6 mẹo giảm cảm giác khó chịu do vấn đề về tĩnh mạch
Nếu bị suy giãn tĩnh mạch thì các mạch máu thường có kích thước lớn và nhô hẳn lên bề mặt da, thường xuất hiện ở đùi, vùng bên trong của cẳng chân và ở bắp chân. Các tĩnh mạch suy giãn thường nằm sâu hơn bên dưới da.
Nếu bị tĩnh mạch mạng nhện thì các mạch máu chỉ rất mảnh, chìm dưới da và nằm gần bề mặt da hơn là suy giãn tĩnh mạch. Chúng thường ngắn, xuất hiện thành cụm và trông giống như mạng nhện nên mới được gọi là tĩnh mạch mạng nhện. Những tĩnh mạch này thường có ở trên chân và mặt.
Dù là tĩnh mạch mạng nhện hay suy giãn tĩnh mạch thì đều có thể gây cảm giác khó chịu. Dưới đây là một số biện pháp đã được khoa học chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng do vấn đề về tĩnh mạch gây ra.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện. 5 yếu tố phổ biến nhất gồm có:
- Lối sống ít vận động
- Sự lão hóa
- Tiền sử gia đình
- Thay đổi nội tiết tố (chẳng hạn như khi mang thai)
- Béo phì
Một số trong đó là những yếu tố nguy cơ mà chúng ta có thể ngăn ngừa, ví dụ như béo phì hay lối sống ít vận động trong khi một số khác thì lại không có cách nào can thiệp được, ví dụ như lão hóa và tiền sử gia đình. Vì vậy, nếu phải ngồi hoặc đứng quá lâu thì nên tăng cường vận động hàng ngày để tránh gặp phải những vấn đề về tĩnh mạch này hoặc ngăn vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Giảm đau do vấn đề về tĩnh mạch
Nếu bị chứng giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện và thường xuyên phải trải qua các cơn đau thì có thể thử một số biện pháp khắc phục dưới đây.
Nâng cao chân
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra là do các van trong tĩnh mạch bị hỏng. Nhiệm vụ của các van này là giữ cho máu chảy theo một chiều trở về tim và để làm được điều này thì tĩnh mạch phải chống lại tác động của trọng lực. Sau một vài năm, van tĩnh mạch sẽ trở nên suy yếu. Lúc này, máu sẽ không chảy đúng hướng mà ứ đọng lại và bắt đầu gây ra vấn đề. Đôi khi máu chỉ ứ đọng và gây suy tĩnh mạch nhưng nếu lượng máu này khiến cho tĩnh mạch phình lên thì sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch. Vì vậy, để có thể làm giảm cảm giác khó chịu do suy giãn tĩnh mạch thì cần nâng cao chân, tốt nhất là để chân cao hơn tim. Điều này giúp giảm bớt trọng lực tác động lên tĩnh mạch chân và đưa máu lưa thông trở lại tim. Như vậy, các tĩnh mạch có thể thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Dưới đây là một số cách để có thể nâng chân cao trên tim:
- Gác chân lên bàn
- Nằm ngửa và giơ cao chân lên
-
Nằm xuống và kê nhiều gối dưới chân
Tập thể dục và kéo giãn cơ thể
Không nên tập luyện quá nặng khi đang bị những vấn đề về tĩnh mạch vì trên thực tế, điều đó sẽ làm cho tình hình thêm nặng hơn. Thay vào đó thì nên chọn những bài tập có tác động thấp (low-impact) giúp bắp chân có thể được kéo giãn. Nếu phải ngồi lâu thì hãy đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 phút để giúp máu lưu thông bình thường trong tĩnh mạch. Ngoài ra, khi ngồi xuống thì hãy gập bàn chân lên và giữ một lúc để kéo giãn cơ bắp chân.
Uống đủ nước
Cơ thể cần có đủ nước để lưu thông máu. Vì vậy, cần nhớ uống nước thường xuyên trong ngày để hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Vậy cần uống bao nhiêu nước? Nhiều chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên uống khoảng 8 cốc nước, tương đương 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu như không thể uống đủ mức đó thì hãy cố gắng uống nhiều nước nhất có thể.
Tắm nước lạnh
Tắm nước lạnh đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, ví dụ như tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa nhiệt độ cơ thể và tăng sự trao đổi chất. Ngoài ra, tắm nước lạnh còn là một cách tuyệt vời để cải thiện lưu thông máu và có lợi cho các tĩnh mạch. Nước lạnh khiến mạch máu co lại, giúp giảm đau và sưng phù. Mặc dù tắm nước nóng sau khi kết thúc một ngày dài là cách thư giãn hiệu quả nhưng khi đã bị giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện thì nên chọn tắm nước lạnh. Nhiệt độ cao sẽ càng khiến cho tĩnh mạch giãn nhiều hơn. Do đó, việc tắm nước nóng sẽ càng khiến cho cảm giác khó chịu do vấn đề về tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng.
Mang tất nén
Mang tất nén là một cách hữu hiệu để giảm đau do vấn đề tĩnh mạch. Loại tất này còn giúp giảm sưng và giảm hiện tượng chuột rút khi tĩnh mạch bị tổn thương. Để có hiệu quả cao nhất thì nên đi tất ngay từ khi ngủ dậy vào buổi sáng và mang trong suốt cả ngày. Nếu để đến khi đã bắt đầu cảm thấy đau và khó chịu mới mang thì đã quá muộn và gần như không hiệu quả.
Đi khám bác sĩ
Các vấn đề về tĩnh mạch không phải là vấn đề nhỏ mà nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn như huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu lại tiếp tục dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí tử vong. Để tránh gặp phải những vấn đề này thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường đầu tiên của các vấn đề về tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp thăm khám cần thiết để xác định vấn đề và tư vấn các lựa chọn điều trị.
Mặc dù yoga không thể điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch nhưng có thể giúp kiểm soát được vấn đề.
Cơn đau và cảm giác khó chịu mà chứng suy giãn tĩnh mạch gây ra có thể gây khó ngủ hay thậm chí thức trắng vào ban đêm.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tìm hiểu phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch
- 9 trả lời
- 1873 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1787 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 6 trả lời
- 2713 lượt xem
Có loại laser nào có thể thu nhỏ các đường tĩnh mạch trên mặt không?
- 8 trả lời
- 3550 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 7 trả lời
- 1314 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?