1

Làm thế nào để làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở niêm mạc khớp. Tình trạng này thường bắt đầu ở các khớp nhỏ của bàn tay với triệu chứng điển hình là đau, đỏ và sưng khớp.
Làm thế nào để làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp? Làm thế nào để làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp?

Theo thời gian, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tiến triển và lan sang các khớp khác như bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay và đầu gối. Tình trạng viêm cũng có thể lan đến các khớp ở cột sống và thậm chí ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác như da, tim, phổi, mắt và thận.

Mặc dù hiện chưa có cách chữa trị khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có thể điều trị các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị thường gồm có dùng thuốc kết hợp với giảm áp lực lên khớp và vật lý trị liệu. Một số trường hợp cần phải phẫu thuật để giảm đau và phục hồi chức năng ở các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc

Dưới đây là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Thuốc sinh học

Thuốc sinh học là một nhóm thuốc được bào chế bằng công nghệ sinh học. Các loại thuốc này hoạt động giống như các protein tự nhiên trong hệ miễn dịch, vì vậy nên thường ít gây tác dụng phụ hơn.

Thuốc sinh học làm gián đoạn các tín hiệu mà hệ thống miễn dịch gửi đi để tấn công các mô khớp khỏe mạnh. Có nhiều loại thuốc sinh học được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng đều nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng viêm trong cơ thể.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (disease-modifying antirheumatic drug - DMARD) cũng là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Những loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và ức chế hệ miễn dịch. DMARD tác động đến nguyên nhân gây ra các triệu chứng viêm khớp dạng thấp chứ không chỉ điều trị các triệu chứng.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Người bệnh có thể sử dụng các NSAID không kê đơn để giảm viêm và cơn đau cấp tính. Một số loại NSAID không kê đơn được sử dụng phổ biến gồm có ibuprofen và naproxen.

Corticoid

Các loại corticoid (steroid) như prednisone giúp giảm viêm và điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Corticoid thường được chỉ sử dụng trong thời gian ngắn (từ 4 đến 6 tuần) để làm giảm các triệu chứng trong thời gian chờ DMARD phát huy tác dụng.

Corticoid đi kèm nhiều tác dụng phụ và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài.

Giảm áp lực lên khớp

Bên cạnh sử dụng thuốc, giảm áp lực lên khớp cũng là điều cần thiết để kiểm soát sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong thời gian bệnh tái phát, khi các khớp bị đau nhiều, người bệnh cần phải hạn chế vận động. Duy trì cân nặng hợp lý cũng là điều quan trọng vì khối lượng cơ thể lớn sẽ làm tăng áp lực lên khớp.

Nếu gặp khó khăn khi đi lại, người bệnh có thể sử dụng gậy chống hoặc khung tập đi để giảm bớt áp lực lên các khớp đang bị tổn thương.

Vật lý trị liệu

Tập thể dục đều đặn là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe khớp. Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh của các cơ hỗ trợ khớp, giảm căng thẳng và giảm viêm, đồng thời cải thiện khả năng vận động và sự linh hoạt. Những người bị viêm khớp dạng thấp nên chọn các hình thức tập luyện ít gây áp lực lên khớp như đi bộ và bơi lội.

Nếu không biết nên chọn những bài tập nào và tập với cường độ, tần suất ra sao thì người bệnh có thể đến gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn chế độ tập luyện phù hợp.

Cải thiện sức khỏe tổng thể

Tăng cường sức khỏe tổng thể cũng là điều quan trọng để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp. Sức khỏe tổng thể tốt sẽ giúp giảm nhiều triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý khác.

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng và triệu chứng khác như:

  • Các vấn đề về da như phát ban, loét và cục cứng dưới da
  • Các vấn đề về mắt như viêm và khô mắt
  • Viêm mạch máu
  • Viêm màng ngoài tim
  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp)
  • Vấn đề về phổi
  • Vấn đề về thận
  • Mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Trầm cảm

Người bệnh cần báo cho bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng tăng nặng hoặc xuất hiện các triệu chứng mới. Các biến chứng và triệu chứng như vấn đề về da và mắt, thiếu máu, mệt mỏi và trầm cảm có thể điều trị được bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống.

Các vấn đề về tim, phổi và thận càng được phát hiện sớm thì tiên lượng sẽ càng tốt và càng ít có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh có thể sẽ phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng của các cơ quan này thường xuyên, đặc biệt là khi dùng corticoid hoặc thuốc chống viêm không steroid.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp ở móng tay, móng chân

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở các khớp, có triệu chứng là sưng đau và cứng khớp. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và gây ra các triệu chứng khác, gồm có sự thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân.

Những điều bạn cần biết khi sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
Những điều bạn cần biết khi sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm khớp và dẫn đến ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như sưng đau, cứng khớp va khớp nóng đỏ.

Những vấn đề về da liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp
Những vấn đề về da liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp. Mặc dù triệu chứng chính của viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp nhưng căn bệnh này còn có thể gây ra các vấn đề về da.

Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên
Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Ngày càng có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng viêm ở khớp và ngăn ngừa tổn thương khớp cũng như các cơ quan khác. Nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều trị thích hợp có thể giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát, đồng thời kéo dài thời gian thuyên giảm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây