cần lượng tia UVB cao gấp 15 lần mới có thể khiến da bị ửng đỏ. Lượng tia UVB cần thiết để gây ửng đỏ da được gọi là liều ban đỏ tối thiểu (minimal erythema dose - MED).

>>>> Xem thêm:  sản phẩm chăm sóc da

SPF không thể hiện khả năng chống tia UVA

1 kem chong nang
Nên chọn kem chống nắng phổ rộng (broad spectrum sunscreen)

Không có tiêu chuẩn nào được công nhận hoặc thống nhất để đánh giá khả năng chống tia UVA của kem chống nắng. SPF chỉ thể hiện khả năng bảo vệ khỏi tia UVB. Điều này là do mỗi hãng sản xuất kem chống nắng có cách đo lường khả năng chống tia UVA riêng và chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được cách nào là tốt nhất nên hiện FDA chưa đưa ra tiêu chuẩn đo lường. Điều này có nghĩa là hiện không có cách nào biết được hiệu quả chống tia UVA của một loại kem chống nắng. Tốt nhất là chọn kem chống nắng phổ rộng (broad spectrum sunscreen). Các loại kem chống nắng này có khả năng bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB.

Cần thoa bao nhiêu kem chống nắng để có được chỉ số SPF ghi trên nhãn?

Theo một nghiên cứu, lượng kem chống nắng mà hầu hết mọi người sử dụng chỉ bằng 1/4 lượng kem chống nắng cần thiết để có được chỉ số SPF ghi trên nhãn. Điều này có nghĩa là hiệu quả bảo vệ da thực tế sẽ thấp hơn con số ghi trên nhãn. Đó là lý do tại sao bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao một chút.

Bạn phải sử dụng ít nhất ¼ thìa cà phê kem chống nắng cho khuôn mặt để có được chỉ số SPF ghi trên nhãn và cần bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bơi lội hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.

Ngồi trong nhà có cần bôi kem chống nắng không?

Kể cả khi chỉ ngồi trong nhà thì bạn cũng cần sử dụng kem chống nắng vì tia UVA có thể xuyên qua cửa sổ.

Điều này có nghĩa là bạn cũng cần sử dụng kem chống nắng có khả năng ngăn chặn tia UVA khi đi ô tô và máy bay.

Có cần bôi kem chống nắng khi ngồi trước máy tính không?

Ánh sáng từ màn hình máy tính và điện thoại có thể gây lão hóa da và tăng sắc tố da.

Cách tốt nhất để bảo vệ làn da là sử dụng các sản phẩm có chứa oxit sắt (iron oxide).

Nếu bạn bị nám thì hãy luôn thoa kem chống nắng hoặc kem nền có chứa oxit sắt.

Hầu hết các loại kem chống nắng có màu đều chứa oxit sắt. Màu càng tối thì lượng oxit sắt càng cao.

UVA và UVB

Avobenzone (Parsol) là một trong số ít thành phần chống nắng hóa học chặn được toàn bộ phổ tia UVA (310nm đến 400nm).

Zinc oxide có khả năng ngăn chặn cả tia UVA và UVB trong khi titanium dioxide có hiệu quả chống tia UVB tốt hơn zinc oxide. Đây là lý do tại sao zinc oxide và titanium dioxide thường được kết hợp cùng nhau.

Bảng dưới đây cho thấy khả năng ngăn chặn các bước sóng tia UV của các thành phần chống nắng.

Kem chống nắng dạng bột có hiệu quả không?

Các chuyên gia da liễu không khuyến khích sử dụng kem chống nắng dạng bột vì dạng kem chống này không hiệu quả. Bạn sẽ phải sử dụng lượng bột nhiều gấp 14 lần bình thường để có được chỉ số SPF ghi trên nhãn hoặc sử dụng kèm theo kem chống nắng dạng lotion, gel hoặc kem.

>>>> Xem thêm:  các bước chăm sóc da cơ bản cho nam

Kem nền chống nắng có thay thế được kem chống nắng không?

Các sản phẩm trang điểm có tác dụng chống nắng như kem nền hay phấn phủ đều không thể thay thế kem chống nắng. Bạn vẫn nên bôi kem chống nắng trước khi sử dụng các sản phẩm này.

Nên lựa chọn loại kem chống nắng nào?

Để sử dụng hàng ngày, bạn nên lựa chọn kem chống nắng vật lý chứa các thành phần sau:

  1. Zinc oxide: Đây là một trong những thành phần chống nắng tốt nhất vì vừa tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe và môi trường, lại vừa có khả năng bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Zinc oxide có nguy cơ gây kích ứng thấp. Bạn nên chọn những loại kem chống nắng có kích thước hạt zinc oxide nhỏ (zinc oxide) để tránh tạo vệt trắng trên da.
  2. Titanium dioxide: Có khả năng phản xạ tia UV khỏi da. Titanium dioxide cũng tự nhiên, không độc hại với sức khỏe và môi trường. Titanium dioxide có hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với zinc oxide.
  3. Iron oxide: Một khoáng chất tự nhiên giúp ngăn chặn ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại và máy tính, được sử dụng để tạo màu cho kem chống nắng. Đó là lý do tại sao kem chống nắng có màu có hiệu quả bảo vệ da khỏi ánh nắng và ánh sáng tốt hơn so với kem chống nắng không màu.
phuong phap slugging
Nên chọn kem chống nắng loại nào?

Nếu phải tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, bạn có thể chọn kem chống nắng hóa học cho vùng mặt để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB tốt hơn. Tuy nhiên, các thành phần chống nắng hóa học đều có nhược điểm:

  1. Avobenzone (Parsol): có tác dụng bảo vệ tốt nhất nhưng lại có thể gây nóng rát da. Avobenzon có thể gây kích ứng da bị bệnh trứng cá đỏ. Khi ra nhiều mồ hôi, avobenzon trong kem chống nắng có thể chảy vào mắt và gây tổn thương mắt. Do đó, không nên bôi kem chống nắng có chứa avobenzone lên trán, nhất là khi phải hoạt động ra nhiều mồ hôi.
  2. Octinoxate (octyl methoxycinnamate): là thành phần có khả năng hấp thụ tia UVB được sử dụng để tăng cường tác dụng chống tia UVB của kem chống nắng hóa học. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy octyl methoxycinnamate an toàn cho con người và môi trường nhưng đây vẫn là một thành phần gây tranh cãi vì một số nghiên cứu cho thấy rằng octyl methoxycinnamate độc hại đối với các rạn san hô và có thể gây rối loạn nội tiết tố. Mặc dù rủi ro không cao nhưng tốt nhất bạn không nên sử dụng kem chống nắng chứa octyl methoxycinnamate khi bơi ở biển, trên các vùng da rộng hoặc cho trẻ em. Octinoxate có thể gây phản ứng dị ứng ánh sáng.
  3. Octisalate: chỉ có khả năng chống tia UVB, không thể chống tia UVA.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách lựa chọn và sử dụng kem chống nắng
Cách lựa chọn và sử dụng kem chống nắng

Vào mùa hè, kem chống nắng là món đồ không thể thiếu. Mặc dù bên cạnh những thông tin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ da khỏi ảnh náng vẫn có những ý kiến về mặt tiêu cực của kem chống nắng.

20 tip dùng kem chống nắng dành cho bạn
20 tip dùng kem chống nắng dành cho bạn

Bôi kem chống nắng là một trong cách tốt nhất để bảo vệ làn da dưới ánh nắng nhưng không phải ai cũng biết dùng kem chống nắng đúng cách.

Áo chống nắng hay kem chống nắng hiệu quả hơn?
Áo chống nắng hay kem chống nắng hiệu quả hơn?

Nghiên cứu cho thấy các loại quần áo bằng vải nylon, jean (denim) và cotton tối màu có khả năng chống tia cực tím cao nhất

Bạn đã dùng kem chống nắng đúng cách chưa?
Bạn đã dùng kem chống nắng đúng cách chưa?

Khi dùng không đúng, kem chống nắng sẽ không thể tạo được sự bảo vệ tối đa cho làn da.

Kem chống nắng tự nhiên liệu có hiệu quả?
Kem chống nắng tự nhiên liệu có hiệu quả?

Mặc dù các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần tự nhiên đang ngày càng được ưa chuộng nhưng tự nhiên không phải lúc nào cũng tốt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nên dùng hay bỏ sản phẩm trị thâm nào?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  656 lượt xem

Object

Da đi nắng về bị mẩn đỏ có phải là bị dị ứng không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1783 lượt xem

Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Cứ dùng mĩ phẩm là ngứa phải làm sao?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  910 lượt xem

Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!

mua kem chống tắc lỗ chân lông ở dâu ạ?
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  508 lượt xem

mua kem chống tắc lỗ chân lông ở dâu ạ?

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2215 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 5 năm trước
 1693 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 5 năm trước
 1518 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 4 năm trước
 1477 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 5 năm trước
 1444 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 5 năm trước
 1415 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây