1

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng rituxan có hiệu quả không?

Rituxan là một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, thường được dùng cho những trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc khác.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng rituxan có hiệu quả không? Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng rituxan có hiệu quả không?

Tổng quan về Rituxan

Rituxan là một loại thuốc sinh học được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 2006 để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Rituxan chứa hoạt chất rituximab.

Rituxan thường được sử dụng cho những trường hợp không đáp ứng với các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác. Người bệnh có thể dùng Rituxan kết hợp với các loại thuốc khác như methotrexate.

Rituxan là một loại thuốc truyền tĩnh mạch. Loại thuốc này chứa kháng thể biến đổi gen nhắm đến tế bào B - các tế bào miễn dịch gây ra tình trạng viêm dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Rituxan còn được phê duyệt để điều trị bệnh ung thư hạch không Hodgkin, bệnh bạch cầu lympho mạn tính, viêm mạch máu liên quan đến kháng thể ANCA (AAV) và bệnh u hạt kèm viêm đa mạch.

Cả rituximab và methotrexate (một loại thuốc ức chế hệ miễn dịch) ban đầu đều được bào chế để điều trị ung thư. Sau đó, các loại thuốc này được phát hiện là có tác dụng điều trị các bệnh lý khác, bao gồm viêm khớp dạng thấp.

Rituxan được sử dụng khi nào?

Rituxan và methotrexate được phê duyệt sử dụng cho những trường hợp bị viêm khớp dạng thấp mức độ từ vừa đến nặng và không đáp ứng với thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (thuốc ức chế TNF).

FDA khuyến cáo chỉ nên sử dụng Rituxan trong thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn hơn rủi ro đối với thai nhi. Nếu có thai trong thời gian sử dụng Rituxan, người bệnh cần phải ngừng thuốc trừ khi mắc bệnh gây tổn thương nội tạng hoặc đe dọa đến tính mạng.

Tính an toàn của Rituxan khi sử dụng cho trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú vẫn chưa được xác định.

FDA khuyến cáo không nên sử dụng Rituxan cho những người bị viêm khớp dạng thấp chưa từng điều trị bằng thuốc ức chế TNF. (1)

Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng Rituxan cho những người đã bị viêm gan B, kể cả viêm gan B tiềm ẩn vì Rituxan có thể khiến cho virus viêm gan B tái hoạt động. Nếu virus viêm gan B tái hoạt động trong thời gian sử dụng Rituxan, người bệnh cần phải dùng thuốc kháng virus để điều trị. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc kháng virus nào trước và trong khi điều trị bằng Rituxan.

Nghiên cứu về hiệu quả của Rituxan

Hiệu quả của rituximab được báo cáo lần đầu tiên trong một nghiên cứu vào năm 1998. Sau đó đã có thêm các thử nghiệm lâm sàng khác đánh giá hiệu quả của loại thuốc này.

FDA đã phê duyệt Rituxan để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp dựa trên kết quả của ba nghiên cứu mù đôi (double-blind study) so sánh sự kết hợp giữa rituximab và methotrexate với sự kết hợp giả dược và methotrexate.

Một trong ba nghiên cứu là nghiên cứu ngẫu nhiên kéo dài 2 năm có tên REFLEX (viết tắt của Randomized Evaluation of LongTerm Efficacy of Rituximab in Rheumatoid Arthritis, tạm dịch: Đánh giá ngẫu nhiên về hiệu quả lâu dài của Rituximab trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp). Hiệu quả của Rituximab được đo lường dựa trên tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) về sự cải thiện tình trạng đau và sưng khớp.

Những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm, một nhóm được truyền rituximab (hoạt chất trong Rituxan) hai lần cách nhau hai tuần trong khi nhóm còn lại được truyền giả dược. Sau 24 tuần, nhóm nghiên cứu nhận thấy: (2)

  • 51% số người được điều trị bằng rituximab có sự cải thiện ở mức ACR20 trong khi tỷ lệ này ở nhóm điều trị bằng giả dược là 18%.
  • 27% số người được điều trị bằng rituximab có sự cải thiện ở mức ACR50 trong khi tỷ lệ này ở nhóm điều trị bằng giả dược là 5%.
  • 12% số người được điều trị bằng rituximab có sự cải thiện ở mức ACR70 trong khi tỷ lệ này ở nhóm điều trị bằng giả dược chỉ là 1%.

ACR20, ACR50 và ACR70 là các mức cải thiện các triệu chứng cơ bản của bệnh viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn đánh giá của Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ.

Những người được điều trị bằng rituximab đã cải thiện đáng kể các triệu chứng khác như mệt mỏi, vận động khó khăn và cả chất lượng cuộc sống. Phim chụp X-quang cũng cho thấy những người này có mức độ tổn thương khớp nhẹ hơn.

Một số người tham gia nghiên cứu đã gặp phải tác dụng phụ nhưng đa số chỉ ở mức độ nhẹ đến vừa.

Một số nghiên cứu khác từ năm 2006 cũng đã cho thấy những lợi ích tương tự khi điều trị bằng rituximab và methotrexate.

Cơ chế điều trị viêm khớp dạng thấp của Rituxan

Cơ chế điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác của rituximab vẫn chưa được làm rõ.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng kháng thể rituximab nhắm đến một phân tử (CD20) trên bề mặt của tế bào B – các tế bào tham gia vào phản ứng viêm dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy Rituximab tạm thời làm giảm đáng kể số lượng tế bào B trong máu và giảm một phần số lượng tế bào B ở tủy xương và mô. Nhưng tế bào B sẽ tái sinh sau 6 đến 9 tháng. Do đó, người bệnh sẽ phải tiếp tục điều trị bằng rituximab.

Số lượng tế bào B giảm và tốc độ tổn thương khớp chậm lại là những dấu hiệu cho thấy rituximab có hiệu quả.

Các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu vai trò của tế bào B trong bệnh viêm khớp dạng thấp và cơ chế điều trị viêm khớp dạng thấp của rituximab.

Quá trình truyền Rituxan

Rituxan được truyền qua đường tĩnh mạch. Người bệnh sẽ phải truyền thuốc hai lần cách nhau hai tuần, mỗi lần 1.000 miligam (mg). Quá trình truyền thuốc hoàn toàn không gây đau đớn nhưng vị trí truyền thuốc có thể sẽ bị sưng hoặc bầm tím. Đôi khi, Rituxan có thể gây dị ứng.

Người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi bắt đầu điều trị và theo dõi suốt quá trình truyền thuốc.

Khoảng nửa tiếng trước khi truyền Rituxan, người bệnh sẽ được truyền 100 mg methylprednisolone hoặc một loại steroid tương tự, có thể cần dùng thêm thuốc kháng histamin và acetaminophen. Điều này nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra phản ứng trong và sau quá trình truyền thuốc.

Ở lần truyền đầu tiên, ban đầu thuốc sẽ được truyền với tốc độ chậm (50 mg/giờ) và nhân viên y tế sẽ kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh để theo dõi phản ứng với thuốc. Sau đó, nhân viên y tế sẽ tăng tốc độ truyền thêm 50 mg sau mỗi 30 phút, tốc độ truyền có thể lên đến 400 mg/giờ.

Quá trình truyền thuốc lần đầu có thể mất khoảng 4 giờ 15 phút. Sau khi truyền hết lượng thuốc trong túi, nhân viên y tế sẽ thêm một lượng nhỏ dung dịch muối sinh lý vào túi và truyền cho người bệnh để đảm bảo người bệnh được truyền đủ liều Rituxan. Quá trình này mất thêm 15 phút nữa.

Lần truyền thứ hai sẽ mất ít thời gian hơn (khoảng 1 giờ) và bắt đầu với tốc độ nhanh hơn (100 mg/giờ).

Tác dụng phụ của Rituxan

Trong các thử nghiệm lâm sàng, khoảng 18% số người tham gia gặp tác dụng phụ khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Rituxan. Các tác dụng phụ thường gặp nhất xảy ra trong khi truyền thuốc và 24 giờ sau khi truyền, gồm có:

  • Cảm giác hơi nghẹn ở cổ
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Chóng mặt
  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Cứng cơ
  • Bồn chồn
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng não

Sử dụng steroid và thuốc kháng histamin trước khi truyền Rituxan sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ này.

Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây sau khi truyền thuốc:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Cảm lạnh
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm phế quản
  • Thay đổi thị lực
  • Lú lẫn
  • Mất thăng bằng

Phản ứng nghiêm trọng với Rituxan rất hiếm khi xảy ra.

Tóm tắt bài viết

Rituxan (rituximab) đã được phê duyệt để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp từ năm 2006. Loại thuốc này thường được sử dụng cho những ca bệnh viêm khớp dạng thấp không đáp ứng với các loại thuốc sinh học khác. Như vậy, Rituxan là một giải pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tính đến năm 2011, hơn 100.000 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp trên toàn cầu đã được điều trị bằng rituximab. Loại thuốc này tác động đến các tế bào gây viêm của hệ miễn dịch, nhờ đó giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cần làm gì khi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp không còn hiệu quả?
Cần làm gì khi thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp không còn hiệu quả?

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Những loại thuốc này ngăn chặn phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức gây tổn thương khớp, nhờ đó giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, DMARD không phải lúc nào cũng có tác dụng ngay từ đầu. Nếu đã dùng DMARD nhưng vẫn bị đau, có thể bạn sẽ cần chuyển sang loại thuốc khác hoặc kết hợp một số loại thuốc khác với DMARD để giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng steroid: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng steroid: Hiệu quả và rủi ro

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm mạn tính gây sưng đau và cứng khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Đây là một căn bệnh tiến triển và hiện chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể chữa khỏi dứt điểm. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp sẽ dần dần phá hủy khớp và khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng kháng thể đơn dòng
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng kháng thể đơn dòng

Kháng thể đơn dòng là một loại thuốc sinh học được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Kháng thể đơn dòng giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào?
Biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào?

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công mô khớp. Điều này gây tổn thương khớp và dây chằng. Mặc dù tình trạng viêm do hệ miễn dịch tấn công có thể xảy ra khắp cơ thể nhưng một trong những vị trí phổ biến nhất bị ảnh hưởng là bàn tay.

Sốt do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào?
Sốt do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào?

Ngoài các triệu chứng điển hình là sưng và đau khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp đôi khi còn gây sốt nhẹ. Nếu bạn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và bị sốt thì nên đi khám ngay. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây