Kem chống nắng tự nhiên liệu có hiệu quả?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Mặc dù các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần tự nhiên đang ngày càng được ưa chuộng nhưng tự nhiên không phải lúc nào cũng tốt.
- Không nên sử dụng những loại kem chống nắng handmade vì những sản phẩm này sẽ không đủ để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng.
- Thay vào đó, nên mua những loại kem chống nắng đã qua kiểm nghiệm và sử dụng hàng ngày.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần tự nhiên đang là một xu hướng mới được rất nhiều người ưa chuộng do tâm lý cho rằng những thành phần này sẽ an toàn hơn. Nắm bắt được tâm lý đó, các nhãn hàng mỹ phẩm liên tục cho ra mắt những dòng sản phẩm có gắn mác “thiên nhiên”, “tự nhiên” (natural) hay “hữu cơ” (organic). Tuy nhiên, trên thực tế thì có khá nhiều vấn đề với những sản phẩm này, đặc biệt là kem chống nắng. Thứ nhất, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chưa hề có tiêu chuẩn cụ thể để quy định một sản phẩm phải chứa những thành phần nào mới được gắn nhãn “tự nhiên”. Thứ hai, kem chống nắng cần được điều chế sao cho khi bôi đủ lượng kem thì sẽ tạo ra sự bảo vệ tương đương với chỉ số SPF ghi trên nhãn sản phẩm.
Vì vậy, trước khi bạn sử dụng các sản phẩm kem chống nắng “tự nhiên” hay các loại kem chống nắng handmade thì nên đọc hết bài viết dưới đây.
“Tự nhiên” có nghĩa là gì?
Trên thực tế, chưa hề có bất cứ định nghĩa cụ thể, chính thức cho thuật ngữ “tự nhiên” được dùng trong lĩnh vực chăm sóc da. Các chuyên gia da liễu cũng không dùng từ này để phân loại kem chống nắng hay các sản phẩm khác do chưa có quy định phân rõ thành phần hay sản phẩm thế nào là tự nhiên và thế nào là không tự nhiên. Hiện nay, kem chống nắng mới chỉ được chia ra làm hai loại là kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Dựa vào những đặc điểm của từng loại mà bạn có thể chọn ra một sản phẩm phù hợp cho mình. Với những sản phẩm chăm sóc da, “tự nhiên” có thể mang nghĩa là sản phẩm đó có chứa các thành phần nguồn gốc từ tự nhiên. Nếu vậy thì kem chống nắng vật lý có thể được coi là “tự nhiên” do có chứa các khoáng chất là kẽm (zinc) và titan (titanium).
Sự khác biệt giữa kem chống nắng hóa học và vật lý
Nếu bạn muốn tránh các thành phần hóa học vì lo sợ sẽ gây nổi mụn, mẩn đỏ hay kích ứng làn da nhạy cảm thì nên chọn kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học. Hai thành phần gây nhiều lo ngại nhất trong kem chống nắng hóa học là oxybenzone và octinoxate. Kem chống nắng chứa các thành phần này thậm chí còn bị cấm sử dụng ở một số bãi biển trên thế giới như Florida Keys, Miami và Hawaii vì lo sợ gây hại cho các rặng san hô và ngoài ra, chúng còn có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố.
Điều này hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi và mặc dù nhiều chuyên gia da liễu khẳng định rằng kem chống nắng hóa học an toàn và có khả năng chống lại tia UVA tốt hơn nhưng nhiều người vẫn e ngại sử dụng loại kem chống nắng này. Nếu bạn cũng lo lắng về những vấn đề nêu trên thì có thể chọn kem chống nắng vật lý, vừa an toàn hơn cho da và vừa thân thiện với môi trường.
Kem chống nắng vật lý sử dụng các thành phần gốc khoáng như kẽm oxit (zinc oxide) và titan dioxit (titanium dioxide), tạo ra một lớp “rào chắn” bảo vệ cho da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng hóa học hoạt động với cơ chế kích hoạt phản ứng hóa học biến tia UV thành nhiệt và sau đó tỏa ra khỏi bề mặt da.
Vấn đề chính khi sử dụng kem chống nắng vật lý là không thẩm thấu hoàn toàn vào da như kem chống nắng hóa học, thường để lại vệt trắng trên bề mặt da và cũng vì thế nên nhiều người không thoa đủ lượng kem cần thiết. Tuy nhiên, sau khoảng 5 - 10 phút thì vệt trắng sẽ biến mất.
Để khắc phục vấn đề này thì bạn có thể chọn những sản phẩm có kết cấu lỏng nhẹ, dễ tán đều và không để lại vệt trên da hoặc cũng có thể chọn kem chống nắng có màu. Với những người có da tối màu thì có thể chọn kem chống nắng trong suốt để tránh hiện tượng vệt tím trên da sau khi bôi. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua các sản phẩm chống nắng vật lý dạng xịt để tiện sử dụng hơn.
Có thể tự làm kem chống nắng không?
Không nên tự làm kem chống nắng và cũng không nên sử dụng các loại kem chống nắng handmade. Không có cách nào để kiểm tra, xác định khả năng bảo vệ chống lại tia UV của các loại kem chống nắng này, vì vậy nên chúng ta sẽ không thể biết được các sản phẩm như vậy có bảo vệ được cho da hay không và nếu có thì mức độ bảo vệ được đến đâu.
Các loại kem chống nắng trước khi được bán ra thị trường đều phải trải qua quá trình thử nghiệm để xác định khả năng chống tia UV hay chỉ số SPF của sản phẩm. Đừng để bị thu hút bởi cái mác “tự nhiên” mà sử dụng những sản phẩm kem chống nắng handmade để rồi chẳng có tác dụng gì hay thậm chí còn gặp phải những vấn đề đáng tiếc.
Cách chọn kem chống nắng hiệu quả
- Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất 15 để dùng hàng ngày và SPF 30 trở lên cho những hôm cần ra ngoài trong thời gian dài.
- Chọn kem chống nắng phổ rộng (broad spectrum) để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Tia UVA có thể xuyên qua cửa kính, vì vậy da vẫn có thể bị tổn hại do ánh nắng mặt trời khi ngồi trong xe oto hoặc ngồi cạnh cửa sổ trong nhà.
- Không dùng các loại mỹ phẩm có tích hợp chỉ số chống nắng SPF như kem dưỡng ban ngày, kem nền hay phấn phủ thay cho kem chống nắng. Bạn vẫn có thể sử dụng các sản phẩm này nhưng cần kết hợp thêm với một loại kem chống nắng riêng biệt.
- Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da, đặc biệt da dễ bị mụn trứng cá thì nên chọn những sản phẩm không chứa dầu (oil-free) và không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông.
- Mua kem chống nắng mới 6 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu thường xuyên để kem chống nắng ở môi trường nóng ẩm, tiếp xúc với nắng.
Nghiên cứu cho thấy các loại quần áo bằng vải nylon, jean (denim) và cotton tối màu có khả năng chống tia cực tím cao nhất
Bôi kem chống nắng hàng ngày là điều cần thiết để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng.
Sử dụng kem chống nắng đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn chặn tình trạng cháy nắng và giữ cho làn da khỏe mạnh.
Phương pháp nâng cơ mặt và trẻ hoá da mặt đang là chủ đề được nhiều chị em quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123 tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây.
Vào mùa đông, mặc dù bạn không nhìn hay cảm nhận thấy ánh nắng mặt trời nhưng tia UV vẫn có thể tiếp cận đến làn da, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa trước tuổi và làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố cũng như các dạng ung thư da khác.
Có vẻ như mỗi mùa hè lại có thêm những thông tin gây tranh cãi mới về kem chống nắng.
- 0 trả lời
- 2386 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 624 lượt xem
mua kem chống tắc lỗ chân lông ở dâu ạ?
- 0 trả lời
- 376 lượt xem
Tầm khoảng tháng 12 năm 2022 mặt tôi bị bùng 1 đợt mụn rất nặng. Tôi có đi khám bác sĩ và trong hơn 1 tháng đầu được kê Doxycycline, sau đó bác sĩ chuyển sang kê Isotretinoin và bảo sử dụng liên tục trong tháng (tức 8 tuần). Tuy nhiên sau khi sử dụng được 6 tuần da tôi bắt đầu khô, môi bong tróc đến mức sử dụng Vaseline cũng không khá hơn được, thậm chí tình trạng khô kéo dài còn dẫn đến thâm môi. Hơn nữa, da tay của tôi cũng khô đến mức bong tróc, nổi mẩn đỏ khá nhiều. Vậy nên tôi quyết định dừng thuốc mà chưa qua ý kiến của bác sĩ (lúc này tình trạng mụn đã được kiểm soát khá tốt, chỉ còn thâm đỏ). Thế nhưng khoảng 1 tháng gần đây, mặt tôi bắt đầu nổi mụn ẩn, vài nốt có khả năng viêm và da sần sùi hơn hẳn. Lúc đầu tôi nghĩ có lẽ do dạo này chuyển mùa, nhưng tìm hiểu mới biết ngưng Isotretinoin khi chưa tích đủ lượng nguy cơ bùng mụn rất cao. Và bây giờ mặt tôi đã và đang đứng trước nguy cơ đó (đợt mụn nặng trước của tôi cũng có xuất phát điểm là nổi mụn ẩn đầy mặt như vậy), tôi nên làm gì đây ạ? Mong nhận được sự trợ giúp từ bác sĩ.