1

Viêm tuyến tiền liệt cấp - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng, thường đi kèm với viêm bàng quang cấp tính. Vì vậy triệu chứng lâm sàng cũng giống như viêm bàng quang cấp nhưng thường kèm theo có sốt cao, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy, viêm tuyến tiền liệt cấp tính cần được điều trị sớm và đúng, đủ liều thuốc và đủ thời gian.

1. NGUYÊN NHÂN

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường do vi khuẩn gram (-). Các loại vi khuẩn thường gặp là:

  •  Escherichia coli
  •  Proteus mirabilis
  •  Klebsiella
  •  Staphylococus saprophyticus
  •  Pseudomoras aeruginosa
  •  Staphylococus aereus

2. CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

- Các triệu chứng lâm sàng gồm có:

  •  Tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó.
  •  Có thể có tiểu máu, tiểu mủ hoặc dịch, mủ niệu đạo.
  •  Đau vùng niệu đạo, tầng sinh môn.

- Các triệu chứng khác:

  •  Thường có sốt cao, kèm theo gai rét.
  •  Tuyến tiền liệt: to và đau vì vậy khi khám nên nhẹ nhàng.

b) Cận lâm sàng

- Xét nghiệm nước tiểu:

  •  Có bạch cầu niệu dương tính.
  •  Cấy nước tiểu hoặc dịch niệu đạo tìm vi khuẩn gây bệnh, nếu kết quả dương tính thì làm kháng sinh đồ.

- Xét nghiệm máu:

  •  Bạch cầu máu tăng.
  •  Cấy máu khi có sốt cao hoặc nghi có nhiễm khuẩn huyết.

- Siêu âm: Có thể phát hiện thành bàng quang dày, tuyến tiền liệt to hơn bình thường. Trong trường hợp người bệnh > 40 tuổi có phì đại lành tính tiền liệt tuyến thì khó đánh giá.

3. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc

  •  Điều trị ngay khi có chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt cấp tính.
  •  Nếu người bệnh có sốt cao nên điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch và phối hợp 2 loại kháng sinh trong những ngày đầu
  •  Thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là 14 ngày, có thể kéo dài trên 3 tuần nếu cần thiết.
  •  Nếu có nhiễm khuẩn huyết thì đồng thời việc điều trị kháng sinh cần bù đủ dịch, cho thêm thuốc giảm đau non- steroids nếu cần.

b) Các kháng sinh có thể lựa chọn một trong các nhóm thuốc sau:

- Ưu tiên nhóm quinolon khi chưa có kết quả cấy vi khuẩn.

  •  Levofloxacin viên 500 mg, uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày 14- 28 ngày, Hoặc:
  •  Nofloxacin viên 400 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 14 - 28 ngày
  •  Ofloxacin viên 200 mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày trong 14 - 28 ngày.

- Nhóm Trimethoprim Sulfamethoxazol vẫn có thể được lựa chọn.

- Nếu cần phối hợp 2 kháng sinh, có thể phối hợp nhóm quinolon với Cephalosporin thế hệ 3 - 4 hoặc Amoxicilline + clavulanate.

c) Điều trị hỗ trợ

  •  Đủ nước để nước tiểu đạt khoảng 2 lít/ 24h.
  •  Giảm đau non – steroid nếu cần
  •  Chú ý khi có bí tiểu bàng quang căng: Không đặt thông tiểu. Nếu thật cần thiết sẽ mở thông bàng quang trên xương mu để tránh khả năng gây nhiễm khuẩn huyết.

4. TIÊN LƯỢNG

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính do vi khuẩn là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm, đúng, đủ liều và đủ thời gian dùng thuốc thì bệnh vẫn có thể khỏi hoàn toàn. Nếu điều trị không kịp thời, vi khuẩn kháng thuốc... có thể diễn biến thành viêm tuyến tiền liệt mạn tính.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đặt ống stent chữa bí đái do phì đại tiền liệt tuyến - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Điều trị tại chỗ phì đại tuyến tiền liệt: sức nóng hoặc lạnh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Viêm quanh răng tiến triển chậm - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015 

Phẫu thuật cắt toàn bộ tiền liệt tuyến trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật áp xe tuyến tiền liệt - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Sự khác biệt giữa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt
Sự khác biệt giữa viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước tương đối nhỏ nằm ở bên dưới bàng quang nhưng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng nếu phì đại hoặc bị nhiễm trùng. Viêm tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) là hai vấn đề phổ biến xảy ra với tuyến tiền liệt. Mặc dù cả hai đều gây đau và khó tiểu những mỗi tình trạng là do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về hai hai bệnh này trong bài viết dưới đây.

Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng rất phổ biến ở nam giới, có thể là cấp tính (xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (phát triển từ từ và kéo dài).

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tuyến tiền liệt có thể là do nhiễm vi khuẩn nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân. Viêm tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng khó chịu như nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần và đau ở thắt lưng. Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể dẫn đến viêm ở vùng chậu.

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) cũng chính là nguyên nhân chính gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính. Vi khuẩn có thể đi theo máu đến tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn đièu trị bằng cách nào?
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn đièu trị bằng cách nào?

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn xảy ra khi tuyến tiền liệt bị nhiễm vi khuẩn và điều này kích hoạt phản ứng viêm. Ngay cả khi đã điều trị và các triệu chứng biến mất thì vi khuẩn vẫn có thể tiếp tục tồn tại và phát triển ở tuyến tiền liệt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, liệu có thai được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  434 lượt xem

Em có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhưng sau khi bs cho đặt và uống thuốc liên tục trong 8 tháng thì đã khỏi. Vợ chồng em quan hệ thả vào ngày rụng trứng. Nửa tháng sau, em thấy ngực căng, bụng dưới đau lâm râm, thèm ăn, táo bón, chóng mặt...Mua que về thử, thấy 1 vạch đậm, 1 vạch mờ hơn. Đi siêu âm, bs bảo chưa thấy gì trong tử cung và hẹn 2 tuần nữa đến siêu âm lại - Em lo, không biết trước bị viêm lộ tuyến thì giờ liệu có thai được không?

Viêm lộ tuyến CTC khi mang bầu, cứ phải đặt thuốc suốt sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  409 lượt xem

Lúc mang thai 7 tuần, em thấy ra nhiều dịch màu vàng xanh. Đi khám, bs bảo em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3, CTC ngắn. Bs cho đặt thuốc chống viêm (5 ngày đặt 1 lần) liên tục từ đó đến nay (thai em đã 19 tuần) thấy đỡ hơn. Nhưng 3 ngày nay, em ngừng thuốc thì lại thấy ra dịch màu xanh, không ngứa, không hôi. Bs cho hỏi trường hợp của em cứ phải đặt thuốc suốt cho đến lúc sinh thế này hay sao ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1089 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1272 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1032 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây