1

Viêm bì cơ - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Là một bệnh tự miễn, thương tổn chủ yếu là viêm da và cơ.
  • Bệnh ít gặp, tỉ lệ là 1/100.000 dân, nữ hay gặp hơn nam.

2. NGUYÊN NHÂN

Căn nguyên không rõ. Có một vài yếu tố liên quan đến sự xuất hiện bệnh:

- Di truyền: liên quan đến HLADR3-B8, HLA-DQA1 và HLA-DQA1.

- Nhiễm khuẩn: Coxsackie B, Echovirus, Streptococcus pyogenes, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa và hoặc sử dụng kháng sinh.

- Bệnh ác tính: viêm bì cơ khởi phát ở người lớn tuổi, thường là khối u rắn hoặc khối u ác tính huyết học.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Chẩn đoán xác định

Sử dụng tiêu chuẩn mới của Hội thần kinh cơ châu Âu (2003) trong chẩn đoán viêm bì cơ.

- Tiêu chuẩn lâm sàng

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

  • Bệnh khởi phát sau 18 tuổi. Viêm bì cơ và viêm cơ không đặc hiệu có thể khởi phát sớm hơn.
  • Giảm vận động do đau, yếu cơ: đối xứng hai bên gốc chi, ngọn chi, gấp cổ, duỗi cổ rất đau.
  • Thương tổn da: dát đỏ phù nề quanh mí mắt trên, giãn mạch quanh móng, dát đỏ bong vảy mặt duỗi ngón, khuỷu tay, đầu gối (sẩn, dấu hiệu Gottron), dát đỏ vùng tiếp xúc ánh sáng.

+ Tiêu chuẩn loại trừ

  • Giảm vận động do viêm cơ chọn lọc, không đối xứng, ảnh hưởng nhiều vùng cẳng tay, mặt trước và mặt gấp ngón tay, cơ tứ đầu đùi và phía trước xương chày.
  • Giảm vận động cơ vận nhãn, cơ duỗi cổ yếu hơn cơ gấp cổ.
  • Nhiễm độc cơ, bệnh nội tiết (suy hoặc cường giáp trạng, cường cận giáp), tiền sử gia đình có loạn dưỡng cơ hoặc đau thần kinh vận động gần.

- Tiêu chuẩn cận lâm sàng

+ Tăng men cơ CPK trong máu.

+ Điện cơ đồ có rối loạn.

+ Cộng hưởng từ (MRI): tăng tín hiệu trong cơ (phù nề) lan tỏa hoặc khu trú.

+ Kháng thể đặc hiệu cho viêm cơ trong huyết thanh như tự kháng thể chống men tổng hợp (antisynthetase), bao gồm anti-Jo-1, tự kháng thể anti-SRP và tự kháng thể Mi-2.

+ Sinh thiết cơ

  • Xâm nhập lympho T xung quanh và trong sợi cơ, quanh mạch máu, không hoại tử cơ.
  • Lắng đọng phức hợp tổn thương màng trong mao mạch cơ hoặc giảm mật độ mao mạch.

* Chẩn đoán viêm bì cơ khi có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn sinh thiết cơ.

* Chẩn đoán nghi ngờ viêm bì cơ khi có tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn sinh thiết cơ không đặc hiệu nhưng có tăng men cơ hoặc 1/3 tiêu chuẩn cận lâm sàng.

b) Chẩn đoán phân biệt

- Các bệnh có thương tổn da nhạy cảm ánh sáng

  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng
  • Lupus ban đỏ hệ thống

- Các bệnh có yếu cơ, mệt mỏi

  • Nhiễm virút, HIV
  • Hội chứng thải loại mảnh ghép
  • Các bệnh cơ khác

4. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc chung

  • Cải thiện sức mạnh của cơ, ngăn chặn teo cơ, cứng khớp.
  • Phòng ngừa và giảm biến chứng ngoài cơ.
  • Giảm thương tổn da.

b) Điều trị cụ thể

- Corticoid toàn thân

  • Liều khởi đầu: ≥ 1mg/kg/ngày trong 4-6 tuần.
  • Hạ liều chậm trong khoảng 9-12 tháng để đạt liều 5mg/ngày prednison.
  • Theo dõi các tác dụng phụ, chú ý tác dụng phụ gây yếu cơ do corticoid toàn thân.

- Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG): dùng khi bệnh rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng, nhất là khi có thương tổn cơ nặng hoặc không đáp ứng với corticoid hoặc để giảm liều corticoid.

- Methotrexat: có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp corticoid toàn thân để hạ liều corticoid.

  • Liều 1 lần/ tuần, 15-25 mg/lần.
  • Tác dụng phụ: suy tủy, thương tổn gan, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi.
  • Phối hợp với axit folic 1-2 mg/ngày (trừ ngày dùng methotrexat và ngày sau đó) để giảm tác dụng phụ.

- Cyclosporin: thường phối hợp với corticoid giúp giảm liều corticoid.

  • Liều khởi đầu: 3-5 mg/kg/ngày
  • Chỉnh liều dựa vào đáp ứng lâm sàng hoặc biểu hiện nhiễm độc cyclosporin (thường là creatinin huyết thanh tăng). Duy trì thuốc cho đến khi bệnh thuyên giảm, ổn định nhiều tháng sau khi cắt corticoid.

- Cyclophosphamid: dùng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, đặc biệt là bệnh loét mãn tính ở đường tiêu hóa, da hoặc thương tổn đường hô hấp. Có thể dùng phối hợp với corticoid liều cao.

- Azathioprin: lựa chọn cho điều trị viêm bì cơ khởi phát ở người lớn.

  • Thay thế cho corticoid toàn thân hoặc phối hợp để hạ liều corticoid toàn thân.
  • Tác dụng phụ: độc gan, tủy xương, viêm tụy (theo dõi hàng tháng).
  • Liều lượng: khởi đầu 50 mg/ngày. Nếu dung nạp tốt, tăng dần đến 1,5 mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng, tăng đến 2,5 mg/kg/ngày.

- Thuốc chống sốt rét tổng hợp: hydroxychloroquin.

  • Chỉ có tác dụng làm giảm thương tổn da, không có tác dụng với thương tổn cơ.
  • Liều 200-400 mg/ngày.
  • Khám mắt định kỳ trước và trong quá trình điều trị.

- Các chất sinh học: được sử dụng ngày càng nhiều nhưng hạn chế ở trẻ em. Thuốc được chỉ định trong từng trường hợp lâm sàng cụ thể. Một số thuốc như:

  • Rituximab: kháng thể kháng CD20.
  • Infliximab: kháng thể đơn dòng kháng TNF alpha.
  • Abatacept: một protein gây độc lympho TCD4 và phần Fc của IgG1.

- Các điều trị hỗ trợ khác

  • Nghỉ ngơi trong thời kỳ viêm.
  • Tránh nắng.
  • Dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với thuốc toàn thân sử dụng.
  • Vật lý trị liệu và chế độ tập thể dục giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

- Tỉ lệ tử vong giảm từ 30% (năm 1960) xuống 2-3% từ khi dùng thuốc ức chế miễn dịch.

- 1/3 số người bệnh chỉ bị một lần và không bị lại sau một đợt điều trị chuẩn. 2/3 số người bệnh có thể tái phát và gặp các biến chứng lâu dài như :

  • Loãng xương: thường gặp ở trẻ em, do điều trị corticoid hoặc do không điều trị bệnh tốt. Nên phòng ngừa bằng vitamin D và calci.
  • Calci hóa: thường do không điều trị tốt.
  • Biến chứng nhiễm khuẩn: liên quan đến điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
  • Biến chứng suy hô hấp: cần điều trị tích cực phối hợp vật lý trị liệu.
  • Thủng ruột: thường gặp ở trẻ em, do viêm mạch máu. Hay gặp trên người bệnh có thương tổn loét da. Có thể phải phẫu thuật điều trị.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm nang lông - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm da dạng herpes của DUHRING-BROCQ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da cơ địa - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da tiếp xúc dị ứng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Viêm da tiếp xúc do côn trùng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Viêm lợi và viêm nha chu
Viêm lợi và viêm nha chu

Viêm nha chu, hay được gọi chung là bệnh về lợi hay bệnh về nha chu, thường xảy ra khi vi khuẩn sinh sôi trong miệng và nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến mất răng do các mô bao quanh răng bị phá hủy.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thường xuyên được kiểm tra viêm gan B không?  Viêm gan B lây truyền qua đường nào? Các triệu chứng của viêm gan B là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu xét nghiệm dương tính với viêm gan B? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1088 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1270 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  962 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Viêm da cơ địa có lây không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  783 lượt xem

Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây