1

Viêm da tiếp xúc do côn trùng - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG 

  • Là một phản ứng cấp tính của da với các chất kích ứng từ côn trùng. - Viêm da tiếp xúc do Paederus là loại thường gặp nhất.  
  • Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa bão, thành dịch, có thể  rải rác suốt cả năm.  
  • Bệnh không nguy hiểm nhưng làm người bệnh lo lắng.  

2. CĂN NGUYÊN 

  • Bệnh do một loại côn trùng vùng nhiệt đới nóng, ẩm có tên khoa học là  Paederus hay còn gọi là kiến khoang (hay kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiến cằm  cặp, kiến cong đít...). 
  • Thuộc họ cánh cứng, có mặt khắp nơi trên thế giới, thường gặp nhất là ở  châu Phi và châu Á.  
  • Côn trùng có mình dài khoảng 7-10mm, mảnh, có 3 đôi chân, cơ thể có 2  vòng đỏ, 3 vòng đen rất điển hình; bay và chạy rất nhanh, thường ẩn náu ở những  nơi ẩm ướt, hoạt động chủ yếu vào ban đêm và rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.  Khi bị chà xát, côn trùng bị dập nát và phóng thích chất dịch trong cơ thể chứa chất  paederin gây viêm da tiếp xúc.  

3. CHẨN ĐOÁN 

a) Chẩn đoán xác định  

- Lâm sàng 

  •  Tại vị trí côn trùng đốt, bị chà xát xuất hiện phản ứng viêm da. Ban đầu chỉ  có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước từ vài mm  đến vài cm. Sau vài giờ hoặc một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát đỏ.  
  •  Nếu bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm  tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ. Sau 3-5 ngày, tổn thương khô mà không thành  phỏng nước, bọng mủ. Nếu nặng hơn, thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông  lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.  
  •  Vị trí: bất kỳ nơi nào nhưng hay gặp ở các vùng da hở. Khi bị tổn thương ở  mắt có thể có sưng nề, trợt đỏ, chảy nước mắt; các vị trí khác như nách, bẹn, sinh  dục... có thể gây sưng đau làm hạn chế đi lại.  
  •  Cơ năng: bỏng rát, ngứa. Nếu bội nhiễm sẽ thấy đau nhức, khó chịu. 
  •  Toàn thân: một số trường hợp tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt,  mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, hoặc bẹn tùy theo vùng tổn thương. 

- Cận lâm sàng 

Không có gì đặc biệt, một số có phỏng mủ lan rộng, hạch sưng to, bạch cầu  có thể tăng cao. 

b) Chẩn đoán phân biệt  

- Bệnh zona  

  • Dễ chẩn đoán nhầm nhất. 
  • Do nhiễm Varricella-zoster virút (VZV). 
  • Thương tổn là dát đỏ, sau nổi mụn nước, bọng nước lõm giữa tập trung  thành đám dọc theo thần kinh ngoại biên. Đau rát nhiều tại tổn thương.  
  • Xét nghiệm tế bào Tzanck thấy tế bào ly gai và tế bào đa nhân khổng lồ.  

- Bệnh herpes da: mụn nước nhỏ tập trung thành chùm trên nền dát đỏ ở vùng  bán niêm mạc (môi), niêm mạc (miệng, sinh dục), đau rát nhiều tại tổn thương.  

- Viêm da tiếp xúc do các nguyên nhân khác: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm  da tiếp xúc kích ứng. 

4. TIẾN TRIỂN 

  • Nếu được điều trị sớm, bệnh đỡ nhanh, tổn thương đóng vảy tiết sau khoảng  4-6 ngày, khô dần, bong vảy để lại vết da sẫm màu, mất đi dần. 
  • Người bệnh có thể tái phát vài lần. Ở tập thể, có thể nhiều người bị bệnh tại  cùng thời điểm. 

5. ĐIỀU TRỊ 

Điều trị tại chỗ là chủ yếu, tùy theo giai đoạn tổn thương. 

a) Tại chỗ  

  • Ngay khi bị tổn thương: có thể dùng nước muối sinh lý (NaCl 9%0), rửa tổn  thương 3-4 lần/ngày nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tránh kì cọ làm tổn  thương lan rộng.  
  • Khi các tổn thương đỏ, đau rát: dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như  các loại hồ (hồ nước, hồ Tetra-Pred) hay các loại mỡ kháng sinh phối hợp với  corticoid bôi 2-3 lần/ngày. 
  • Trường hợp bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu milian, castellani,  nước thuốc tím pha loãng...bôi 1-2 lần/ngày. 

b) Toàn thân: thường không cần phải điều trị.

  • Trường hợp thương tổn lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng  toàn thân: kháng sinh uống. 
  • Kháng histamin để giảm ngứa, giảm kích ứng da. 

6. PHÒNG BỆNH 

- Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc với côn trùng gây bệnh. - Nếu đã tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc thì nên: 

  • Khi phát hiện côn trùng đang bò trên da, lấy ra khỏi người bằng cách thổi  hoặc để tờ giấy để côn trùng bò lên. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc. 
  • Khi đã vô tình chà xát côn trùng, phải rửa sạch tay và những vùng da đã  tiếp xúc. 
  • Khi phát hiện côn trùng trong khu vực sinh sống, nên ngăn bằng cách đóng  cửa hoặc sử dụng lưới mắt nhỏ ngăn côn trùng hoặc thay đèn huỳnh quang bằng đèn  ánh sáng vàng. 
  • Nên ngủ màn và kiểm tra giường chiếu, chăn màn, khăn, quần áo trước khi  sử dụng. 
  • Làm sạch khu vực quanh nhà. Nếu làm việc dưới ánh đèn, tránh dùng tay  đập hoặc quệt khi có cảm giác vướng trên da. 

- Khi thấy biểu hiện nghi ngờ bệnh, cần đi khám chuyên khoa da liễu để được  khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm da tiếp xúc dị ứng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm âm đạo do trùng roi - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Trứng cá - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm bì cơ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Viêm ống dẫn trứng ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản?
Viêm ống dẫn trứng ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản?

Viêm ống dẫn trứng thường xảy ra sau khi bị nhiễm các loại vi khuẩn lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo.

Ăn trứng có ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm khớp không?
Ăn trứng có ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm khớp không?

Một số người cho rằng ăn trứng có thể khiến cho các triệu chứng viêm khớp nặng thêm. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tác động của trứng đến triệu chứng viêm khớp còn phụ thuộc vào tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp.

Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng xảy ra khi tế bào không bình thường phát triển trong một hoặc cả hai buồng trứng của bạn. Buồng trứng là hai tuyến nhỏ, nằm ở hai bên tử cung.

Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên uống tiếp thuốc viêm gan B khi thai đã 34 tuần?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  457 lượt xem

Lúc thai được 11 tuần, em đi làm xét nghiệm thì được biết mình bị viêm gan B. Để tránh lây từ mẹ sang con, em sang Bệnh viện nhiệt đới điều trị, được bs cho uống thuốc và hẹn tái khám sau 2 tháng. Lúc này, thai em đã 34 tuần. Em đã uống thuốc được 2 tháng, bây giờ em định không tái khám, không uống thuốc nữa mà chỉ chích thuốc ngừa viêm gan B cho em bé sau khi sinh thôi, thì có được không ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1087 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1269 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  962 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây