Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?
Gen di truyền
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh viêm khớp dạng thấp dường như di truyền ở một số gia đình.
Những người mang một số gen nhất định kiểm soát phản ứng miễn dịch dường như có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn. Theo các nghiên cứu, gen có liên quan nhiều nhất đến bệnh viêm khớp dạng thấp là HLA-DR4. Những người mang gen HLA-DR4 có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 5 lần so với những người không mang gen này. (1) Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các gen khác cũng có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp, gồm STAT4, TRAF1, C5 và PTPN22.
Ở các cặp song sinh cùng trứng, nếu một trong hai người bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ người còn lại mắc bệnh là khoảng 15%. Tuy nhiên, khả năng bệnh viêm khớp dạng thấp di truyền từ cha mẹ sang con cái thấp hơn nhiều và có rất nhiều người mắc viêm khớp dạng thấp hoàn toàn không có tiền sử gia đình bị bệnh này.
Hút thuốc, tiếp xúc với chất gây ô nhiễm và thuốc trừ sâu
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất độc hại từ môi trường như không khí ô nhiễm và thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. (2)
Theo các nghiên cứu, hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp. Hút thuốc càng lâu thì nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp càng cao. Các yếu tố môi trường và lối sống khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có:
- Thừa cân
- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài
- Tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong thời gian dài
- Tiếp xúc với quá nhiều dầu khoáng hoặc silica
Nội tiết tố
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nội tiết tố cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một lý do là vì phụ nữ có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn đáng kể so với nam giới. Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp thường khởi phát khi có sự thay đổi nội tiết tố, ví dụ như khi sinh con, cho con bú hoặc mãn kinh. Điều này có nghĩa là sự thay đổi nội tiết tố có thể là tác nhân kích hoạt bệnh viêm khớp dạng thấp.
Tác nhân truyền nhiễm
Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn hoặc virus có thể kích hoạt bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về mối liên hệ giữa bệnh nha chu và viêm khớp dạng thấp.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự gia tăng vi khuẩn ở bệnh nha chu khiến cho cơ thể sản sinh ra kháng thể. Và những kháng thể này có thể kích hoạt hệ miễn dịch tấn công mô khớp và dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
Stress, bệnh tật hoặc chấn thương
Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát sau khoảng thời gian người bệnh bị stress, trải qua một sự kiện đau buồn, chấn thương hoặc bị bệnh. Chưa rõ lý do tại sao bệnh viêm khớp dạng thấp lại xảy ra sau chấn thương và hiện chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng chấn thương kích hoạt bệnh viêm khớp dạng thấp. Mặc dù vậy nhưng có vẻ như chấn thương khớp nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Giống như nhiều bệnh tự miễn khác, viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra vấn đề trên khắp cơ thể. Cùng tìm hiểu về một số bệnh lý thường xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.
Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra ở các khớp, có triệu chứng là sưng đau và cứng khớp. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và gây ra các triệu chứng khác, gồm có sự thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân.
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.