Máu bé trai 8 tuổi chuyển màu nâu vì ngộ độc thuốc da liễu
Máu chuyển nâu do ngộ độc Methemoglobin
Sau khi gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ để cấp cứu, các bác sĩ đã test nhanh máu bệnh nhân và thấy máu có màu nâu, không đỏ lại kể cả khi tiếp xúc với không khí.
Các bác sĩ đã nghi ngờ bé bị ngộ độc Methemoglobin trong thuốc điều trị bệnh da liễu. Hơn nữa, tình trạng bệnh nhi rất nặng và bệnh viện không có thuốc giải độc đặc hiệu nên các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ đã quyết định chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Đồng tại TP. Hồ Chí Minh ngày 20/4 để cấp cứu, điều trị.
Ngày 22/4, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó giáo sư Phạm Văn Quang - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, cho biết để thử màu máu của bé, các bác sĩ tại bệnh viện đã dùng ống tiêm 10ml rồi rút 1ml máu bệnh nhi và hút thêm 9ml không khí, sau đó lắc nhẹ nhiều lần cho hồng cầu tiếp xúc với oxy trong không khí.
Tuy nhiên máu vẫn giữ màu nâu, không hề đỏ, điều đó chứng tỏ bệnh nhân dương tính với Methemoglobin. Bác sĩ sau đó đã nhỏ giọt máu của bệnh nhi lên giấy thấm rồi so sánh với bảng màu chuẩn để ước lượng tỷ lệ Methemoglobin có trong máu. Cuối cùng các bác sĩ kết luận bé bị ngộ độc nặng.
Bệnh nhân được tiêm thuốc giải độc kịp thời
Sau khi xác định bé bị ngộ độc Methemoglobin, các bác sĩ đã nhanh chóng tiêm thuốc giải độc cho bé. Vài phút sau tiêm, môi bệnh nhi đã hồng hào trở lại, các đầu ngón chân ngón tay hết tím, nhịp tim cũng trở lại bình thường, độ bão hòa oxy trong máu đã tăng lên rõ rệt và nồng độ Methemoglobin trong máu đã trở về bình thường.
Cũng theo Phó giáo sư Phạm Văn Quang, bệnh nhân ngộ độc Methemoglobin thường là do uống, hoặc tiếp xúc với các loại thuốc và hóa chất thường gặp như Nitrites (có trong củ dền, nước giếng...), hay thuốc súng Chlorates, hoặc thuốc chữa bệnh (Dapsone, Quinolones, Sulfonamides), kể cả thuốc diệt cỏ có Propanil, thuốc nhuộm Anilin...
Thuốc giải độc này là Methylene Blue. Tuy nhiên, thuốc này lại rất hiếm, hầu như các bệnh viện nhỏ không có nên quá trình điều trị những ca nặng rất khó khăn. May mắn cho bé trai là bệnh viện Nhi Đồng 1 còn một ống thuốc giải độc này. Trong tình huống, nếu không có thuốc giải độc, các bác sĩ sẽ phải thay máu cho bé bằng hồng cầu lắng để cứu sống bệnh nhân.
Cảnh báo uống thuốc da liễu
Người nhà bé trai 8 tuổi bị ngộ độc cho biết trước khi nhập viện một tuần bé đã được bác sĩ khám da liễu cho uống và thoa thuốc không rõ loại trong 7 ngày, sau uống vài ngày thì bé khởi phát những dấu hiệu bất thường trên nên gia đình đưa đi cấp cứu.
Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc chất độc Methemoglobin là môi bị xanh tím, các đầu ngón tay, ngón chân cũng bị tím. Trong trường hợp nặng thì bệnh nhân sẽ bị tím tái toàn thân dẫn đến suy hô hấp. Vì thế test nhanh để chẩn đoán và ước lượng nồng độ chất độc Methemoglobin có vai trò quan trọng để chẩn đoán ngộ độc hay không.
Chiều ngày 7/5, tỉnh An Giang đã ghi nhận có một trường hợp tử vong đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.
Mong muốn có một chiếc mũi cao, đẹp đón Tết, một người đàn ông (hiện đang 36 tuổi) đã chọn cách tiêm filler (chất làm đầy) vào sống mũi tại một spa...
Thức dậy với cảm giác đau nhói vùng ngực vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, chấn thương ngực.
Ngày nay, suy giảm trí nhớ không chỉ là chứng bệnh phổ biến ở người già mà nó đang ngày càng trẻ hóa, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc...
Huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biến ngày nay. Huyết áp thấp đôi khi không có triệu chứng, hoặc có những triệu chứng nhẹ như đau đầu, choáng váng,...
Mới đây, một trường hợp trẻ 5 tuổi bị đuối nước ở bể bơi, được bố mẹ sơ cứu bằng cách dốc ngược bé lên đã khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến...
Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, viêm tủy răng có thể gây ra những hệ quả...
Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người trẻ tuổi, nữ giới.
Ngủ ngáy là nỗi khổ tâm của rất nhiều người, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mà thậm chí nặng có thể đe dọa đến cả tính mạng. Vậy...
Nam giới ở mọi lứa tuổi có thể có viêm mào tinh hoàn, nhưng phổ biến nhất trong độ tuổi từ 20 và 39. Viêm mào tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng...