Những yếu tố nguy cơ làm tăng nặng bệnh viêm da cơ địa
Nhiều yếu tố hoặc điều kiện có thể làm nặng thêm các triệu chứng của viêm da cơ địa, bao gồm những thay đổi về nhiệt độ, khí hậu khô hanh mùa đông, thời tiết lạnh, vải len, và các tình trạng da khó chịu khác. Những yếu tố này có thể tiếp tục kích hoạt chu trình ngứa – gãi trầy xước. Da ngứa, bệnh nhân gãi làm tổn thương da dẫn đến ngứa thêm. Và gãi nhiều hơn,…. Cứ thế lặp đi lặp lại tình tiết tăng nặng và vòng xoắn ngứa- gãi có thể gây tổn thương da sâu hơn và làm hư tổn hàng rào bảo vệ da.
Những yếu tố làm trầm trọng bệnh có thể được chia thành hai loại chính: chất kích thích và chất gây dị ứng. Ngoài ra yếu tố cảm xúc và một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh chàm thể tạng.
Các chất gây kích thích da ở bệnh nhân viêm da cơ địa
Chất kích thích là những chất ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, và khi được sử dụng ở nồng độ đủ cao và tiếp xúc đủ lâu, nó làm cho da trở nên đỏ và ngứa hoặc nóng rát. Chất kích thích nào đó ảnh hưởng đến những người bị viêm da cơ địa ở những mức độ khác nhau. Theo thời gian, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ sẽ học cách xác định các chất kích thích gây phiền hà nhất đối với họ. Ví dụ, len hoặc các sợi tổng hợp có thể ảnh hưởng đến một số bệnh nhân. Quần áo thô ráp hoặc không vừa vặn có thể chà sát lên da, kích hoạt viêm, và kích hoạt vòng xoắn ngứa- gãi. Xà phòng, chất tẩy rửa và thậm chí cả nước có thể có tác dụng làm khô và làm trầm trọng thêm ngứa. Một số loại nước hoa và mỹ phẩm có thể gây kích ứng da. Clo và dung môi cồn, bụi hay cát cũng có thể làm nặng thêm tình trạng này. Khói thuốc lá có thể gây kích ứng mắt.
Các chất kích thích thường gặp
- Sợi len hoặc sợi tổng hợp
- Xà phòng và chất tẩy rửa
- Một số loại nước hoa và mỹ phẩm
- Các chất như clo, dầu khoáng, hoặc các dung môi
- Bụi hoặc cát
- Con mạt bụi
- Khói thuốc lá
- Lông động vật
- Hoa và phấn hoa
Các chất gây dị ứng là gì?
Chất gây dị ứng là các chất từ thực phẩm, thực vật hoặc động vật gây một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch và gây ra viêm nhiễm (trong trường hợp này là viêm da). Viêm có thể xảy ra ngay cả khi người đó tiếp xúc với một lượng nhỏ các chất gây dị ứng trong một thời gian ngắn. Một số ví dụ về các chất gây dị ứng là phấn hoa và lông mèo hoặc lông chó (các phân tử nhỏ từ da hoặc lông của động vật). Khi người bị viêm da cơ địa tiếp xúc với một chất kích thích hoặc chất gây dị ứng mà họ rất nhạy cảm, tế bào gây viêm được cở thể sản xuất ra sẽ thâm nhập vào da. Những tế bào này giải phóng ra các chất gây ngứa và đỏ da. Khi bị dị ứng, hành động gãi và chà sát da sẽ làm bệnh nặng hơn.
Dị ứng thực phẩm làm viêm da cơ địa nặng lên
Một số loại thực phẩm đôi khi có thể đóng vai trò như chất gây dị ứng và kích hoạt viêm da cơ địa hoặc làm trầm trọng thêm bệnh này. Dị ứng thực phẩm rõ ràng đóng một vai trò một trong một số ít trường hợp bệnh chàm thể tạng, chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể gây viêm da (thường biểu hiện phát ban), các triệu chứng tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), triệu chứng đường hô hấp trên (tắc nghẽn đường thở, hắt hơi), và thở khò khè. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là trứng, đậu phộng, sữa, cá, các sản phẩm đậu nành và lúa mì. Mặc dù các dữ liệu nghiên cứu còn khá nghèo nàn và sơ sài, tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng các bà mẹ có tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng nên tránh ăn các loại thực phẩm thường gây dị ứng này trong thời gian cuối thai kỳ và khi cho con bú.
Mặc dù không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý, nhưng hầu hết các chuyên gia nghĩ rằng cho trẻ sơ sinh bú mẹ trong ít nhất bốn tháng có thể có tác dụng bảo vệ cho đứa trẻ. Tuy nhiên, một số bằng chứng mới lại hỗ trợ việc để trẻ tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài như đậu phộng. Mặc dù tiếp xúc đó có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh chàm, nhưng không có sự đồng thuận về việc làm thế nào mà nó ngăn chặn được sự phát triển của eczema thể địa.
Nếu nghi ngờ bị dị ứng thực phẩm, thì giữ một cuốn nhật ký ghi chép cẩn thận tất cả những gì bệnh nhân ăn, đánh dấu lưu ý bất kỳ phản ứng nào xảy ra có thể giúp ích. Xác định các chất gây dị ứng thực phẩm có thể khó khăn và đòi hỏi sự giám sát của một chuyên gia dị ứng nếu bệnh nhân cũng đang tiếp xúc với chất gây dị ứng khác. Một cách hữu ích để khám phá khả năng bị dị ứng thức ăn là thử loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ và sau đó, nếu thấy cải thiện, thì đánh dấu thực phẩm đó vào vòng kiểm soát. Một thử nghiệm hai tuần thường là đủ cho mỗi loại thực phẩm. Nếu thức ăn đang được thử nghiệm không gây triệu chứng sau hai tuần, một loại thực phẩm khác nhau có thể được kiểm tra tiếp theo. Tương tự như vậy, nếu việc loại bỏ một loại thực phẩm không dẫn đến sự cải thiện sau hai tuần, thì tiếp tục thử loại bỏ các loại thực phẩm khác và theo dõi.
Thay đổi chế độ ăn uống của một người có viêm da cơ địa có thể không luôn luôn làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên một sự thay đổi có thể hữu ích nếu tiền sử của bệnh nhân và triệu chứng cụ thể gợi ý nhiều đến dị ứng thực phẩm. Lúc này tùy thuộc vào bệnh nhân, gia đình và bác sĩ sẽ đánh giá xem liệu các chế độ ăn kiêng có xứng đáng để đánh đổi với việc giảm bệnh. Chế độ ăn hạn chế ( ăn kiêng) đối với nhiều người thực sự là khó thực hiện theo. Và chế độ ăn kiêng có thể cũng có thể gây ra vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em, nếu không được kiểm soát chặt chẽ và khoa học.
Các chất gây dị ứng trong không khí
Một số chất gây dị ứng hiện diện trong không khí. Chúng cũng có thể đóng một vai trò trong viêm da cơ địa. Các chất này thường gặp là bụi, phấn hoa, nấm mốc và lông động vật. Những chất gây dị ứng này, đặc biệt là con mạt bụi nhà, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của eczema thể địa ở một số người. Mặc dù một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng các chất dị ứng trong không khí là một yếu tố góp phần quan trọng đối với viêm da cơ địa, những người khác tin rằng vai trò của chúng là không đáng kể.
Không có thử nghiệm đáng tin cậy nào xác định được chính xác một chất dị ứng trong không khí cụ thể là yếu tố làm trầm trọng bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng một chất dị ứng nào đó góp phần vào triệu chứng của bệnh nhân, các bác sĩ có thể đề nghị cách để giảm tiếp xúc với các dị nguyên đó. Ví dụ, sự hiện diện của con mạt bụi nhà có thể được hạn chế bằng việc sử dụng ga bọc đệm và gối có vỏ chống bụi đặc biệt, thường xuyên rửa bộ đồ giường bằng nước nóng, và loại bỏ thảm. Tuy nhiên, không có cách nào để hoàn toàn thoát khỏi môi trường của các chất dị ứng trong không khí.
Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến mỗi con nguời khác nhau, cả về khởi phát và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Viêm da cơ địa thường được chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và kiểm tra trực quan bởi bác sĩ.
Corticosteroid (hay còn thường gọi là corticoid) tại chỗ là cách điều trị phổ biến nhất cho tình trạng viêm trong bệnh chàm.
Điều trị liên quan đến sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân và các thành viên trong gia đình.
- 1 trả lời
- 1434 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1223 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1173 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1103 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 1087 lượt xem
Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)