Viêm tủy răng - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm tuỷ là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tuỷ răng, làm tăng áp lực nội tuỷ, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tuỷ.
II. NGUYÊN NHÂN
- Vi khuẩn: thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua ống ngà.Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mô tủy qua ống ngà nếu có hiện tượng mòn răng - răng, nứt, rạn vỡ....
- Nhân tố hóa học: các chất hoá học có thể tác động trực tiếp tới vùng hở tủy hoặc có thể khuếch tán qua ngà răng đã thay đổi tính thấm sau hàn.
- Kích thích vật lý: áp lực, tốc độ, kích thước mũi khoan cũng như nhiệt độ trong quá trình tạo lỗ hàn ảnh hưởng đến mô tủy.
- Chấn thương khí áp: là hiện tượng đau tủy có thể xảy ra khi tăng hoặc giảm áp lực đột ngột.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Viêm tủy có hồi phục
1.1. Chẩn đoán xác định
a.. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
- Viêm tủy có hồi phục có thể không biểu hiện triệu chứng.
- Nếu có thường là các triệu chứng đặc thù: nhạy cảm với các kích thích nóng lạnh, không khí. Chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.
- Kích thích nóng đáp ứng ban đầu có thể chậm nhưng cường độ nhạy cảm tăng lên khi nhiệt độ tăng. Đối với các kích thích lạnh thì thường ngược lại.
- Triệu chứng thực thể
- Có lỗ sâu.
- Có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.
- Lỗ hở tủy do tai nạn trong điều trị.
- Răng không đổi màu.
- Gõ không đau.
b. Cận lâm sàng
- X quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng, khoảng dây chằng quanh răng bình thường.
- Thử nghiệm tủy: bình thường hoặc có thể nhạy cảm mức độ nhẹ.
1.2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm tủy có hồi phục chẩn đoán phân biệt với sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Viêm tủy không hồi phục
2.1. Chẩn đoán xác định
a..Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: Đau với các tính chất dưới đây:
- Đau tự nhiên, từng cơn.
- Thời gian cơn đau: Có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn trong vòng vài phút, hoặc rất ngắn làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
- Tính chất lan truyền: Cơn đau thường lan lên nửa đầu, nửa mặt cùng bên, bệnh nhân thường chỉ khu trú được vùng đau chứ không xác định được răng đau.
- Đau khi có các tác nhân kích thích tác động và kéo dài sau khi đã hết tác nhân kích thích.
- Triệu chứng thực thể
- Lỗ sâu trên mô cứng của răng: răng có thể có lỗ sâu giai đoạn tiến triển, đáy nhiều ngà mềm, ngà mủn, có thể có điểm hở tủy.
- Vết rạn nứt răng: có thể có sau sang chấn mạnh.
- Mòn mặt răng: cũng có thể có.
- Lõm hình chêm ở cổ răng: có thể có.
- Hở tuỷ răng.
- Gõ ly tâm từng núm răng hoặc thực hiện nghiệm pháp cắn bệnh nhân đau.
- Đường nứt ngấm màu bông xanh metylen.
- Răng có hiện tượng gián đoạn dẫn quang qua đường nứt khi chiếu đèn.
- Có thể không thấy lỗ sâu có biểu hiện viêm quanh răng toàn bộ, một răng hay một nhóm răng gây viêm tủy ngược dòng.
- Gõ răng chỉ nhạy cảm khi có viêm lan tỏa tới vùng cuống và dây chằng quanh răng.
- Thử nghiệm tủy: dương tính, ngưỡng thấp, kéo dài đáp ứng sau thử nghiệm.
b. Cận lâm sàng
X quang: có thể có lỗ sâu mặt bên, mặt nhai, sâu tái phát dưới chất hàn sát hoặc thông với mô tủy, vùng cuống có phản ứng nhẹ, dây chằng hơi giãn rộng. Cũng có thể nhìn thấy hình ảnh nứt vỡ răng liên quan với buồng tủy.
2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tuỷ có hồi phục.
- Viêm quanh cuống răng cấp.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Viêm tủy có hồi phục
Chụp tủy bằng Hydroxit canxi hoặc MTA. Sau đó hàn kín phía trên bằng Eugenate cứng nhanh, GIC.
- Sửa soạn xoang hàn:
- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.
- Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.
- Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
- Làm khô xoang hàn.
- Đặt Hydroxit canxi:
- Dùng que hàn lấy Hydroxit canxi hoặc MTA và đặt phủ kín đáy xoang hàn từng lớp từ 1-2mm.
- Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt Hydroxit canxi.
- Hàn phục hồi xoang hàn:
- Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC, Amalgam... phục hồi phần còn lại của xoang hàn.
- Kiểm tra khớp cắn.
- Hoàn thiện phần phục hồi Composite hoặc Amalgam.
2. Viêm tủy không hồi phục
a. Điều trị tủy lấy tuỷ toàn bộ với nguyên tắc
- Vô trùng.
- Làm sạch và tạo hình ống tủy.
- Hàn kín hệ thống ống tủy theo không gian ba chiều.
b. Các bước điều trị tủy
- Bước 1: Vô cảm khi tuỷ răng sống bằng gây vùng hoặc gây tê tại chỗ với Xylocain 2%.
- Bước 2: Mở tuỷ, lấy tuỷ buồng, tuỷ chân.
- Dùng mũi khoan kim cương đầu tròn mở đường vào buồng tủy.
- Dùng mũi khoan Endo Z để mở toàn bộ trần buồng tủy.
- Lấy tủy buồng và tủy chân bằng châm gai.
- Bước 3: Thăm dò số lượng,kích thước ống tuỷ bằng các dụng cụ thích hợp.
- Bước 4: Xác định chiều dài làm việc của ống tuỷ.
- Bước 5: Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tuỷ .
- Tạo hình bằng các phương pháp tạo hình như: Stepback, Stepdown và phương pháp lai. Sử dụng các trâm xoay máy và trâm xoay cầm tay để tạo hình làm rộng hệ thống ống tủy.
- Làm sạch hệ thống ống tủy bằng các dung dịch: nước muối sinh lý, Ôxy già 3V, Natri hypoclorid 2,5-5 %.
- Bước 6: Chọn, thử côn gutta-percha chính.
- Bước 7: Chụp X quang kiểm tra.
- Bước 8: Hàn kín hệ thống ống tuỷ bằng các kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang với gutta-percha nóng, nguội.
- Bước 9: Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Biến chứng gần: Viêm quang cuống, u hạt, nang chân răng.
- Biến chứng xa: Viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.
VI. PHÒNG BỆNH
- Chẩn đoán và điều trị bệnh lý tủy kịp thời.
- Khám răng địnhkỳ 6 tháng 1 lần.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.
Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng đau khớp. Căn bệnh này còn có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng.
Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng
Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.
- 1 trả lời
- 1210 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1416 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1154 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1088 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 910 lượt xem
Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?