1

Bệnh lupus và mang thai

Bệnh lupus là gì? Bệnh lupus sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ? Mang thai ảnh hưởng đến bệnh lupus như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức dưới đây để có câu trả lời cho mình.
Bệnh lupus và mang thai Bệnh lupus và mang thai

Lupus là bệnh gì?

Lupus là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là hệ thống giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Nhưng nếu bị lupus, hệ thống miễn dịch này sẽ tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể thay vì vi trùng - đó là lý do tại sao lupus được gọi là bệnh tự miễn dịch.

Có nhiều loại bệnh lupus khác nhau, nhưng dạng phổ biến nhất là lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Lupus ban đỏ hệ thống có thể nhẹ hoặc nặng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm tim, khớp, da, phổi, mạch máu, thận và hệ thần kinh.

Các triệu chứng có thể dao động từ nhẹ đến nặng và có thể đến rồi tự hết. Khi xuất hiện các triệu chứng lupus sẽ được gọi là "bùng phát" và gọi là "thuyên giảm" khi triệu chứng qua đi.

Các chuyên gia không biết nguyên nhân gây ra lupus nhưng có vẻ như gen di truyền, hormone và các yếu tố môi trường đều có liên quan. Lupus cũng có thể khó chẩn đoán vì tình trạng này không thể đoán trước và có xu hướng khác nhau ở mỗi người.

Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh lupus

Lupus ảnh hưởng đến phần lớn đến phụ nữ - khoảng 9 trong số 10 người mắc bệnh SLE là nữ giới. Nguy cơ mắc bệnh lupus cao hơn ở những phụ nữ người Mỹ gốc Phi, Người Mỹ bản địa, hoặc Người bản xứ Alaska.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử có một bệnh tự miễn hoặc có một người họ hàng gần bị lupus hoặc bị bệnh tự miễn khác.

Các triệu chứng của bệnh lupus

Một số dấu hiệu rõ ràng nhất của lupus bao gồm thay đổi da, chẳng hạn như:

  • Phát ban hình cánh bướm (malar rash) dọc xương gò má và sống mũi.
  • Phát ban có biểu hiện tồi tệ, có thể đỏ, mẩn ngứa, thường xuất hiện trên da đầu hoặc tai và có thể làm tóc rụng. 
  • Phát ban nhạy cảm, phát triển sau khi đi nắng.
  • Loét ở miệng và mũi, thường không đau.

Các triệu chứng lupus khác bao gồm:

  • Đau khớp và sưng khớp (viêm khớp)
  • Lưu thông máu kém, có thể khiến ngón tay chuyển sang màu trắng hoặc xanh
  • Sốt
  • Mệt mỏi cực độ
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Nhầm lẫn
  • Co giật hoặc đột quỵ (trong trường hợp nặng)

Tùy theo những triệu chứng xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chúng, bác sĩ có thể làm xét nghiệm để kiểm tra vấn đề với thận, tim hoặc phổi. Lupus cũng có thể gây rối loạn máu, chẳng hạn như thiếu máu và huyết khối (tụ máu).

Bệnh lupus sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?

Nhiều phụ nữ bị lupus có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro. Ngay cả khi các triệu chứng nhẹ, lupus cũng là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi được theo dõi cẩn thận bởi bác sĩ khi mang bầu.

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Tiền sản giật. Cứ 5 phụ nữ bị lupus thì lại có 1 người phát triển chứng tiền sản giật.
  • Sinh non. Khoảng 40% các trường hợp mang thai bị ảnh hưởng bởi lupus dẫn đến sinh non.
  • Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR). thai nhi phát triển chậm và sinh ra nhỏ hơn mốc bình thường.
  • Sảy thai. Sẩy thai thường xảy ra ở những bà bầu bị bệnh lupus, nhưng nguy cơ sẩy thai do SLE hiện đang giảm do chế độ chăm sóc, thuốc men và kiểm soát tốt hơn. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ bị lupus bây giờ gần giống như ở phụ nữ không bị lupus.

Mặc dù phụ nữ mang thai bị lupus có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn, nhưng không phải tất cả phụ nữ đều thế. Nếu lupus thuyên giảm trước khi mang thai, nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ thấp hơn. Lý tưởng là, lupus sẽ không bùng phát ít nhất 6 tháng trước khi bạn mang bầu. Và một khi mang bầu, chăm sóc trước khi sinh tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng.

Mang thai ảnh hưởng đến bệnh lupus như thế nào?

Sự ảnh hưởng, tương tác giữa lupus và thai kỳ rất khác nhau. Một số phụ nữ xuất hiện phản ứng ban đỏ trong suốt thai kỳ, trong khi những người khác lại phát hiện ra rằng thai kỳ đã làm thay đổi, thậm chí làm giảm các triệu chứng lupus. Một số phụ nữ còn chẳng có triệu chứng gì của lupus trong thai kỳ.

Đợt phát ban sẽ ít xảy ra trong suốt thai kỳ nếu tình trạng lupus của bạn đã được kiểm soát ít nhất 6 tháng trước khi bạn thụ thai, nhưng đôi khi rất khó có thể nói được sự khác biệt giữa các triệu chứng lupus và đau nhức bình thường khi mang bầu. Mệt mỏi, đau lưng, thở dốc và thay đổi da tất cả đều có thể là dấu hiệu của một đợt bùng phát bệnh, nhưng chúng cũng có thể là các vấn đề thường gặp của mang bầu.

Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định những triệu chứng bình thường của thai kỳ và những triệu chứng liên quan đến lupus. Hãy đến thăm khám đầy đủ để bác sĩ có thể phát hiện bất kỳ triệu chứng lupus nào và điều trị ngay cho bạn.

Lupus bùng phát trong khi mang thai có thể nhẹ hoặc ở mức trung bình và hầu hết các triệu chứng đều có thể được điều trị bằng những loại thuốc được xem là an toàn cho bà bầu.

Lupus sẽ ảnh hưởng như nào đến em bé?

Lupus di truyền trong các gia đình, do đó có thể các gen đóng một vai trò và một đứa trẻ có thể kế thừa gen đó. Khi một trong hai cặp song sinh giống hệt nhau bị lupus, thì cơ hội cao là bé còn lại cũng sẽ phát triển bệnh này.

Một số trẻ sinh ra từ người mẹ bị lupus cũng có nguy cơ mắc bệnh lupus sơ sinh. Nguy cơ này liên quan đến hai kháng thể trong máu gọi là kháng nguyên A liên quan đến hội chứng chống Sjögren’s (anti-SSA) và Kháng nguyên B liên quan đến hội chứng chống Sjögren's (anti-SSB). Xét nghiệm máu sớm trong thai kỳ có thể biết được bạn có những kháng thể này hay không.

Các triệu chứng của lupus sơ sinh thường không nghiêm trọng và thường biến mất khi trẻ 8 tháng tuổi. Nhưng một phần rất nhỏ các em bé sẽ phát triển một biến chứng có khả năng đe dọa mạng sống gọi là block tim bẩm sinh, là một loại nhịp tim bất thường.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai bị bệnh lupus

Tất cả bà bầu đều nhận được lợi ích từ việc chăm sóc bản thân và điều đó càng đúng khi bạn bị lupus. Dưới đây là những gì bạn có thể làm:

  • Nghỉ ngơi nhiều. Tất cả phụ nữ mang thai cần ngủ nhiều, nhưng bạn sẽ cần nhiều hơn nếu bị lupus.
  • Tập thể dục. Cân bằng giữa nghỉ ngơi với luyện tập từ mức nhẹ nhàng đến trung bình. Kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một kế hoạch tập thể dục mới.
  • Thăm khám tất cả các cuộc hẹn trước sinh. Không bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn trước sinh nào và uống thuốc đúng theo toa. Bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng liên quan đến lupus và điều chỉnh thuốc của bạn nếu cần.
  • Ăn uống lành mạnh. Ăn uống lành mạnh trong thai kỳ có lợi cho mẹ và con. Hướng dẫn áp dụng cho phụ nữ mắc lupus cũng giống như đối với phụ nữ khác: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều trái cây tươi và rau, ngũ cốc nguyên cám và một số protein.
  • Không hút thuốc. Hút thuốc có thể khiến những ảnh hưởng của bệnh lupus ảnh hưởng thêm đến tim và mạch máu của bạn.
  • Nhận trợ giúp. Có sự hỗ trợ thích hợp từ gia đình, bạn bè và nhà cung cấp có thể giúp bạn đối phó tốt với một thai kỳ có nguy cơ cao. Vì bị lupus, nên bạn cần thêm thời gian để hồi phục sau khi sinh cũng như đối phó với những thách thức của việc mới làm cha mẹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lupus mang thai
Tin liên quan
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1087 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  678 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1832 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  421 lượt xem

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?

Uống thuốc trị bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  946 lượt xem

Chị em mang thai 28 tuần, bị rối loạn tiền đình, đi khám, bs cho thuốc Piracetam 800mg và Acetyl - dl- leucin 500mg. Về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng, em thấy, thuốc này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Em hoang mang không biết nếu uống, sẽ ảnh hưởng đến thai thi thế nàò ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây