1

Viêm khớp dạng thấp có gây rụng tóc không?

Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp và thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp đều có thể gây rụng tóc nhưng triệu chứng này không phổ biến và đa phần không nghiêm trọng. Hơn nữa còn có nhiều cách để khắc phục tình trạng rụng tóc do viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp có gây rụng tóc không? Viêm khớp dạng thấp có gây rụng tóc không?

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn. Các bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể.

Ở người bị viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch sẽ tấn công nhầm các mô ở khớp. Điều này khiến khớp bị viêm, sưng đau và cứng.

Hiện tại chưa có cách chữa trị khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp. Mục đích của các phương pháp điều trị là giảm thiểu tổn thương khớp và giảm các triệu chứng. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát căn bệnh mạn tính này.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như:

  • Loãng xương
  • Bệnh phổi
  • Bệnh tim
  • Bệnh thần kinh thần kinh
  • Thiếu máu
  • Nhiễm trùng

Những người bị viêm khớp dạng thấp còn có thể gặp vấn đề về da và mắt. Trong một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp còn dẫn đến rụng tóc.

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây rụng tóc?

Ở người bị viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch không chỉ tấn công các mô ở khớp mà còn có thể tấn công cả mô da, bao gồm cả da đầu, nơi có các nang tóc. Điều này có thể dẫn đến rụng tóc.

Tình trạng này có thể xảy ra vào các đợt tái phát bệnh (đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính).

Nhìn chung, rụng tóc là một triệu chứng hiếm gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp và thường không nghiêm trọng. Rụng tóc do viêm khớp dạng thấp thường xảy ra đều khắp da đầu chứ không rụng từng mảng.

Rụng tóc do thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây rụng tóc.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

DMARD là loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất. Những loại thuốc này kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách ức chế hệ miễn dịch.

Có nhiều loại DMARD nhưng methotrexate là một trong những loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp được sử dụng phổ biến nhất.

Methotrexate ức chế hệ miễn dịch bằng cách nhắm vào các tế bào đang phát triển nhanh trong cơ thể, bao gồm cả nang tóc. Điều này có thể dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc do methotrexate thường nhẹ và không phải ai dùng methotrexate cũng gặp tác dụng phụ này.

Leflunomide (Arava), một loại DMARD khác, cũng có thể gây rụng tóc.

Thuốc sinh học

Thuốc sinh học là một nhóm thuốc cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Thuốc sinh học làm giảm phản ứng viêm do hệ miễn dịch gây ra bằng cách ngăn chặn một số tế bào và protein mà hệ miễn dịch tạo ra.

Các loại thuốc sinh học như etanercept (Enbrel) và adalimumab (Humira) cũng có thể gây rụng tóc nhưng đây là một tác dụng phụ rất hiếm gặp của thuốc sinh học.

Các chuyên gia chưa lý giải được lý do tại sao thuốc sinh học lại ảnh hưởng đến tóc nhưng điều này có thể liên quan đến các phân tử truyền tín hiệu tên là cytokine.

Rụng tóc do thuốc sinh học cũng thường không nghiêm trọng. Tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi ngừng dùng thuốc.

Steroid

Steroid giúp giảm đau và viêm ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Do đi kèm những tác dụng phụ nghiêm trọng nên nhóm thuốc này thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

Prednisone – một loại steroid – có thể gây rụng tóc.

Rụng tóc do các bệnh tự miễn khác

Ngoài viêm khớp dạng thấp còn nhiều bệnh tự miễn khác cũng có thể gây rụng tóc.

Rụng tóc từng mảng là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các nang tóc. Ở những người bị bệnh này, tóc không rụng đồng đều mà rụng thành những mảng nhỏ. Những mảng mất tóc sẽ mở rộng dần và đôi khi, người bệnh bị rụng gần hết tóc trên đầu.

