1

Những vấn đề về da liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các khớp. Mặc dù triệu chứng chính của viêm khớp dạng thấp là đau khớp và cứng khớp nhưng căn bệnh này còn có thể gây ra các vấn đề về da.
Những vấn đề về da liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp Những vấn đề về da liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra một số vấn đề về da.

Một số vấn đề về da như nốt sần dưới da xảy ra do ảnh hưởng trực tiếp của bệnh viêm khớp dạng thấp trong khi một số vấn đề khác lại là do các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp.

Các vấn đề về da do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể, bao gồm cả da. Một số thay đổi về da phổ biến mà người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải gồm có:

  • Lòng bàn tay có màu đỏ
  • Dễ bầm tím
  • Da khô
  • Da nhăn nheo
  • Móng bị tách hoặc dày lên

Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp còn có thể gặp phải những vấn đề về da dưới đây.

Nốt sần dưới da

Đây là vấn đề về da phổ biến nhất ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Gần một phần tư số người bị viêm khớp dạng thấp có nốt sần dưới da.

Đó là những cục hay sẩn có rìa rõ ràng, nằm bên dưới da, có thể tách rời hoặc dính vào lớp mô bên dưới. Các nốt sần có kích thước rất đa dạng, từ chỉ nhỏ như hạt đậu cho đến kích thước bằng quả chanh nhỏ.

Thông thường, các nốt sần này xuất hiện xung quanh khớp nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Các nốt sần có thể mềm hoặc rắn chắc nhưng đa phần không gây đau.

Trong một số trường hợp, methotrexate – một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp – có thể thúc đẩy sự hình thành các nốt sần dưới da. Nếu người bệnh gặp tác dụng phụ này trong khi dùng methotrexate thì hãy báo cho bác sĩ để đổi thuốc.

Nếu nốt sần dưới da không gây ảnh hưởng lớn và không đi kèm triệu chứng nào khác thì không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu nốt sần bị nhiễm trùng hoặc đi kèm các vấn đề khác thì sẽ phải tiêm corticoid hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Nốt sần mới có thể hình thành sau khi điều trị.

Viêm mạch máu dạng thấp

Viêm mạch dạng thấp (rheumatoid vasculitis) là một biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này xảy ra khi phản ứng viêm do hệ miễn dịch gây ra ảnh hưởng đến mạch máu.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm mạch máu dạng thấp. Do đó, những người hút thuốc hãy cố gắng bỏ càng sớm càng tốt.

Viêm mạch máu dạng thấp xảy ra ở các mạch máu cỡ nhỏ đến vừa ở và gây hẹp mạch máu. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân, dây thần kinh và da. Tuy nhiên, do có tính hệ thống nên viêm mạch máu dạng thấp có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan hoặc mô trong cơ thể, bao gồm cả tim và thận.

Viêm mạch máu dạng thấp có triệu chứng là mảng ban đỏ gây đau đớn, bầm tím, thường xảy ra ở cẳng chân, vết lõm ở đầu ngón tay hoặc vết loét xung quanh móng tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng
  • Đau ngực
  • Hoạt tử ở ngón tay và ngón chân
  • Tê hoặc châm chích ở ngón tay và ngón chân
  • Yếu cơ
  • Mất cảm giác ở một số khu vực trên cơ thể

Các phương pháp điều trị chính là sử dụng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học hoặc hóa trị. Việc điều trị cụ thể sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Vết thương chậm lành

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể làm chậm tốc độ lành vết thương trên da.

Trong một số trường hợp, điều này là do các loại thuốc được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Các vấn đề về da do thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Tất cả các loại thuốc đều đi kèm tác dụng phụ, bao gồm cả các loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.

Theo Tổ chức Viêm khớp (the Arthritis Foundation), một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến và các tác dụng phụ ảnh hưởng đến da gồm có:

  • Thuốc sinh học có thể gây phát ban ở vị trí tiêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) dùng để giảm sưng đau có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Corticoid, nhóm thuốc dùng để giảm viêm, có thể khiến da trở nên mỏng và dễ bị bầm tím

Những loại thuốc này còn có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như gan, xương, tim, phổi, máu…Báo ngay cho bác sĩ nếu người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.

Điều trị vấn đề về da do viêm khớp dạng thấp

Hãy đi khám ngay khi nhận thấy các bất kỳ vấn đề về da nào mới phát sinh hoặc trở nên trầm trọng thêm. Bác sĩ sẽ thăm khám để xác định xem vấn đề đó có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hay không và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Một số vấn đề về da tự hết khi bệnh viêm khớp dạng thấp được kiểm soát tốt trong khi một số vấn đề cần phải điều trị riêng.

Nếu da có những thay đổi bất thường, chẳng hạn như phát ban hoặc bầm tím sau khi bắt đầu dùng loại thuốc mới thì hãy báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị ngừng thuốc và kê loại thuốc khác.

Ngoài ra, các biện pháp khác giúp bảo vệ sức khỏe làn da và phòng ngừa các bệnh về da còn có:

  • Bỏ thuốc lá
  • Bôi kem chống nắng hàng ngày
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh zona

Tóm tắt bài viết

Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ đến khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến da và gây ra các vấn đề về da, gồm có phát ban, nốt sần dưới da, viêm mạch máu và vết thương chậm lành. Đôi khi, vấn đề về da là do thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Người bệnh nên đi khám khi nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da để xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp
Mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp

Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp đều là những bệnh tự miễn do viêm. Mặc dù những người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến cao hơn viêm khớp dạng thấp nhưng cũng có thể mắc cả hai bệnh cùng một lúc.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?
Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh bên trong khớp. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Những bệnh đi kèm thường gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp
Những bệnh đi kèm thường gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp

Giống như nhiều bệnh tự miễn khác, viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra vấn đề trên khắp cơ thể. Cùng tìm hiểu về một số bệnh lý thường xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây