1

Viêm quanh răng tiến triển chậm - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015 

I. ĐỊNH NGHĨA 

Viêm quanh răng tiến triển chậm là hậu quả của sự lan rộng quá trình viêm khởi đầu ở lợi tới tổ chức quanh răng, gây phá hủy xương ổ răng , dây chằng quanh răng và xương răng.
Viêm quanh răng tiến triển chậm thường tiến triển nhiều năm, kéo dài nên còn được gọi là viêm quanh răng ở người lớn hoặc viêm quanh răng do viêm mạn tính.

II. NGUYÊN NHÂN

  •  Viêm quanh răng tiến triển chậm là bệnh đa yếu tố. Đó là kết quả của sự tương tác nhiều yếu tố phức tạp giữa vật chủ và các tác nhân nhiễm trùng. Sự tiến triển viêm quanh răng là do mất thăng bằng giữa một bên là sự thâm nhập của các vi khuẩn vào hệ thống bám dính và một bên là khả năng bảo vệ của cơ thể vật chủ.
  •  Viêm quanh răng tiến triển chậm liên quan với sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn hay liên quan chặt chẽ với tình trạng vệ sinh răng miệng.
  •  Mặc dù khả năng miễn dịch của cơ thể có thể thay đổi nhưng viêm quanh răng tiến triển chậm hầu như không liên quan với các thiếu hụt miễn dịch và tình trạng toàn thân bất thường.
  •  Một số bệnh toàn thân như đái tháo đường, các thay đổi về nội tiết hoặc các thiếu hụt miễn dịch có thể làm biến đổi đáp ứng của vật chủ đối với mảng bám răng đang tồn tại, làm tăng thêm tiến triển viêm quanh răng và làm tăng mức độ và phạm vi phá huỷ mô.
  •  Về mặt vi khuẩn, nhìn chung thì mảng bám dính ở vùng dưới lợi thường có các loài Actinomyces và khuẩn lạc chứa các vi khuẩn hình sợi gram dương và gram âm. Mảng bám không dính ở dưới lợi thì có các xoắn khuẩn và các trực khuẩn gram âm chiếm ưu thế.

III. CHẨN ĐOÁN

1.Ch ẩn đoán xác định

a. Lâm sàng

Trên lâm sàng có các thay đ ổi viêm mạn tính ở lợi và sự có mặt của các túi quanh răng.

  •  Viêm lợi: là biểu hiện đặc trưng của viêm quanh răng tiến triển chậm. Viêm lợi là do tích tụ mảng bám răng. Viêm lợi với các biểu hiện là lợi thường sưng nề nhẹ đến trung bình và có biểu hiện biến đổi mầu sắc từ hồng nhạt sang màu đỏ, lợi dính mất cấu trúc da cam. Có thay đổi hình thể bề mặt lợi như các bờ lợi không còn sắc hoặc tròn và nhú lợi dẹt xuống hoặc lõm, mất vùng lõm ở lợ i ở phía trước hai răng liền kề. Trong một số trường hợp, do hậu quả viêm mức độ nhẹ kéo dài, làm cho lợi bờ xơ dày.
  •  Chảy máu lợi: có thể có chảy máu tự nhiên hoặc dễ chảy máu khi bị kích thích hay chảy máu khi thăm khám
  •  Dịch rỉ viêm: có thể có dịch rỉ viêm hoặc mủ ở túi lợi. Nếu trường hợp túi quanh răng bị bít kín lại thì mủ không thể dẫn lưu ra được và có thể hình thành áp xe quanh răng. Khi có áp xe quanh răng thì sẽ gây ra đau cho bệnh nhân.
  •  Mất bám dính quanh răng và tiêu xương ổ răng, hình thành túi lợi bệnh lý hay túi quanh răng với chiều sâu của túi lợi có thể thay đổi khác nhau.
  •  Lung lay răng: do có tiêu xương ổ răng nên làm cho các răng bị lung lay. Nếu mất nhiều xương và tiến triển kéo dài, có thể còn gây ra di lệch răng.
  •  Đau: Viêm quanh răng tiến triển chậm thường không gây đau. Đôi khi các chân răng đã bộc lộ nhạy cảm với nóng lạnh. Nhưng có thể có đau âm ỉ khu trú, và có khi lan đến hàm, hoặc có thể thấy lợi nhạy cảm hoặc ngứa. Trường hợp đau cấp do đã tạo thành áp xe quanh răng hoặc có sâu ở các chân răng gây viêm tủy răng .
  •  Tính chất khu trú: Bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm thường có ở toàn bộ hai hàm mặc dù có một vài vùng có thể nặng hơn so với các vùng khác. Các vùng nặng hơn thường liên quan với việc kiểm soát mảng bám kém hơn như vùng chẽ chân răng hoặc các răng mọc sai vị trí.

b. Cận lâm sàng

Trên phim X quang có các biểu hiện là :

  •  Có tiêu xương ổ răng.
  •  Có thể có di lệch răng.
  •  Có thể thấy tổn thương mất xương ở vùng chẽ giữa các chân răng của các răng nhiều chân.
  •  Nếu có phối hợp với sang chấn khớp cắn thì có biểu hiện mất xương có góc và vùng dây chằng quanh răng rộ ng.

2. Chẩn đoán phân biệt: Viêm quanh răng tiến triển chậm phân bi ệt với viêm quanh răng tiến triển nhanh bắt đầu ở người lớn.

  Dựa vào bệnh sử và đáp ứng với điều trị.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  •  Phải điều trị loại bỏ đau, nếu có đau.
  •  Phải trừ được viêm lợi và chảy máu lợi.
  •  Loại bỏ hoặc giảm túi quanh răng.
  •  Loại bỏ nhiễm khuẩn và làm ngừng hình thành mủ.
  •  Ngăn chặn sự phá huỷ mô mềm và xương.
  •  Làm giảm lung lay răng bất thường.
  •  Loại trừ khớp cắn sang chấn và thiết lập khớp cắn tối ưu.
  •  Phục hồi lại các tổ chức đã bị phá huỷ.
  •  Tạo lại đường viền lợi sinh lý để bảo vệ mô quanh răng.
  •  Ngăn ngừa tái phát bệnh.
  •  Giảm mất răng.

2. Phác đồ điều trị

- Bước 1: Pha điều trị mở đầu

  •  Trong giai đoạn điều trị này, ưu tiên điều trị các cấp cứu về răng miệng như viêm tủy răng cấp, viêm quanh cuống răng cấp, viêm quanh thân răng cấp, áp xe lợi, áp xe quanh răng cấp.
  •  Nhổ các răng không còn hy vọng chữa được và có giải pháp thay thế tạm thời nếu cần hoặc có thể thì hoãn tới một thời gian thuận lợi hơn.

- Bước 2: Điều trị pha 1 (Pha bệnh căn)

  •  Kiểm soát mảng bám răng.
  •  Kiểm soát chế độ ăn uống, nhất là ở những bệnh nhân có sâu răng lan.
  •  Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
  •  Sửa chữa các yếu tố kích thích là các chỗ hàn hoặc các cầu chụp răng hoặc hàm giả sai quy cách.
  •  Hàn sâu răng, nhất là sâu ở mặt bên và sâu cổ răng.
  •  Điều trị chống vi khuẩn: Bằng các biện pháp tại chỗ hoặc toàn thân, hoặc kết hợp cả hai.
  •  Điều trị khớp cắn, loại bỏ khớp cắn sai.
  •  Đặt nẹp hay máng tạm thời để cố định răng trong trường hợp các răng lung lay.

- Bước 3: Đánh giá đáp ứng với điều trị pha 1

Hẹn bệnh nhân đến khám lại và đánh giá kết quả sau điều trị các yếu tố bệnh căn. Cần kiểm tra lại các tình trạng dưới đây:

  •  Chiều sâu túi lợi và tình trạng viêm lợi.
  •  Tình trạng mảng bám răng và cao răng.
  •  Sâu răng.

- Bước 4: Điều trị pha 2 (Pha phẫu thuật)

Ở lần điều trị này thực hiện các biện pháp điều trị phẫu thuật, có thể bao gồm các loại phẫu thuật dưới đây:

  •  Phẫu thuật quanh răng, có thể là nạo lợi, phẫu thuật cắt lợi, phẫu thuật vạt, hoặc các loại phẫu thuật khác.
  •  Đặt Implant.

- Bước 5: Điều trị pha 3 (Pha phục hồi)

  •  Làm các phục hồi cuối cùng.
  •  Làm hàm giả cố định hoặc tháo lắp.

- Bước 6: Đánh giá đáp ứng với các thủ thuật phục hồi.

Khám tình trạng quanh răng, ghi nhận các biểu hiện về đáp ứng quanh răng với các thủ thuật phục hồi, bao gồm:

  •  Tình trạng lợi.
  •  Tình trạng túi quanh răng và mức bám dính quanh răng.
  •  Tình trạng xương ổ răng.
  •  Tình trạng lung lay răng.

- Bước 7: Điều trị pha 4 (Pha duy trì)

  •  Gọi bệnh nhân đến khám lại theo định kỳ và kiểm tra về.
  •  Mảng bám răng và cao răng.
  •  Tình trạng lợi: tình trạng túi lợi và viêm lợi.
  •  Tình trạng khớp cắn.
  •  Mức độ lung lay răng.
  •  Các thay đổi bệnh lý khác.
  •  Chú ý hướng dẫn bệnh nhân về các biện pháp kiểm soát mảng bám răng.
  •  Điều trị ngay khi có các biểu hiện tái phát viêm quanh răng và loại bỏ các yếu tố bệnh nguyên mới xuất hiện.

3. Các biện pháp điều trị tại chỗ

a. Loại trừ các kích thích tại chỗ

- Lấy sạch cao răng và làm nhẵn chân răng

- Kiểm soát mảng bám răng

  •  Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
  •  Chải răng.
  •  Thực hiện các biện pháp làm sạch kẽ răng: Dùng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ răng, tăm đúng cách.
  •  Phun nước để loại bỏ cặn thức ăn.
  •  Kiểm soát mảng bám răng bằng phương pháp hoá học như dùng nước xúc miệng Chlohexidine.

b. Loại trừ các yếu tố tại chỗ khác

  •  Hàn các răng sâu, nhất là các răng sâu ở mặt bên.
  •  Sửa lại các cầu chụp răng sai quy cách gây tích tụ mảng bám hoặc gây sang chấn.
  •  Sửa lại các hàm giả sai quy cách.
  •  Nhổ các chân răng, các răng lung lay quá mức, các răng có biểu hiện nhiễm trùng mà không cứu được.
  •  Sửa lại các chỗ hình thể răng dễ gây sang chấn khi ăn nhai.
  •  Xử trí các răng lệch lạc bằng cách nắn chỉnh răng hoặc nhổ bỏ.
  •  Liên kết các răng lung lay.
  •  Phẫu thuật cắt phanh môi, phanh má bám thấp.

c. Chống viêm

Các biện pháp bảo tồn: dùng thuốc bôi tại chỗ. Các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm đau, kích thích tái tạo mô, sát khuẩn và chống viêm.

d. Phẫu thuật: trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật để loại bỏ túi quanh răng.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  •  Tốc độ tiến triển chậm vì vậy các biểu hiện lâm sàng trở nên rõ rệt ở tuổi từ 35 trở lên. Tốc độ tiến triển có thể khá khác nhau.
  •  Ở các vị trí khác nhau trong miệng thì mức độ tiến triển của bệnh không ngang nhau. Có chỗ duy trì tĩnh trong một thời gian dài. Trái lại, có khu vực lại tiến triển nhanh hơn. Các tổn thương tiến triển nhanh hơn nảy sinh thường xuyên hay gặp ở vùng kẽ răng và thường liên quanh với vùng tích tụ mảng bám răng nhiều hơn và khó kiểm soát mảng bám răng như các vùng chẽ chân răng, các bờ phục hồi nhô ra, các vị trí răng sai tư thế, hoặc các vùng kẹt thức ăn.
  •  Ở các vị trí không kiểm soát được mảng bám răng, bệnh có thể tiếp tục tiến triển và dẫn tới mất răng.

VI. PHÒNG BỆNH

- Kiểm soát mảng bám răng:

  •  Các biện pháp cơ học: Chải răng đúng cách, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ..., làm sạch bằng phương tiện phun tưới.
  •  Phương pháp hóa học: dùng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày.

- Chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng các thức ăn có lợi cho lợi.

- Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời những tổn thương sớm vùng quanh răng.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm quanh cuống răng - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Viêm tủy răng sữa - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Viêm tuyến tiền liệt cấp - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Viêm tủy răng - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Viêm lợi liên quan đến mảng bám răng - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Chăm sóc tiền sản khi mang đa thai
Chăm sóc tiền sản khi mang đa thai

Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể giúp bảo vệ bạn và con của bạn trong suốt thai kỳ. Khi mang đa thai, bạn sẽ cần phải thường xuyên khám thai hơn so với mang thai đơn.

Liệu pháp quấn ướt chăm sóc da bị viêm da cơ địa
Liệu pháp quấn ướt chăm sóc da bị viêm da cơ địa

Trong trường hợp bệnh chàm đang bùng phát mạnh mẽ biểu hiện có ngứa và đau dữ dội thì liệu pháp quấn ướt như 1 phương pháp kỳ diệu để bù nước, làm dịu da và giúp các loại thuốc bôi tại chỗ hoạt động tốt hơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1038 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1262 lượt xem

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1753 lượt xem

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

Trẻ 3 tháng 4 ngày tuổi nặng 5,2kg có phải bị chậm phát triển không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  535 lượt xem

Em sinh bé nặng 2,8 kg. Hiện bé đang được 3 tháng 4 ngày tuổi và nặng 5,2kg. Em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy tháng đầu thì em cho bú trực tiếp, nhưng giờ em hút ra bình thì thấy mỗi lần bé chỉ bú được từ 30-50ml, hiếm lắm thì được 70ml. Bé nhà em như vậy có phải là bú không đủ và bị chậm phát triển không ạ?

Thai 6 tuần phát triển chậm, dọa động thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2860 lượt xem

Mang thai được gần 6 tuần, thấy ra ít huyết hồng, em đi siêu âm, bs kết luận: Kích thước 16×10 mm. Trong có yolksac d=6,3mm, có lớp dịch d=9mm. Bs nói: Thai phát triển chậm, đang dọa động thai. Bs kê cho thuốc uống, hẹn 1 tuần sau tái khám. Em rất lo, mong nhận được lời khuyên của bs ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây