7 tư thế yoga giúp giảm suy giãn tĩnh mạch
Yoga là một bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, từ thư giãn, thanh lọc tâm trí cho đến giúp duy trì thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Và ngoài ra, việc tập yoga còn có nhiều lợi ích khác như:
- Tăng cường trí tuệ: Nghiên cứu đã chứng minh chỉ cần tập yoga 20 phút mỗi ngày là đủ để giúp não bộ xử lý thông tin tốt hơn.
- Giảm căng thẳng: Yoga giúp giảm trạng thái căng thẳng và thả lỏng các cơ trong cơ thể, từ đó giúp thư giãn.
- Bảo vệ tim mạch: Các tư thế như Savasana (tư thế Xác chết) đã được chứng minh là giúp hạ huyết áp hiệu quả hơn nhiều so với việc nằm nghỉ ngơi thông thường. Ngoài ra, yoga còn giúp giảm nồng độ cholesterol, căng thẳng và các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Yêu bản thân hơn: Yoga giúp người tập học cách yêu thương bản thân hơn và không còn tự ti về những khuyết điểm trên cơ thể.
- Chống lại bệnh tật: Theo nghiên cứu, tập yoga giúp tăng cường hệ miễn dịch ở cấp độ tế bào. Điều này có thể được cảm nhận ngay sau mỗi buổi học.
- Kết bạn mới: Không chỉ giúp cải thiện nhiều khía cạnh của bản thân, tập yoga còn giúp tăng sự giao tiếp với nhiều người khác và mang lại cơ hội kết thêm bạn mới trong cùng lớp học.
Nhưng chỉ có vậy, yoga còn rất có ích cho những người đang bị suy giãn tĩnh mạch.
Yoga giúp giảm suy tĩnh mạch bằng cách nào?
Động mạch và mao mạch là những mạch máu có vai trò đưa máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể.
Trong khi đó, các tĩnh mạch lại đảm nhận nhiệm vụ đưa lượng máu đó trở lại tim và tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Tuy nhiên, do tác động của trọng lực nên các tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch ở chân phải làm việc nhiều hơn để đưa máu trở lại tim.
Quá trình này sẽ còn khó khăn hơn nếu các tĩnh mạch vốn đã bị tổn thương hoặc suy yếu. Khi tĩnh mạch không thể đưa máu về tim một cách bình thường thì máu sẽ chảy ngược lại, dồn ứ và dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, trong đó có một số yếu tố mà chúng ta có thể ngăn ngừa, kiểm soát trong khi một số khác lại không có cách nào can thiệp được. Dưới đây là 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu:
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên các tĩnh mạch và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
- Tuổi tác: Mặc dù suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng vấn đề này phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.
- Di truyền: Nếu có người thân trong nhà bị giãn tĩnh mạch thì nguy cơ mắc phải vấn đề tương tự sẽ cao hơn.
- Nội tiết tố: Những thay đổi về nồng độ nội tiết tố, ví dụ như khi mang thai và mãn kinh sẽ kích hoạt chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Lối sống ít vận động: Ngồi quá nhiều gây hại cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là tĩnh mạch.
Mặc dù yoga không thể điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch nhưng có thể giúp kiểm soát được vấn đề. Động tác kéo giãn cơ khi tập yoga là cách rất hiệu quả để giảm sưng và đau nhức ở chân – những triệu chứng thường gặp khi bị giãn tĩnh mạch.
Các tư thế yoga có lợi nhất cho sức khỏe tĩnh mạch là những tư thế cần nâng cao chân vì điều này giúp cải thiện sự lưu thông máu và giảm áp lực cho tĩnh mạch.
Dưới đây là 7 tư thế yoga mà người bị suy giãn tĩnh mạch nên thử.
Tư thế yoga giúp giảm suy giãn tĩnh mạch
1. Tư thế Trái núi
Tư thế Trái núi (Tadasana hay Mountain Pose) thường là tư thế yoga đầu tiên mà mọi người được học và là tư thế rất quan trọng để nắn chỉnh cơ thể. Mặc dù có vẻ đơn giản và cơ bản nhưng tư thế Trái núi giúp giữ cho cơ chân săn chắc, ngoài ra còn tăng cường sức khỏe cho đầu gối và đùi. Giữ nguyên tư thế này trong một vài phút sẽ giúp thả lỏng đôi chân và tay, từ đó giảm bớt áp lực cho các tĩnh mạch.
2. Tư thế đứng bằng vai
Tư thế đứng bằng vai (Salamba Sarvangasana hay Supported Shoulder Stand) sẽ buộc toàn bộ cơ thể phải hoạt động chống lại trọng lực và điều này đem lại một số lợi ích lớn, trong đó có cải thiện sự lưu thông máu. Bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được những thay đổi ở cơ thể khi máu lưu thông đến tim tốt hơn. Nhìn chung, tư thế này là một cách hiệu quả để thả lỏng đôi chân và còn có ích cho những bộ phận khác của cơ thể.
3. Tư thế đứng gập người
Tư thế đứng gập người (Uttanasana hay Standing Forward Bend) là một trong những tư thế tốt nhất để cải thiện sự tuần hoàn máu. Tư thế này giúp cơ đùi và cơ bắp chân được kéo căng tối đa. Nếu luyện tập thường xuyên thì tình trạng đau chân sẽ giảm đáng kể.
4. Tư thế Con cá
Tư thế Con cá (Matsyasana hay Fish Pose) được coi là một trong những tư thế yoga phù hợp nhất cho những người bị suy giãn tĩnh mạch vì đem lại nhiều lợi ích cùng một lúc. Tư thế Con cá làm giảm căng thẳng trong cơ thể và tình trạng chuột rút, đồng thời kéo giãn bàn chân và cẳng chân. Vì tư thế này cho phép đôi chân được thả lỏng nên sự lưu thông máu trong cơ thể sẽ trở nên đều đặn hơn nhiều và các tĩnh mạch sẽ không còn phải chịu áp lực lớn.
5. Tư thế Con thuyền
Động tác nâng cao chân của tư thế Con thuyền (Navasana hay Boat Pose) rất tốt để giảm áp lực lên tĩnh mạch. Bằng cách nâng chân lên và giữ nguyên một lúc, lượng máu ứ đọng sẽ tiếp tục lưu thông lên trên và điều này rất tốt cho các tĩnh mạch đang bị suy yếu. Ngoài ra, tư thế này còn giúp làm săn chắc cơ bụng.
6. Tư thế gác chân lên tường
Gác chân lên tường (Viparita Karani hay Legs Up the Wall) là tư thế rất đơn giản mà lại hiệu quả để thư giãn đôi chân. Việc ép sát hai chân lên tường sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và đồng thời đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Ngoài ra, điều này sẽ giúp giảm áp lực gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.
7. Tư thế xả hơi
Nếu thường ngày ít vận động và phải ngồi hay đứng nhiều thì nên thử tư thế xả hơi (Pavanamuktasana hay Wind Relieving Pose). Tư thế này thúc đẩy máu ứ đọng trong tĩnh mạch tiếp tục di chuyển, ngoài ra còn có tác dụng thả lỏng các cơ và khớp xương ở hông và đầu gối. Tư thế xả hơi thậm chí còn ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu – tình trạng hình thành cục máu động trong các tĩnh mạch ở sâu trong cơ thể, thường là chân và đùi.
Mặc dù yoga không giúp tránh được hoàn toàn hay điều trị suy giãn tĩnh mạch nhưng có thể làm giảm bớt các cơn đau do vấn đề này gây nên, đồng thời hỗ trợ lưu thông máu trong tĩnh mạch để tình trạng bệnh không trở nên nặng thêm.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
- 6 trả lời
- 1912 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1672 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?
- 8 trả lời
- 2062 lượt xem
Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.
- 9 trả lời
- 1890 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1799 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?