1

Biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào?

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công mô khớp. Điều này gây tổn thương khớp và dây chằng. Mặc dù tình trạng viêm do hệ miễn dịch tấn công có thể xảy ra khắp cơ thể nhưng một trong những vị trí phổ biến nhất bị ảnh hưởng là bàn tay.
Biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào? Biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp điều trị bằng cách nào?

Sự tấn công của hệ miễn dịch có thể gây biến dạng khớp và tổn thương các cấu trúc quanh khớp như dây chằng.

Biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp hiện nay đã không còn phổ biến và cũng ít nghiêm trọng hơn so với trước đây nhờ bệnh được phát hiện sớm hơn và các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu xảy ra, biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp sẽ gây đau đớn và làm giảm khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.

Tại sao viêm khớp dạng thấp gây biến dạng bàn tay?

Nhiều người cho rằng viêm khớp dạng thấp chỉ ảnh hưởng đến các khớp nhưng điều này là không đúng.

Viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến mô mềm.

Điều này đặc biệt đúng ở bàn tay. Bàn tay gồm có các xương đốt ngón tay và xương đốt bàn tay, các xương này được nối với nhau bởi các khớp. Những khớp này giúp cho các ngón tay cử động linh hoạt.

Ở những người bị viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch tấn công lớp niêm mạc của khớp, được gọi là màng hoạt dịch. Màng hoạt dịch tạo ra chất nhầy giúp bôi trơn khớp.

Sự tấn công của hệ miễn dịch gây viêm, làm cho màng hoạt dịch sưng lên và làm hình thành mảng mô xơ bất thường, được gọi là pannus ở khớp. Pannus giải phóng các hóa chất gây mòn xương, phá hủy sụn và tổn thương dây chằng.

Những thay đổi này làm giảm khả năng hỗ trợ khớp của dây chằng và bao khớp. Điều này làm cho các khớp bị biến dạng, trở nên mất ổn định, hạn chế phạm vi chuyển động và đau đớn.

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có nồng độ các chất phản ứng giai đoạn cấp tính, gồm protein phản ứng C (CRP) và tốc độ máu lắng (ESR) ở mức cao – đây là những dấu hiệu của tình trạng viêm trong cơ thể.

Những người bị viêm khớp dạng thấp còn có các kháng thể như yếu tố dạng thấp (RF) và kháng thể kháng CCP trong máu. Sự hiện diện của kháng thể kháng CCP là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng.

Các loại biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp

Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau ở bàn tay, tùy thuộc vào tốc độ và cách thức mà các khớp và dây chằng bị tổn thương do viêm khớp dạng thấp.

Tất cả những thay đổi này xảy ra do tình trạng viêm phá hủy các khớp ngón tay, gây sưng đau, cứng khớp và hạn chế khả năng cầm nắm cũng như các chuyển động khác của bàn tay.

Các nghiên cứu đã xác định được các dạng biến dạng bàn tay phổ biến nhất ở những người bị viêm khớp dạng thấp gồm có:

Biến dạng Boutonniere

Khớp liên đốt ngón tay giữa hoặc gần bị gập cong và khớp gian đốt ngón tay xa bị duỗi.

Biến dạng cổ thiên nga

Đây là dạng biến dạng bàn tay phổ biến nhất ở những người bị viêm khớp dạng thấp, xảy ra khi dây chằng bị yếu hoặc rách do viêm. Điều này khiến cho khớp giữa của ngón tay trở nên lỏng lẻo và khớp xa bị gập cong.

Ngón tay cái bẻ ngược

Ngón cái bị uốn cong ra ngoài ở khớp bàn - ngón tay (khớp nối xương ngón tay với xương bàn tay) và duỗi quá mức ở khớp liên đốt ngón tay (khớp nối hai đốt của ngón tay cái).

Dạng biến dạng này còn được gọi là biến dạng hình chữ Z.

Nốt thấp khớp

Nốt thấp khớp là những nốt sần cứng hình thành dưới da gần khớp. Đây là một triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp ở bàn tay.

Nốt thấp khớp cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác mà phổ biến nhất là gần khuỷu tay. Nốt thấp khớp thường không gây đau đớn nhưng có thể tạo thành những điểm gồ lên ở bàn tay.

Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể bị nốt Heberden và nốt Bouchard. Đây là những nốt sần có thể nhìn thấy hình thành ở các khớp của bàn tay.

Điều trị biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp

Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp kiểm soát hiệu quả và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Các loại thuốc này cũng giúp làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của biến dạng bàn tay do viêm khớp dạng thấp.

Nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), gồmcos:

  • hydroxychloroquine (Plaquenil)
  • leflunomide (Arava)
  • methotrexate (Trexall)
  • sulfasalazine (Azulfidine)
  • minocycline (Minocin)

Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học (một loại DMARD) có tác dụng nhắm cụ thể đến hoạt động gây viêm khớp của hệ miễn dịch.

Các loại thuốc này thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác. Một số ví dụ gồm có:

  • abatacept (Orencia)
  • adalimumab (Humira)
  • etanercept (Enbrel)
  • rituximab (Rituxan)
  • tocilizumab (Actemra)

Trong một số trường hợp, methotrexate gây hình thành nốt thấp khớp. Phương pháp điều trị là thay đổi thuốc, tiêm corticoid hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật

Hiện nay phẫu thuật không còn là giải pháp phổ biến để điều trị viêm khớp dạng thấp vì đã có nhiều phương pháp điều trị không xâm lấn hiệu quả. Hơn nữa, các nốt thấp khớp thường quay trở lại sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, những trường hợp bị biến dạng bàn tay nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật. Một giải pháp là thay khớp ngón tay, quy trình thực hiện cũng tương tự như phẫu thuật thay khớp gối hay khớp hông.

Mặc dù không chữa khỏi được bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng phẫu thuật thay khớp có thể giúp khôi phục phần nào chức năng của khớp và cải thiện vẻ ngoài.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cổ tay để giảm độ căng dây chằng ở ngón tay. Đôi khi cần phẫu thuật cố định cổ tay để giữ cho khớp không bị lệch và giảm đau, nhưng sau phẫu thuật, người bệnh sẽ không thể cử động cổ tay được nữa.

Một giải pháp thay thế là thay khớp cổ tay. Phương pháp này giúp người bệnh vẫn có thể cử động cổ tay sau phẫu thuật.

Tóm tắt bài viết

Những vị trí thường bị ảnh hưởng nhiều nhất do bệnh viêm khớp dạng thấp là cổ tay và bàn tay. Viêm do sự tấn công của hệ miễn dịch có thể gây tổn thương và biến dạng các khớp. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn và giảm khả năng cử động bàn tay.

Tuy nhiên, hiện nay biến dạng khớp đã ít phổ biến hơn trước đây do bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán sớm và có các loại thuốc điều trị hiệu quả hơn, chẳng hạn như DMARD.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?
Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) thường mất nhiều thời gian. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường giống như triệu chứng của các bệnh khác như bệnh lupus hoặc các bệnh mô liên kết khác.

Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở đốt sống thứ nhất và thứ hai ở cổ. Tình trạng này gây đau, cứng khớp và mất vững cột sống.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng kháng thể đơn dòng
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng kháng thể đơn dòng

Kháng thể đơn dòng là một loại thuốc sinh học được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Kháng thể đơn dòng giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Tuy rằng không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học hay thuốc sinh học là một nhóm thuốc mới được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Nhóm thuốc này giúp cải thiện đáng kể việc điều trị cho nhiều người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây