Viêm âm đạo do trùng roi - Bộ y tế 2015
1. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, gây viêm âm đạo ở nữ và viêm niệu đạo ở nam. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không biểu hiện triệu chứng.
- Phụ nữ thường biểu hiện triệu chứng nhiều hơn và có liên quan đến vỡ màng ối sớm. Trùng roi sinh dục có nguy cơ làm tăng khả năng lây truyền HIV lên 2-3 lần. Theo WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng 180 triệu trường hợp mới nhiễm trùng roi. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm T. vaginalis thường cao đặc biệt ở châu Phi và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm trùng roi không cao, với phụ nữ có thai là dưới 1%, với phụ nữ mại dâm dưới 5%.
2. NGUYÊN NHÂN
a) Tác nhân gây bệnh
- Có trên 100 loài trùng roi, trong đó có 3 loại ký sinh ở người là trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), còn có hai loại khác là Trichomonas tenax ký sinh không gây bệnh ở miệng và Pantatrichomonas hominis (còn gọi là Trichomonas intestinalis) gây bệnh ở ruột.
- T. vaginalis có dạng hạt chanh, kích thước thay đổi tùy theo môi trường âm đạo, từ 7-32μm và rộng 5-12μm, kích thước tương đương với bạch cầu. T. vaginalis có 4 đôi roi tự do phía trước, đôi thứ năm ở phía sau, chuyển động theo kiểu giật nên dễ dàng phát hiện trên tiêu bản soi tươi hoặc kính hiển vi nền đen ngay sau khi trích thủ bệnh phẩm. T. vaginalis có thể sống vài giờ trong điều kiện ẩm ướt hoặc trong dịch cơ thể.
b) Cách lây truyền
Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục. Ngoài ra bệnh có thể lây do tiếp xúc với nguồn nước nhiễm T. vaginalis qua bồn tắm, khăn tắm.
3. CHẨN ĐOÁN
a) Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng
+ Nhiễm trùng roi ở nữ
- Âm đạo là nơi bị nhiễm nhiều nhất, sau đó đến niệu đạo, các tuyến Bartholin và Skène, cổ tử cung.
- Thời gian ủ bệnh từ 1-4 tuần. Nhiễm trùng roi sinh dục nữ có thể không triệu chứng đến viêm âm đạo nặng. Khoảng 1/4 trường hợp không có biểu hiện lâm sàng.
- Triệu chứng thường gặp nhất là khí hư âm đạo. Dịch tiết nhiều, loãng, có bọt, màu vàng, xanh, mùi hôi. Đặc điểm của khí hư do trùng roi có tính chất riêng biệt nên có thể phân biệt với khí hư do nấm và các tác nhân khác.
- Có thể kèm theo ngứa âm hộ, đi tiểu khó, đau bụng dưới và đau khi giao hợp.
- Khám: viêm âm hộ-âm đạo đỏ, phù nề, cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, dễ chảy máu, có hình ảnh “cổ tử cung hình quả dâu tây”, có thể có xuất huyết thành điểm; có nhiều khí hư màu vàng xanh loãng và có bọt nhỏ ở cùng đồ. Cần lưu ý xem có bệnh khác đồng nhiễm như lậu, chlamydia và viêm âm đạo vi khuẩn.
- Trùng roi âm đạo có thể gây các biến chứng như viêm tiểu khung, đau bụng dưới, gây trẻ sơ sinh thiếu cân, vỡ ối sớm, đẻ non.
+ Nhiễm trùng roi ở nam
- Nam giới có thể phân lập trùng roi ở niệu đạo, nước tiểu, tinh dịch, sinh dục ngoài, mào tinh và tuyến tiền liệt.
- Thời gian ủ bệnh 3-9 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn.
- Đa số nam bị nhiễm trùng roi không có triệu chứng lâm sàng. Trùng roi có thể gây viêm niệu đạo ở nam, triệu chứng thường không đặc hiệu.
- Có thể thấy tiết dịch niệu đạo với số lượng dịch ít, không đặc nhầy mủ như bệnh lậu, đi tiểu buốt và thấy có dịch chảy ra.
- Xét nghiệm có thể thấy trùng roi và bạch cầu trong dịch niệu đạo > 5/vi trường.
- Biến chứng có thể là viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm
- Soi tươi dịch âm đạo: lấy bệnh phẩm ở cùng đồ sau, hòa bệnh phẩm vào giọt nước muối sinh lý, soi kính hiển vi ngay sẽ thấy hình thể điển hình của trùng roi có hình hạt chanh đang di động. Tỷ lệ dương tính trong 50-70% trường hợp. Ở nam lấy dịch niệu đạo soi tươi tìm trùng roi và nhuộm tìm bạch cầu đa nhân.
- Nhuộm Gram tìm trùng roi ít chính xác hơn so với soi tươi.
- Test nhanh có độ nhạy đạt gần 90% và độ đặc hiệu 95% so với soi tươi và nuôi cấy.
- PCR có độ nhạy và đặc hiệu đạt từ trên 80-100% so với soi tươi và nuôi cấy.
- Nuôi cấy trong môi trường Diamond có thể dương tính trong 97% các trường hợp.
- pH dịch âm đạo khoảng 4,9-7,5.
b) Chẩn đoán phân biệt
- Viêm âm đạo do nấm Candida: ngứa âm hộ, ra khí hư từ ít đến trung bình, màu trắng váng sữa dính vào thành âm đạo, pH dịch âm đạo ≤ 4,5. Soi tươi dịch âm đạo thấy 80% có bào tử, giả sợi nấm. Nuôi cấy nấm dương tính.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis-BV): dịch tiết âm đạo ít hoặc trung bình, có màu xám đồng nhất, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi, pH dịch âm đạo > 4,5; test Sniff có mùi cá ươn; soi tươi hay nhuộm Gram dịch âm đạo thấy "Clue cell", tăng Gardnerella vaginalis và vi khuẩn yếm khí, giảm Lactobacilli.
- Viêm ống cổ tử cung do lậu cầu và/hoặc Chlamydia trachomatis: trong ống cổ tử cung có dịch nhày mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skène.
4. ĐIỀU TRỊ
- Metronidazol 2g hoặc tinidazol 2g uống liều duy nhất, hoặc
- Metronidazol 500mg uống 2 lần/ngày trong 7 ngày.
- Chú ý:
- Metronidazol 2g liều duy nhất vẫn có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, dù nguyên tắc là chống chỉ định nhưng cân nhắc giữa tác dụng phụ và biến chứng do nhiễm trùng roi thì sử dụng metronidazole 2g vẫn an toàn. Người bệnh không được uống rượu khi đang uống thuốc và cho đến 24 giờ sau khi ngừng thuốc.
- Phụ nữ nhiễm trùng roi không triệu chứng vẫn được điều trị theo phác đồ như có triệu chứng.
- Điều trị cho bạn tình với liều tương tự.
- Nhiễm trùng roi kèm nhiễm lậu cầu thì phải điều trị trùng roi trước và lậu cầu sau.
5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng roi có thể đẻ non và đẻ con thiếu cân.
- Nhiễm trùng roi sinh dục có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
6. PHÒNG BỆNH
- Không quan hệ với người bị bệnh.
- Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách.
- Điều trị kịp thời và điều trị cho bạn tình.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Viêm ống dẫn trứng thường xảy ra sau khi bị nhiễm các loại vi khuẩn lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo.
Một số người cho rằng ăn trứng có thể khiến cho các triệu chứng viêm khớp nặng thêm. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tác động của trứng đến triệu chứng viêm khớp còn phụ thuộc vào tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính gây sưng đau và cứng khớp, thường xảy ra ở nhiều khớp cùng một lúc. Bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Viêm khớp là một vấn đề rất phổ biến, xảy ra ở hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Có nhiều loại viêm khớp và đa số đều là bệnh mạn tính. Tuy rằng không thể chữa khỏi dứt điểm các bệnh này nhưng điều trị đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một trong những điều cần thiết để kiểm soát bệnh viêm khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp, là điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhiều người cho rằng bị viêm khớp cần phải kiêng ăn trứng. Điều này đúng hay không?
Viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng khớp bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.Vi khuẩn hoặc virus thường là từ một khu vực khác trong cơ thể, di chuyển theo máu đến khớp hoặc chất lỏng xung quanh khớp (hoạt dịch). Vi khuẩn hoặc virus cũng có thể xâm nhập vào khớp từ bên ngoài qua vết thương hở, trong quá trình phẫu thuật hoặc tiêm.
- 1 trả lời
- 1209 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1416 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1154 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1088 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 910 lượt xem
Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?