Lupus là một bệnh tự miễn khác có thể gây rụng tóc. Ở người bị bệnh lupus, hệ miễn dịch tấn công nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có da đầu. Điều này có thể dẫn đến rụng tóc. Trên thực tế, rụng tóc là một trong những dấu hiệu xuất hiện sớm nhất của bệnh lupus. Nhiều người bị rụng tóc từ trước khi bệnh được phát hiện.

Thuốc trị viêm khớp dạng thấp giúp giảm rụng tóc

Thuốc ức chế Janus kinase (JAK), một nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mới, có thể giúp điều trị rụng tóc từng mảng. Vào tháng 6 năm 2022, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sử dụng baricitinib (Olumiant) - một loại thuốc ức chế JAK – để điều trị chứng rụng tóc. Đây là loại thuốc trị rụng tóc toàn thân đầu tiên được phê duyệt.

Các nguyên nhân gây rụng tóc khác

Bệnh tự miễn không phải là nguyên nhân duy nhất gây rụng tóc.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc là một bệnh lý di truyền liên quan đến hormone gọi là rụng tóc kiểu hói nam (male pattern baldness) hay rụng tóc kiểu hói nữ (female pattern baldness).

Các nguyên nhân gây rụng tóc khác còn có:

  • Nhiễm trùng da đầu
  • Thường xuyên buộc tóc quá chặt, khiến cho tóc bị kéo căng
  • Mang thai
  • Thiếu sắt
  • Vấn đề về tuyến giáp
  • Bệnh tim mạch
  • Trầm cảm
  • Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị

Hãy đi khám đột nhiên nhận thấy tóc bị rụng nhiều bất thường. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Các cách giảm rụng tóc

Dù là do nguyên nhân nào thì cũng có nhiều cách để giảm và ngăn ngừa rụng tóc:

  • Hạn chế sử dụng nhiệt và hóa chất lên tóc. Gội đầu xong nên để tóc khô tự nhiên hoặc sử dụng chế độ sấy mát của máy sấy
  • Không vò mạnh khi gội đầu
  • Không buộc tóc quá chặt
  • Chải tóc nhẹ nhàng bằng lược răng thưa.
  • Chọn dầu gội dịu nhẹ
  • Hạn chế stress
  • Ăn uống đủ chất

Điều quan trọng là không được tự ý ngừng dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Hãy báo cho bác sĩ nếu bị rụng tóc hay các các tác dụng phụ khác. Bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục tác dụng phụ hoặc đổi thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Ngày càng có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp điều trị giúp làm giảm tình trạng viêm ở khớp và ngăn ngừa tổn thương khớp cũng như các cơ quan khác. Nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều trị thích hợp có thể giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát, đồng thời kéo dài thời gian thuyên giảm.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp kích thích điện có hiệu quả không?
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp kích thích điện có hiệu quả không?

Kích thích điện (electrical stimulation) là phương pháp sử dụng các xung điện nhẹ để làm giảm sự căng cơ và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Liệu pháp kích thích điện được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó đó viêm khớp dạng thấp.

Có thể bị viêm khớp dạng thấp và bệnh gout cùng một lúc không?
Có thể bị viêm khớp dạng thấp và bệnh gout cùng một lúc không?

Cả viêm khớp dạng thấp và bệnh gout đều là những bệnh lý do viêm gây sưng và đau khớp.

Chụp X-quang có giúp phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp không?
Chụp X-quang có giúp phát hiện được bệnh viêm khớp dạng thấp không?

Chụp X-quang có thể giúp phát hiện những thay đổi bất thường ở xương và khớp, từ đó giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Chụp X-quang thường được kết hợp cùng với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm.

Đau đa cơ dạng thấp có giống viêm khớp dạng thấp không?
Đau đa cơ dạng thấp có giống viêm khớp dạng thấp không?

Cả đau đa cơ dạng thấp (polymyalgia rheumatica) và viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) đều là bệnh tự miễn, xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Mặc dù hai bệnh lý này có một số điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây