Viêm nang lông - Bộ y tế 2015
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.
2. NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).
- Các nguyên nhân khác:
+ Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
+ Virút Herpes simplex thường gây viêm nang lông vùng quanh miệng. + Viêm nang lông không do vi khuẩn:
- Pseudo- folliculitis (giả viêm nang lông) hay gặp ở vùng cằm do cạo râu gây hiện tượng lông chọc thịt.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
- Viêm nang lông Decanvans hay gặp vùng da đầu gây rụng tóc vĩnh viễn.
- Viêm nang lông ở những người công nhân tiếp xúc với dầu mỡ như thợ lọc dầu, thợ máy...
- Một số yếu tố thuận lợi
+ Tại chỗ
- Mặc quần áo quá chật
- Da ẩm ướt
- Tăng tiết mồ hôi
- Gãi, cào
- Cạo râu
- Nhổ lông
- Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng
- Dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày
+ Toàn thân
- Béo phì
- Tiểu đường
- Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
- Suy thận, chạy thận nhân tạo
- Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính
3. CHẨN ĐOÁN
a) Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng
- Lâm sàng
- Tổn thương là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo.
- Vị trí ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân....
- Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
- Cận lâm sàng: xác định nguyên nhân
- Nuôi cấy vi khuẩn
- Soi nấm trực tiếp nhuộm mực Parker
b) Chẩn đoán phân biệt
- Nhọt: là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Thương tổn là sẩn đỏ ở nang lông, sưng, nóng. Bệnh nhân đau nhức nhiều, nhất là trẻ em. Sau vài ngày tiến triển, thương tổn hóa mủ ở giữa tạo thành ngòi mủ.
- Sẩn ngứa: tổn thương là sẩn chắc, nổi cao trên mặt da, màu nâu hoặc màu da bình thường, vị trí ở ngoài nang lông. Triệu chứng cơ năng có ngứa.
4. ĐIỀU TRỊ
a) Nguyên tắc
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn…
- Tránh cào gãi, kích thích thương tổn.
- Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.
b) Cụ thể
- Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau + Povidon-iodin 10%
- Hexamidine 0,1%
- Chlorhexidine 4%
+ Sát khuẩn ngày 2-4 lần
- Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau
- Kem hoặc mỡ axít fucidic, bôi 1- 2 lần/ngày
- Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày
- Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
- Kem silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày
- Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày
- Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày
+ Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.
- Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau.
Kháng sinh | Liều lượng | |
Người lớn | Trẻ em | |
Cloxacilin | Uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (TM) cứ 6 giờ dùng 250-500mg | Dưới 20 kg cân nặng, cứ 6 giờ dùng liều 12,5 -25 mg/kg |
Amoxicillin/ clavulanic | 875/125mg x2 lần/ ngày, uống | 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống |
Clindamycin | 300-400mg x 3 lần/ ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch | 10-20mg/kg/ngày chia ba lần, uống hoặc truyền tĩnh mạch |
Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin | ||
Vancomycin | 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm | 40mg/ngày chia 4 lần ( cứ 6 giờ tiêm TM chậm hoặc truyền TM 10mg/kg) |
- Thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Trường hợp do nấm hoặc nguyên nhân khác cần điều trị theo nguyên nhân cụ thể.
5. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh cá nhân.
- Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ. - Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.
- Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Các chất gây kích thích, dị ứng thực phẩm và dị ứng trong không khí,..là một số yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng lên.
Viêm ống dẫn trứng thường xảy ra sau khi bị nhiễm các loại vi khuẩn lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo.
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đài Loan đã công bố một nghiên cứu về bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA).
Một số loại thảo dược và thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.
- 1 trả lời
- 606 lượt xem
Mang thai 28 tuần, em bị viêm họng nặng nên được bs Tai mũi họng kê toa thuốc uống cho đỡ viêm. Bác sĩ nói là thuốc này không ảnh hưởng đến bé, nhưng em vấn thấy lo?
- 1 trả lời
- 965 lượt xem
Mang thai bé thứ 2 được 13 tuần, em bị viêm xoang nặng, sốt nhiều, đi khám, bs đành cho uống zinnat, decolgen và montiget. Uống được 1 ngày thấy đỡ hơn, nhưng vẫn lo nên em đi hỏi, bs sản khoa bảo "ngưng thuốc đi, vì nó có khả năng 30% ảnh hưởng đến em bé". Không uống thuốc nữa, em đi Đông y xông mũi và chiếu lazer xoang mũi hàng ngày, đỡ hơn chút. Nhưng khi thời tiết thay đổi, em lại bị nghẹt mũi nặng hơn, rất khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em với ạ?
- 1 trả lời
- 1226 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1440 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1180 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?