1

Mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp

Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp đều là những bệnh tự miễn do viêm. Mặc dù những người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vảy nến cao hơn viêm khớp dạng thấp nhưng cũng có thể mắc cả hai bệnh cùng một lúc.
Mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp Mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn chủ yếu ảnh hưởng đến da, trong khi viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp. Cả hai đều liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể và cả hai đều xảy ra do viêm nhưng đây là hai bệnh lý khác nhau.

Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra cùng lúc. Trên thực tế, các bệnh tự miễn thường xảy ra đồng thời. Nhưng những người bị bệnh vảy nến có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến cao hơn là viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp vảy nến cũng ảnh hưởng đến các khớp giống như viêm khớp dạng thấp nhưng các triệu chứng không hoàn toàn giống nhau.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích mối liên hệ giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp, liệu hai bệnh lý này có thể xảy ra cùng nhau hay không, mối liên hệ giữa viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp cũng như cách chẩn đoán và điều trị từng bệnh lý.

Điểm giống nhau giữa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp

Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp đều là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh. Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhận gây hại từ bên ngoài như vi trùng nhưng đôi khi hệ miễn dịch lại nhầm lẫn các tế bào của chính cơ thể là tác nhân gây hại.

Một số bệnh tự miễn có triệu chứng tương tự nhau. Các bệnh như viêm khớp dạng thấp thường bùng phát theo đợt và sau đó chuyển sang giai đoạn thuyên giảm, khi các triệu chứng biến mất một thời gian. Giai đoạn thuyên giảm có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến cũng có đặc điểm tương tự, đó là một trong những lý do mà các bệnh lý này từ lâu được coi là bệnh tự miễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy rằng bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến có thể là bệnh tự viêm (autoinflammatory disease), các bệnh lý rất giống với bệnh tự miễn.

Viêm là một triệu chứng phổ biến của bệnh tự miễn. Ở bệnh vảy nến, tình trạng viêm ảnh hưởng đến da. Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm ảnh hưởng đến các khớp, gây sưng và đau. Ở bệnh viêm khớp vảy nến, tình trạng viêm còn ảnh hưởng đến cả các mô khớp.

Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra đồng thời không?

Một người có thể mắc cả bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp cùng một lúc. Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp là các bệnh tự miễn. Các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tự miễn nhưng rất có thể nguyên nhân là do sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Các yếu tố có thể dẫn đến bệnh tự miễn gồm có:

  • Di truyền
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn
  • Tác nhân từ môi trường
  • Bất thường trong hoạt động của hệ miễn dịch
  • Stress
  • Sự mất cân bằng hệ vi sinh vật
  • Chấn thương mô

Một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp (thuốc sinh học) cũng có thể kích hoạt bệnh vảy nến và các bệnh tự miễn khác ở những người mang gen mắc bệnh.

Một số bệnh tự miễn thường xảy ra đồng thời với các bệnh tự miễn khác. Ví dụ, bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra cùng với bệnh tuyến giáp tự miễn.

Ngoài ra còn có một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng đa tự miễn (multiple autoimmune syndrome), là khi một người mắc từ ba bệnh tự miễn trở lên. Một trong các bệnh tự miễn này luôn là bệnh về da, ví dụ như bệnh vảy nến.

Viêm khớp vảy nến

Mặc dù người mắc bệnh vảy nến có thể bị viêm khớp dạng thấp nhưng những người mắc bệnh vảy nến dễ bị viêm khớp vảy nến hơn.

Bệnh vảy nến gồm có nhiều thể và phổ biến nhất là bệnh vảy nến thể mảng. Loại bệnh vảy nến này có triệu chứng là các mảng vảy dày trên da. Viêm khớp vảy ảnh hưởng đến các khớp, gây sưng tấy và đau đớn.

Khoảng 33% người mắc bệnh vảy nến bị viêm khớp vảy nến.

Điểm khác biệt giữa viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp

Ở những người mắc bệnh vảy nến, cơn đau khớp có thể là triệu chứng của viêm khớp vảy nến nhưng cũng có thể là do viêm khớp dạng thấp.

Mặc dù viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến đều là bệnh tự miễn xảy ra với các khớp nhưng hai bệnh lý này có triệu chứng hơi khác nhau.

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp nhỏ trên cơ thể như khớp ngón tay, cổ tay, mắt cá chân và khuỷu tay. Viêm khớp dạng thấp đa phần xảy ra ở các khớp đối xứng, chẳng hạn như cả hai bên cổ tay hoặc mắt cá nhân.

Trong khi đó, viêm khớp vảy nến thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể chứ không có tính đối xứng như viêm khớp dạng thấp.

Ngoài đau khớp, các triệu chứng khác của viêm khớp vảy nến gồm có:

  • Rỗ và đổi màu móng
  • Sưng khớp
  • Ngón tay và ngón chân sưng phù
  • Sưng gân Achilles ở gót chân

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Viêm khớp
  • Sưng đau và cứng khớp, ngày càng xảy ra ở nhiều khớp
  • Cơn đau khớp bùng phát và sau đó thuyên giảm một thời gian

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và tiến hành khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi xem các triệu chứng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm.

Không có bất cứ xét nghiệm hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn lẻ nào có thể phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sự hiện diện của các tự kháng thể và dấu hiệu viêm chỉ ra các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Các xét nghiệm máu cần thực hiện để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF)
  • Xét nghiệm kháng thể anti-CCP
  • Công thức máu toàn bộ
  • Tốc độ lắng hồng cầu
  • Protein phản ứng C

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gồm có:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Xạ hình xương
  • Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
  • Siêu âm

Điều trị bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp

Bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp có một số phương pháp điều trị khá giống nhau. Ví dụ, các loại thuốc giúp giảm hoạt động của hệ miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp bùng phát. Các loại thuốc giảm viêm có thể giúp giảm đau khi bệnh bùng phát.

Các loại thuốc đượuc dùng để điều trị cả bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID giúp giảm viêm và giảm đau.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): DMARD ngăn chặn phản ứng miễn dịch, từ đó làm giảm sự bùng phát của bệnh. Một trong những loại DMARD được sử dụng phổ biến nhất là methotrexate.
  • Thuốc sinh học: DMARD sinh học có tác dụng làm gián đoạn phản ứng viêm trong cơ thể. Những loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp. DMARD sinh học có ít tác dụng phụ hơn so với DMARD truyền thống.

Ngoài ra còn nhiều phương pháp điều trị khác cho bệnh vảy nến, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, gồm có các loại thuốc bôi da và liệu pháp tia cực tím.

Tóm tắt bài viết

Bệnh vảy nến, viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp đều là các bệnh tự miễn xảy ra do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch gây viêm trong cơ thể. Những bệnh lý này có thể xảy ra cùng một lúc nhưng những người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến cao hơn so với viêm khớp dạng thấp. Những bệnh lý này có nhiều yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị giống nhau.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên
Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.

Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus
Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus

Tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus, hai bệnh lý đều có triệu chứng đặc trưng là đau khớp và cứng khớp. Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng đây là hai căn bệnh hoàn toàn riêng biệt. Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng chuyển động của khớp.

Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá
Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính gây sưng đau và cứng khớp, thường xảy ra ở nhiều khớp cùng một lúc. Bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây