Suy giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
Chắc hẳn đã có những đêm mà bạn phải trằn trọc mãi mà không thể đi vào giấc ngủ. Điều bực bội hơn là không biết nguyên nhân nào khiến bản thân bị khó ngủ. Không phải do uống cà phê muộn trong ngày, không phải do tập thể dục vào buổi tối và cũng không phải do suy nghĩ nhiều. Nếu vậy thì rất có thể cơn đau và cảm giác khó chịu mà chứng suy giãn tĩnh mạch gây ra là nguyên nhân gây khó ngủ hay thậm chí thức trắng vào ban đêm.
Dưới đây là một số lý do tại sao chứng giãn tĩnh mạch lại ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số biện pháp để khắc phục.
Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Để trả lời câu hỏi ở tiêu đề “Suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?” thì câu trả lời là có, các triệu chứng liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch chắc chắn có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những triệu chứng này có thể xảy ra bất kể thời điểm nào, cả ban ngày lẫn ban đêm.
Tuy nhiên, ở nhiều người thì các triệu chứng của bệnh tĩnh mạch lại trở nên nặng hơn vào ban đêm khi nghỉ ngơi. Lúc này, vì không còn bận làm việc nên sẽ chú ý hơn đến cơn đau ở chân. Ngoài ra cảm giác khó chịu còn đến từ tình trạng sưng phù do phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong ngày hoặc đến từ những triệu chứng khác của chứng suy giãn tĩnh mạch như chuột rút, nóng và ngứa chân hoặc các vùng khác bị ảnh hưởng bởi bệnh tĩnh mạch.
Theo một nghiên cứu bởi Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (the National Center for Biotechnology Information), hiện tượng chuột rút cơ ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch xảy ra thường xuyên hơn vào ban đêm so với những người khỏe mạnh và điều này chủ yếu xảy ra ở vùng bắp chân. Chuột rút cơ là một trong những triệu chứng thường gặp của chứng suy giãn tĩnh mạch nên nếu gặp hiện tượng này thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Một vấn đề khác cũng có thể khiến những người bị suy giãn tĩnh mạch khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc là hội chứng chân không yên (restless leg syndrome). Hội chứng chân không yên là một tình trạng gây ra cảm giác khó chịu ở chân mỗi khi ngồi hoặc nằm cùng với sự thôi thúc đứng lên di chuyển liên tục. Cảm giác khó chịu này thường xảy ra sau khi ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài và sẽ thuyên giảm khi đứng dậy đi lại. Hội chứng chân không yên gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như ngứa ngáy, châm chích, giật, cảm giác như có kiến bò dưới da nhưng biểu hiện phổ biến nhất là không thể ngừng cử động chân, vì thế nên có tên là “hội chứng chân không yên”.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra cảm giác buồn chân rất giống với hội chứng chân không yên. Trên thực tế, nhiều triệu chứng của giãn tĩnh mạch cũng tương tự như chân không yên, ví đụ như ngứa, đau nhói, nhức và chuột rút. Tuy nhiên, không giống như hội chứng chân không yên, bệnh giãn tĩnh mạch dễ dàng chẩn đoán và điều trị hơn. Khi gặp những hiện tượng bất thường thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng vấn đề và có biện pháp điều trị thích hợp.
Biện pháp khắc phục
Nếu các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch gây khó ngủ hay mất ngủ thì có thể khắc phục bằng một số biện pháp dưới đây.
Tất nén
Đi tất nén y tế là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả để làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh. Tất nén có tác dụng cải thiện lưu thông máu và là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp mà bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra các triệu chứng khó chịu. Đi tất nén vào ban ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Cơ chế của loại tất này là ôm chặt quanh bàn chân và nới lỏng về phía trên cẳng chân. Điều này giúp hỗ trợ đẩy máu trở lại tim và thúc đẩy sự lưu thông máu tốt hơn trong các tĩnh mạch đang bị tổn hại, suy yếu.
Do tất nén giúp cho các tĩnh mạch không cần phải hoạt động quá vất vả nên tình trạng đau đớn, sưng phù và chuột rút ở chân sẽ giảm đi đáng kể.
Thay đổi tư thế ngủ
Một số tư thế ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn, cho dù đang gặp phải các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Khi bị vấn đề này thì nên kê cao bàn chân khi ngủ. Bằng cách kê một chiếc gối dưới chân để nâng chân lên khoảng 7 - 10cm, chân sẽ đỡ sưng phù hơn. Tư thế ngủ này sẽ giúp máu lưu thông trở lại tim và từ đó giảm đau nhức. Điều này sẽ giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ ngon giấc hơn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước vào ban ngày là một cách khác để giảm thiểu triệu chứng đau do giãn tĩnh mạch vào ban đêm. Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc đi vệ sinh giữa đêm.
Kéo giãn cơ
Việc kéo giãn cơ trong suốt cả ngày sẽ giúp giữ cho cơ không bị căng vào ban đêm và thúc đẩy sự lưu thông máu bình thường qua tĩnh mạch.
Điều trị
Nếu thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, chân không yên vào ban đêm thì nên đi khám để điều trị vấn đề. Ngoài ra, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ là vấn đề với tĩnh mạch thì cũng đều phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để xác định vấn đề cụ thể và từ đó có giải pháp điều trị thích hợp.
Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Suckhoe123 cung cấp mã trợ giá trị suy giãn tĩnh mạch chân còn 10.9 triệu bằng laser nội tĩnh mạch (giá gốc 24 triệu), thực hiện tại các bệnh viện uy tín.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
Nhiều người vẫn cho rằng giãn tĩnh mạch cần phẫu thuật mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp không cần phẫu thuật, xâm lấn tối thiểu có thể xử lý vấn đề này một cách dễ dàng.
- 6 trả lời
- 1912 lượt xem
Tôi đang dùng tất nén y tế nhưng hình như tình trạng giãn tĩnh mạch càng trở nên nặng hơn. Tôi cảm giác tĩnh mạch của tôi đang đến gần bề mặt da với tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi phải làm gì?
- 5 trả lời
- 1672 lượt xem
Quần áo bó sát có làm giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện không?
- 8 trả lời
- 2062 lượt xem
Da của tôi khá trắng và tôi đã thử điều trị bằng liệu pháp IPL nhưng không có hiệu quả. Không biết có phải do chuyên viên đã chọn nhầm chế độ thiết lập hay do da tôi quá dày và cần loại laser mạnh hơn. Tôi muốn tìm một phương pháp có thời gian hồi phục ngắn nhất có thể.
- 9 trả lời
- 1890 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 7 trả lời
- 1799 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?